Bảo đảm thu – chi ngân sách hợp lý

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nợ công của tỉnh vĩnh long (Trang 64)

Đối với thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, trong điều hành ngân sách hằng năm địa phương cần ưu tiên sử dụng số tăng thu so với dự toán để bố trí vốn đầu tư phát triển hoặc giành để trả nợ trước hạn.

65

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, chống thất thu qua buôn lậu, gian lận thương mại, đồng thời cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan, tạo nguồn thu bền vững.

Đối với chi ngân sách địa phương, cần thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, rõ ràng và nghiêm ngặt, tiết kiệm, tránh tình trạng lãng phí nhất là trong chi thường xuyên. Dự toán chi ngân sách hàng năm phải cân đối tăng dần tỷ trọng chi đầu tư trong tổng chi ngân sách địa phương, làm được điều này địa phương sẽ tăng nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách do thiếu vốn đầu tư. Kỷ luật tài khóa cần thực thi một cách cứng rắn, theo lộ trình rõ ràng. Cùng với đó, cần xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả.

3.2.2. Tăng cường thực hiện thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương đồng thời giảm áp lực thiến hụt nguồn vốn đầu tư, giảm gánh nặng nợ công

3.2.1.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân về công tác thu hút đầu tư, tích cực hợp tác với nhà đầu tư trong việc triển khai, thực hiện dự án...; quảng bá hình ảnh của tỉnh đảm bảo phong phú về hình ảnh, chất lượng về nội dung để cung cấp kịp thời các thông tin, dữ liệu, nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3.2.1.2 Thực hiện tốt nhóm giải pháp ổn định phát triển kinh tế, góp phần thực hiện kiềm chế lạm phát

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết số: 11/NQ-CP, 13/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 07/01/2013 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong phát triển sản xuất kinh doanh. Kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là trong việc duy trì và phát triển thương hiệu, phát triển thị trường, xử lý hàng hóa tồn kho. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguôn vốn tín dụng, nhất là tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hàng

66

xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao...;

- Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm, tuyến công nghiệp, để mời gọi, thu hút vốn đầu tư. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án đã bàn giao mặt bằng. Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế mở rộng đầu tư phát triển chiều sâu, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

3.2.1.3. Tăng cường thu hút từ các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước

- Ưu tiên trong việc xây dựng danh mục các ngành, lĩnh vực mời gọi đầu tư phù hợp với điều kiện của tỉnh, với xu hướng đầu tư mới và mang tính khả thi cao trên cơ sở xác định nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên cần tập trung mời gọi đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và các dự án đón đầu TPP.

- Trên cơ sở sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư của Trung ương, nghiên cứu, xây dựng lại chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, chính sách đặc thù về nông nghiệp, nông thôn của tỉnh cho phù hợp với điều kiện của tỉnh và có tính thực thi cao;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trong việc cung cấp thông tin về dự án cần thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép và đẩy mạnh xây dựng các thương hiệu địa phương.

3.2.1.4. Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường, đẩy mạnh cải cách hành chính

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh, thực hiện tốt Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các chính sách của trung ương để tạo thuận lợi cho cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; cùng với việc thực hiện các biện pháp về hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp. Xem đây là biện pháp hữu hiệu để tăng tổng cầu, giảm hàng tồn kho và kích thích tăng trưởng kinh tế;

67

- Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường. Trên cơ sở đó, triển khai các chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, kích thích tiêu dùng, phát triển thị trường, đưa hàng hoá về nông thôn. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý. Ưu tiên tín dụng cho sản xuất phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp có giá trị gia tăng cao;

- Thực hiện đề án phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập: Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề với nhiều thành phần kinh tế tham gia theo hướng xã hội hoá; đổi mới hoạt động của các cơ sở đào tạo, mở rộng hợp tác liên kết trong đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

3.2.1.5.Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

- Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển theo quy hoạch, bảo đảm tính liên ngành, liên vùng. Rà soát, hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý giữa cấp tỉnh và cấp huyện, gắn phân cấp với tăng cường kiểm tra, giám sát và tính tự chịu trách nhiệm;

- Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị của Tỉnh ủy Vĩnh Long về lãnh đạo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó, thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhất là tập trung việc kiểm tra, chấn chỉnh lại công tác quản lý điều hành của ngành, địa phương;

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất là trong lập, thẩm định, đánh giá dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng;

- Công khai, minh bạch và thực hiện tốt hơn nữa các thủ tục hành chính liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhằm tạo môi trường thông thoáng hấp dẫn các nhà đầu tư;

68

- Tiến hành nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh cũng như điều chỉnh chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của tỉnh cho phù hợp với tình hình mới;

3.2.3. Cần xây dựng chiến lược kiểm soát đầu tư công: Tăng cường quản lý các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tập trung nguồn vốn cho các dự án thanh các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tập trung nguồn vốn cho các dự án thanh toán khối lượng, các dự án hoặc hạng mục hoàn thành đưa vào sử dụng hàng năm

- Tiếp tục triển khai huy động tối đa các nguồn lực của toàn xã hội, tập trung cho đầu tư phát triển, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách, đảm bảo an sinh xã hội… đi đôi với việc mở rộng hợp tác, nhất là hợp tác đầu tư với ngoài tỉnh, ngoài nước đi vào chiều sâu góp phần phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế tỉnh nhà;

- Ưu tiên phân bổ vốn cho các công trình cấp bách, trọng điểm của tỉnh. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ trọng và nâng cao hiệu quả; kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trãi. Đối với các chương trình, dự án đang triển khai, cần rà soát, đánh giá và loại bỏ những dự án không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí.

Đẩy nhanh tiến độ, giải ngân các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ theo mục tiêu, các nguồn vốn đối ứng ODA, NGO... Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh đối với những dự án quan trọng, có hiệu quả, ưu tiên cao. Đối với những dự án bổ sung mới, cần được lựa chọn, có kế hoạch tài chính rõ ràng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước;

- Tăng cường kiểm tra tình hình sử dụng đất các dự án đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích, lãng phí kém hiệu quả, tạo nguồn thu hút đầu tư các dự án mới.

69

3.2.4. Hoàn thiện thể chế chính sách và các công cụ quản lý nợ công tại địa

phương, nhất là xây dựng hoàn chỉnh chiến lược huy động và quản lý nợ công hàng năm, trung hạn và dài hạn theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Việc xây dựng chiến lược huy động và quản lý nợ công hàng năm, trung hạn và dài hạn sẽ giúp cho địa phương có cái nhìn tổng quát và chi tiết về khả năng huy động và quản lý nợ công trong từng giai đoạn nhất định để địa phương chủ động hơn trong cơ cấu danh mục nợ, cân đối thu chi ngân sách địa phương, sắp xếp thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, đảm bảo an toàn khả năng thanh toán nợ công của tỉnh.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay: tăng cường khắc phục

bất hợp lý và phải gắn kết từ khâu huy động đến khâu trả nợ; Xây dựng chương trình đầu tư công trên cơ sở rà soát lại các chương trình/dự án trọng điểm để làm căn cứ cho việc huy động, phân bổ nguồn vốn phù hợp; Tranh thủ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi ở mức hợp lý.

3.2.6. Tăng cường phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường

trong nước, đa dạng hóa danh mục nợ, nhằm tăng thêm nguồn cung ứng vốn vay phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh

Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả của địa phương nhằm cân đối nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của địa phương.

Việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương không những mở ra một kênh huy động vốn mới, có những ưu điểm là có thể có thời hạn dài và ổn định, mức chi phí vốn hợp lý, góp phần đáng kể trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời khắc phục một số hạn chế trong việc huy động tín dụng từ các ngân hàng của chính quyền địa phương...mà còn có ý nghĩa lớn về mặt thực hiện chủ trương thí điểm phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương theo cơ chế "tự vay, tự trả" ở nước ta, mở ra triển vọng nâng cao tính tự chủ trong quản lý ngân sách đầu tư của chính quyền địa phương.

70

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là các địa phương đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, do đó địa phương cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm huy động vốn từ các địa phương này để triển khai thực hiện.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay có 03 đơn vị có vốn nhàn rỗi cao là Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Vĩnh Long và Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long, lượng vốn nhà rỗi của các đơn vị này đang được đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc dài hạn tại các ngân hàng thương mại trong nước. Để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư phát triển của địa phương, tỉnh Vĩnh Long cần phát hành trái phiếu chính quyền địa phương dài hạn với mức lãi suất cơ bản và huy động các đơn vị này làm nhà đầu tư chiến lược.

Với lượng vốn huy động từ hình thức này, tỉnh Vĩnh Long sẽ dễ dàng và chủ động hơn trong huy động nguồn vốn vay đầu tư phát triển phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3.2.7. Chú trọng và tăng cường công tác quản lý nợ và quản lý rủi ro về nợ công

: Hiện nay, nợ công của chính quyền địa phương theo hai khuôn khổ pháp lý là Luật

quản lý nợ công và Luật Ngân sách. Vì thế, địa phương cần quan tâm hoàn thiện cơ

chế huy động vốn vay và trả nợ vốn vay chính quyền địa phương; Đa dạng hóa hình thức huy động vốn đầu tư phát triển: phát hành trái phiếu chỉnh quyền địa phương, BOT, BTO BT, PPP,.. đồng thời xây dựng và triển khai phương án xử lý rủi ro, phải chủ động trích lập, bố trí nguồn dự phòng.

3.2.8. Xây dựng, hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý nợ công theo hướng hiện

đại hóa và từng bước phù hợp với quy định của Chính phủ và thông lệ quốc tế; Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ, giám sát rủi ro hoạt động, tự đánh giá công tác quản lý đối chiếu với các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; Đào tạo và nâng cao năng lực

đội ngũ cán bộ quản lý nợ, vừa phải có các kỹ năng nghiệp vụ về thị trường tài chính

như kỹ năng quản lý danh mục đầu tư và phân tích rủi ro, vừa phải có những hiểu biết về chính sách công cộng.

71

3.2.9. Từng bước tăng cường cập nhật và công khai minh bạch hoá thông tin về

nợ công thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá bền vững nợ công.

3.3. Kiến nghị và Kết luận

3.3.1.Kiến nghị trung ương

3.3.1.1. Về tăng mức dư nợ huy động của ngân sách cấp tỉnh

- Kiến nghị tăng mức dư nợ nguồn vốn huy động không vượt quá 50% vốn

đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách địa phương.

Theo Luật NSNN hiện hành mức vay nợ của chính quyền địa phương được giới hạn trong phạm vi 30% vốn đấu tư XDCB của ngân sách cấp tỉnh. Mức đầu tư XDCB của ngân sách cấp tỉnh khoảng 1.500 tỷ đồng/năm, 30% là 450 tỷ đồng/năm là quá thấp so với nhu cần vay vốn cùa tỉnh. Nếu chỉ tính dư nợ với mức 30% vốn đầu tư XDCB trong nước của ngân sách cấp tỉnh thì địa phương chỉ có thể huy động không quá 2% GDP hàng năm, do đó sẽ thiếu nguồn để chi đầu tư phát triển theo các danh mục các dự án đầu tư 05 năm đã được HĐND tỉnh quyết định.

3.3.1.2. Đối với hạn mức tín dụng và tạm ứng vốn tồn ngân Kho bạc Nhà nước

Đối với hạn mức tín dụng và tạm ứng vốn tồn ngân Kho bạc Nhà nước phân bổ hàng năm, kiến nghị Bộ Tài chính xem xét phê duyệt cho địa phương ngay từ đầu năm để địa phương chủ động triển khai bố trí vốn cho các sở, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện các dự án. Vì theo quy định đầu tư công, nếu một công trình, dự án không được bố trí vốn, thì không được thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và các thủ tục tiếp theo của dư án.

Việc Bộ Tài chính phê duyệt và bố trí hạn mức tín dụng chậm đã làm cho việc

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nợ công của tỉnh vĩnh long (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)