trong nước, đa dạng hóa danh mục nợ, nhằm tăng thêm nguồn cung ứng vốn vay phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh
Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả của địa phương nhằm cân đối nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của địa phương.
Việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương không những mở ra một kênh huy động vốn mới, có những ưu điểm là có thể có thời hạn dài và ổn định, mức chi phí vốn hợp lý, góp phần đáng kể trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời khắc phục một số hạn chế trong việc huy động tín dụng từ các ngân hàng của chính quyền địa phương...mà còn có ý nghĩa lớn về mặt thực hiện chủ trương thí điểm phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương theo cơ chế "tự vay, tự trả" ở nước ta, mở ra triển vọng nâng cao tính tự chủ trong quản lý ngân sách đầu tư của chính quyền địa phương.
70
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là các địa phương đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, do đó địa phương cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm huy động vốn từ các địa phương này để triển khai thực hiện.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay có 03 đơn vị có vốn nhàn rỗi cao là Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Vĩnh Long và Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long, lượng vốn nhà rỗi của các đơn vị này đang được đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc dài hạn tại các ngân hàng thương mại trong nước. Để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư phát triển của địa phương, tỉnh Vĩnh Long cần phát hành trái phiếu chính quyền địa phương dài hạn với mức lãi suất cơ bản và huy động các đơn vị này làm nhà đầu tư chiến lược.
Với lượng vốn huy động từ hình thức này, tỉnh Vĩnh Long sẽ dễ dàng và chủ động hơn trong huy động nguồn vốn vay đầu tư phát triển phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
3.2.7. Chú trọng và tăng cường công tác quản lý nợ và quản lý rủi ro về nợ công
: Hiện nay, nợ công của chính quyền địa phương theo hai khuôn khổ pháp lý là Luật
quản lý nợ công và Luật Ngân sách. Vì thế, địa phương cần quan tâm hoàn thiện cơ
chế huy động vốn vay và trả nợ vốn vay chính quyền địa phương; Đa dạng hóa hình thức huy động vốn đầu tư phát triển: phát hành trái phiếu chỉnh quyền địa phương, BOT, BTO BT, PPP,.. đồng thời xây dựng và triển khai phương án xử lý rủi ro, phải chủ động trích lập, bố trí nguồn dự phòng.
3.2.8. Xây dựng, hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý nợ công theo hướng hiện
đại hóa và từng bước phù hợp với quy định của Chính phủ và thông lệ quốc tế; Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ, giám sát rủi ro hoạt động, tự đánh giá công tác quản lý đối chiếu với các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; Đào tạo và nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ quản lý nợ, vừa phải có các kỹ năng nghiệp vụ về thị trường tài chính
như kỹ năng quản lý danh mục đầu tư và phân tích rủi ro, vừa phải có những hiểu biết về chính sách công cộng.
71
3.2.9. Từng bước tăng cường cập nhật và công khai minh bạch hoá thông tin về
nợ công thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá bền vững nợ công.
3.3. Kiến nghị và Kết luận
3.3.1.Kiến nghị trung ương
3.3.1.1. Về tăng mức dư nợ huy động của ngân sách cấp tỉnh
- Kiến nghị tăng mức dư nợ nguồn vốn huy động không vượt quá 50% vốn
đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách địa phương.
Theo Luật NSNN hiện hành mức vay nợ của chính quyền địa phương được giới hạn trong phạm vi 30% vốn đấu tư XDCB của ngân sách cấp tỉnh. Mức đầu tư XDCB của ngân sách cấp tỉnh khoảng 1.500 tỷ đồng/năm, 30% là 450 tỷ đồng/năm là quá thấp so với nhu cần vay vốn cùa tỉnh. Nếu chỉ tính dư nợ với mức 30% vốn đầu tư XDCB trong nước của ngân sách cấp tỉnh thì địa phương chỉ có thể huy động không quá 2% GDP hàng năm, do đó sẽ thiếu nguồn để chi đầu tư phát triển theo các danh mục các dự án đầu tư 05 năm đã được HĐND tỉnh quyết định.
3.3.1.2. Đối với hạn mức tín dụng và tạm ứng vốn tồn ngân Kho bạc Nhà nước
Đối với hạn mức tín dụng và tạm ứng vốn tồn ngân Kho bạc Nhà nước phân bổ hàng năm, kiến nghị Bộ Tài chính xem xét phê duyệt cho địa phương ngay từ đầu năm để địa phương chủ động triển khai bố trí vốn cho các sở, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện các dự án. Vì theo quy định đầu tư công, nếu một công trình, dự án không được bố trí vốn, thì không được thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và các thủ tục tiếp theo của dư án.
Việc Bộ Tài chính phê duyệt và bố trí hạn mức tín dụng chậm đã làm cho việc triển khai các dự án chậm tiến độ theo kế hoạch ban đầu của địa phương.
Ngoài ra trong thời gian chờ phê duyệt hạn mức tín dụng và tạm ứng vốn nhàn rỗi Kho bạc Nhà nước, địa phương vẫn không chủ động tìm kiếm nguồn vay khác, dẫn
72
đến các dự án chậm triển khai, kéo dài nhiều năm, bị trượt giá làm tăng tổng mức đầu tư so với dự toán ban đầu.
3.3.1.2. Ban hành quy định cụ thể về cho vay lại chính quyền địa phương
Căn cứ khoản 2 điều 11 Luật Quản lý nợ công giao Chính phủ quy định việc cho vay lại từ nguồn vốn vay nợ Chính phủ, Chính phủ đãi ban hành Nghị định số 78/2010/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ. Trong Nghị định Chính phủ ban hành những quy định về cho vay lại rất chung chung, có nhiều điểm chưa được cụ thể hóa để phù hợp với trường hợp vay lại là chính quyền địa phương.
Trong giai đoạn 2004 – 2014, trên tổng số vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết khoảng 45 tỷ USD, phần vốn dành cho địa phương trực tiếp thực hiện là 15,51 tỷ USD, tương đương 35%. Về cơ chế tài chính, vốn cấp phát từ số vốn vay nêu trên chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 92,15%, vốn cho vay lại khoảng 7,85%.
Phần lớn vốn ODA cấp cho địa phương được sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng (38%) và phát triển đô thị (35%), phần còn lại dùng cho giảm nghèo (23%) và các dịch vụ xã hội (4%). Các lĩnh vực cho vay lại chủ yếu là cơ sở hạ tầng đô thị như thoát nước, phát triển đô thị; hạ tầng khu vực nông thôn có thu hồi vốn như điện, nước nông thôn. Tất cả các lĩnh vực còn lại như giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, phát triển nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo... đều được cấp phát.
Việc cấp phát vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã hỗ trợ được nguồn vốn lớn cho các địa phương phát triển kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu công, nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên cơ chế cấp phát vốn nước ngoài cho các địa phương đã bộc lộ nhiều bất cập như:
- Cơ chế hỗ trợ của ngân sách trung ương đối với ngân sách địa phương chưa công bằng, các địa phương lớn có các dự án lớn, số vốn được cấp phát lớn vì mức vốn hỗ trợ không được tính vào trợ cấp của ngân sách trung ương đối với ngân sách địa phương hoặc trong quan hệ điều tiết thu khi xây dựng kế hoạch ngân sách từng giai đoạn hoặc hàng năm.
73
- Chi phí lãi vay vốn nước ngoài không còn rẻ, vì Việt nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình, mức trả nợ của ngân sách trung ương ngày càng cao, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng nợ công.
- Cơ chế cấp phát tính ngoài mức hỗ trợ chung của ngân sách chưa khuyến khích được các địa phương trong nước sử dụng vốn có hiệu quả, vì đây là nguồn vốn cấp phát ngoài cân đối, địa phương chỉ quan tâm đến khâu huy động vốn thực hiện các dự án, chậm triển khai công tác giải phóng mặt bằng, bố trí vốn đối ứng, làm chậm tiến độ thực hiện các dự án, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Nếu Chính phủ ban hành quy định về cho vay lại để cụ thể hóa các quy định pháp lý tiếp sau Nghị định 78/2010/NĐ-CP sẽ tạo điều kiện trong việc điều tiết vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho các địa phương công bằng hơn, tất cả các địa phương đều áp dụng cơ chế cho vay lại. Một số địa phương có tỷ lệ điều tiết nguồn thu về ngân sách trung ương phải vay lại nhiều hơn; việc hỗ trợ cấp phát vốn ODA sẽ tập trung nhiều hơn vào các địa phương khó khăn.
Với quy định rõ ràng, cụ thể, có tính pháp lý cao sẽ giúp các địa phương chủ động trong kế hoạch vận động, huy động nguồn lực, chuẩn bị đầu tư, tính toán khả năng trả nợ. Góp phần tăng tính trách nhiệm, tự chủ và quan tâm hơn đến hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn vay của từng địa phương.
3.3.1.3. Về tiền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực
Đề nghị thực hiện theo cơ chế: đối với tiền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực (kể cả phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông) phát sinh trên địa bàn địa phương nào, ngân sách cấp đó được hưởng 100%. Ví dụ như phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông: theo quy định hiện nay, nguồn thu này ngân sách địa phương chỉ được hưởng 30%, ngân sách trung ương 70%, trong khi địa phương hiện không đủ nguồn để chi cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhất là chi duy tu, sửa chữa các công trình giao thông nhằm hạn chế tai nạn giao thông.
3.3.1.4. Về đầu tư trở lại cho địa phương có thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt dự toán
74
Đề nghị trường hợp thu vượt dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, ngân sách trung ương căn cứ vào khả năng thực hiện, bổ sung có mục tiêu từ nguồn vượt thu này cho những địa phương có số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Vì thực tế, đây là số thu phát sinh tại địa phương, nên việc thưởng vượt thu là hợp lý. Thực hiện điều này sẽ giúp địa phương có thêm nguồn lực để chi cho đầu tư phát triển ở địa phương (theo quy định của Luật NSNN, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu NSTƯ hưởng 100%,).
3.3.1.5. Về nguồn thu xổ số kiến thiết
Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết, theo quy định hiện nay nguồn thu này các địa phương phải chi đầu tư cho cho lĩnh vực giáo dục, y tế là 60%/tổng số thu, phần còn lại mới được chi cho các công trình/dự án phúc lợi công cộng khác của địa phương.
Kiến nghị nên giao quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh tự quyết định danh mục chi cho những dự án, công trình bức xúc của địa phương (có ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục, y tế), không quy định cụ thể tỷ lệ % dành cho lĩnh vực giáo dục, y tế như hiện hành. Vì đối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nguồn thu xổ số kiến thiết hàng năm rất khác nhau giữa các tỉnh cũng như nhu cầu chi cũng khác nhau, nếu quy định tỷ lệ cụ thể cho từng lĩnh vực sẽ xảy ra trường hợp có một số lĩnh vực khác bức xúc hơn lĩnh vực giáo dục, y tế nhưng không có vốn để bố trí.
3.3.2.Kiến nghị địa phương
3.3.2.1. Bảo đảm thu - chi ngân sách hợp lý
Đối với thu ngân sách nhà nước, trong điều hành ngân sách hằng năm cần ưu tiên sử dụng số tăng thu so với dự toán để giảm mức bội chi hoặc giành để trả nợ trước hạn. Hệ thống thuế cần được cải cách bảo đảm các tiêu chí tạo nguồn thu bền vững, hiệu quả, công bằng và minh bạch. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, chống thất thu qua buôn lậu, gian lận thương mại, đồng thời cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan, tạo nguồn thu bền vững.
Đối với chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại theo hướng: đối với chi thường xuyên, quản lý chặt các khoản chi, tinh giảm biên chế, tiết kiệm chi mua sắm, giảm tối
75
đa hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài. Đối với chi đầu tư, Nhà nước chỉ nên đầu tư vào những lĩnh vực mà khu vực tư nhân không làm được hoặc chưa có điều kiện làm nhưng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
3.3.2.2. Tăng cường và chủ động trong việc tranh thủ các nguồn vốn cấp phát, vốn vay từ ngân sách trung ương
Trong các năm qua tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi hay vay lại từ nguồn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài từ ngân sách trung ương chưa được địa phương quan tâm, chủ động. Một số khoảng vay của địa phương trong các năm qua đều thấp so với các địa phương khác trong khu vực.
Do đó, địa phương cần tăng cường chủ động làm việc với Chính phủ và Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan để tranh thủ các nguồn cấp phát vốn cho các dự án, công trình lớn, trọng điểm của tỉnh, đồng thời xây dựng kế hoạch dự phòng để vay lại từ nguồn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài từ ngân sách trung ương nếu không được cấp vốn.
Kết luận Chương 3
Với các giải pháp quản lý nợ công chủ động từ gốc, nhằm giúp địa phương giải quyết những vấn đề căn cơ trong quản lý, điều hành ngân sách, thu hút vốn đầu tư giảm áp lực thiếu vốn đầu tư phát triển và gánh nặng nợ công, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả huy động và quản lý nợ công, nhằm giúp tỉnh Vĩnh Long tự chủ hơn về tài khóa, chủ động hơn trong bố trí, sắp xếp nguồn vốn đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giảm sự bao cấp từ ngân sách trung ương.
Đồng thời với các khoản vay của mình, địa phương sẽ chủ động tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, từng bước xã hội hóa đầu tư trên các lĩnh vực nhằm giảm đầu tư từ khu vực nhà nước, giảm gánh nặng nợ công. Ngoài ra, với trách nhiệm vay và trả nợ, địa phương sẽ tăng cường các biện pháp quản lý vốn vay, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất và nhất là tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách, quản lý chi tiêu công hợp lý, tiết kiệm để tạo nguồn trả nợ vay theo cam kết.
76
KẾT LUẬN
Nợ công luôn là vấn đề cần thiết và cấp bách đối với các quốc gia trên thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay. Nợ công sẽ là một nguồn bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời và lâu dài quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, nếu Chính phủ của một nước biết phát huy hiệu quả trong việc sử dụng và quản lý tốt các khoản vay. Ngược lại, nợ công sẽ trở thành quốc nạn nếu Chính phủ không quản lý tốt các khoản vay, sẽ dẫn đến tình trạng vay nợ để trả nợ, nếu kéo dài và nghiêm trọng sẽ dẫn đến khủng hoảng nợ cấp quốc gia như một số nước Châu Âu hiện nay.
Đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng các nguồn vốn vay vẫn là những kênh huy động vốn quan trọng để phục vụ đầu tư phát triển của cả nước