- Khử xylen: Cho qua hệ thống 3 cốc đựng paraffin: + Paraffin I: 6 giờ (Ở 560C).
3 Tim Xoang bao tim tích nước Xoang bao tim tích nước, cơ tim nhão Cơ tim nhão 4 Lách Nhồi huyết Sưng, nhồi huyết Rìa lách nh huyết ồi
3.2.6. Sự phân bố của virus chủng PRRSV-BN-10 trong các cơ quan lợn sau khi được gây bệnh thực nghiệm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
Phương pháp nhuộm hoá miễn dịch tổ chức (Immunohistochemistry – IHC) được thực hiện trên nguyên tắc sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể, phương pháp này cho phép xác định được sự có mặt của virus trong tổ chức bệnh lý bằng việc tạo phức màu nâu đỏ trên lát cắt tổ chức được nhuộm hoá miễn dịch
Để hiểu được sự phân bố virus trên các cơ quan tổ chức của lợn sau khi gây bệnh thực nghiệm chủng virus PRRSV-BN-10, đồng thời làm cơ sở cho việc chọn mẫu bệnh phẩm tiến hành phân lập virus, chúng tôi tiến hành nhuộm hoá miễn dịch tổ chức với các mẫu phổi, hạch phổi, lách, thận, ruột của các lợn thí nghiệm. Kết quảđược trình bày trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Sự phân bố virus trong các cơ quan của lợn được gây bệnh thực nghiệm chủng virus PRRSV-BN-10 TT Cơ quan Lợn TN 1 Lợn TN 2 Lợn TN 3 ĐC1 ĐC2 1 Phổi +++ +++ ++ - - 2 Hạch phổi +++ +++ ++ - - 3 Lách ++ ++ + - - 4 Gan ++ + + - - 5 Thận + ++ + - - 6 Ruột ++ ++ + - - 7 Não + + + - - 8 Tim + + - - -
Ghi chú: + Đám, hạt bắt màu nâu vàng ít
++ Đám, hạt bắt màu nâu vàng trung bình
+++ Đám, hạt bắt màu nâu vàng nhiều
- Không có đám, hạt bắt màu nâu vàng
Sau khi làm hóa miễn dịch các cơ quan chúng tôi nhận thấy mức độ dương tính ở tiêu bản phổi và hạch phổi là hơn hẳn so với các tiêu bản ở các cơ quan khác.
Theo chúng tôi, điều này được giải thích là do phổi là cơ quan tiếp xúc với mầm bệnh sớm nhất, số lượng nhiều nhất đồng thời virus có ái lực cao với đại thực bào đặc biệt là đại thực bào phế nang vì vậy mà virus cư trú nhiều ở hạch phổi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
Quan sát tiêu bản hóa miễn dịch qua kính hiển vi chúng tôi nhận thấy: Ở phổi, kháng nguyên virus tập trung nhiều nhất là trong đại thực bào vùng phổi, tế bào biểu mô vách phế nang, phế quản. Điều này lý giải các biến đổi bệnh lý vi thể đặc trưng ở vùng phổi: viêm kẽ phổi lan toả với sự dày lên và tăng sinh của biểu mô vách phế nang.
Tại hạch lympho: virus phân bố lan tràn trên toàn bộ tổ chức hạch lympho. Virus nằm trong tế bào bạch cầu, lympho cầu, tế bào lymphocyte. Virus tấn công làm cho nang lympho bị teo và giảm bớt.
Tại ruột: virus tập trung chủ yếu ở tế bào biểu mô ruột, các tuyến ruột cũng có nhiều virus, những chỗ lông rung bịđứt nát virus tập trung nhiều. Ngoài ra, virus còn tập trung ở lớp cơ vòng, cơ dọc. Virus tấn công làm hoại tử tế bào biểu mô ruột và tăng sinh nang lympho, lông nhung bịđứt nát.
Tại lách: virus phân bố rải rác, nằm trong lympho bào. Tại gan: virus cư trú và nhân lên trong các tế bào Kupfer.
Tại thận, virus nằm trong cầu thận. Do virus tấn công làm cho cầu thận bị viêm, nang Baoman giãn rộng.
Ở tim, cơ tim bị thoái hoá, nhão hơn bình thường, viêm ngoại tâm mạc. Virus nằm trong các tế bào cơ tim.
Kháng nguyên (PRRSV-BN-10) trên tổ chức não của lợn phân bố nhiều nơi, không tập trung ở một chỗ nào. Khi nhuộm hoá miễn dịch chúng tôi thấy não là tổ chức thường cho kết quả dương tính nhẹ nhất.
Như vậy, virus tấn công vào các tế bào thực bào tại các cơ quan, gây suy giảm miễn dịch và mởđường cho virus và vi khuẩn khác tấn công làm cho triệu chứng, bệnh tích của lợn thêm trầm trọng.
Chúng tôi đánh giá mức độ dương tính của tiêu bản hóa miễn dịch chủ yếu dựa trên cảm quan bằng mắt. Nó biểu hiện ở số lượng các hạt, đám bắt màu nâu vàng. Màu nâu vàng càng nhiều, rõ thì mức độ dương tính càng cao. Nơi hóa miễn dịch dương tính rõ chính là nơi tập trung nhiều virus.
Phổi và hạch lympho phổi là hai cơ quan có tiêu bản bắt màu hóa miễn dịch nhiều nhất do đó lượng virus tồn tại ở 2 cơ quan này là cao nhất. Điều này có thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
giải thích là do PRRSV thích ứng nhất với các đại thực bào phế nang nên sau khi xâm nhập vào cơ thể nó đến tấn công đầu tiên vào các đại thực bào này sau đó mới tấn công đến các đại thực bào ở các cơ quan khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65