Bệnh tích của lợn mắc PRRS

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn được gây bệnh thực nghiệm bằng chủng virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (prrsvbn10) (Trang 27 - 30)

* Ln nái mang thai

Trường hợp đẻ non thì thấy có nhiều thai đã chết, trên cơ thể chúng có nhiều đám thối rữa (thai chết lưu). Trường hợp đẻ muộn thì số thai chết lưu ít

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

hơn so với đẻ non song số lợn con sinh ra rất yếu, nhiều con chết trong lúc đẻ do thời gian đẻ kéo dài.

Mổ khám thấy bệnh tích tập trung ở phổi, phổi bị phù nề, viêm hoại tử và tích nước, cắt miếng phổi bỏ vào bát nước thấy phổi chìm.

* Ln nái nuôi con, ln choai và ln v béo

Bệnh tích tập trung ở phổi. Các ổ viêm thường gặp ở thuỳ đỉnh, song cũng thấy ở các thuỳ khác nhưng hầu như không xuất hiện đối xứng. Các ổ viêm, áp xe thường có màu xám đỏ, rắn chắc. Mô phổi lồi ra và có màu đỏ xám loang lổ như tuyến ức hay như đá grannito. Cắt miếng phổi nhỏ bỏ vào nước thấy miếng phổi chìm, chứng tỏ phổi đã bị phù nề tích nước nặng.

Tim, gan, lách của lợn mắc PRRS có bệnh tích không đặc trưng tuỳ thuộc vào sự kế phát các bệnh khác.

Những lợn bị táo bón thì ruột chứa nhiều phân cục rắn chắc, niêm mạc ruột bị viêm nhưng ở những lợn tiêu chảy thì thành ruột mỏng trên bề mặt có phủ một lớp nhầy màu nâu.

* Ln con theo m

Thể xác gầy, ướt. Các biến đổi ở phổi giống như các loại lợn khác. Ruột chứa nhiều nước, thành ruột mỏng và đôi khi thấy có một số cục sữa vón không tiêu.

1.3.6. Các phương pháp chn đoán PRRS

1.3.6.1. Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng dựa vào 2 nhóm triệu chứng:

- Triệu chứng đường sinh sản: Trong giai đoạn đầu của dịch, có thể thấy hiện tượng sảy thai ở thời kỳ đầu, đẻ non, đẻ ra thai yếu, thai chết lưu đồng thời thai gỗ, lợn con yếu chết trước khi cai sữa.

- Triệu chứng đường hô hấp: Viêm phổi ở lợn con và lợn thịt. Ta có thể dùng phương pháp chẩn đoán lâm sàng nghi vấn để chẩn đoán xác định bệnh trong các trường hợp như: sảy thai muộn >20%; chết khi sinh > 5%; chết trước lúc cai sữa > 25%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Tuy nhiên, do tính đa dạng của các loại bệnh ở lợn nên việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng thường rất khó, dễ nhầm lẫn (về các bệnh phổi, bệnh sinh sản khác). Ngoài ra việc phân lập virus cũng rất khó.

1.3.6.2. Chẩn đoán bằng phương pháp giải phẫu bệnh

Đối với lợn con, lợn vỗ béo, lợn chuẩn bị xuất chuồng: Khi mổ khám thấy phổi rắn, chắc và có vùng xám và hồng.

Trên tiêu bản vi thể cho thấy viêm phổi kẽ tăng sinh đa điểm hoặc lan tràn làm vách phế nang dầy lên, giảm số lượng tế bào lympho trong các tổ chức lympho…

1.3.6.3. Chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học

Để phát hiện sự có mặt của virus PRRS người ta có thể sử dụng phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA); phương pháp miễn dịch enzym trên thảm tế bào một lớp và phản ứng trung hòa virus trên môi trường tế bào một lớp (VNT); phương pháp miễn dịch bệnh lý khi sử dụng kháng thể chuẩn để phát hiện virus có trong mẫu bệnh phẩm lợn bệnh PRRS (Bưtner và cs, 2000); (Anette, 1997).

Phương pháp ELISA có thể chẩn đoán một số lượng mẫu huyết thanh lớn và kết quả nhanh. Khi dùng phương pháp này có thể phát hiện được cả chủng virus có nguồn gốc Bắc Mỹ và chủng có nguồn gốc từ Châu Âu.

Phản ứng trung hòa virus trên môi trường tế bào một lớp (Virus neutralization test) là chỉ thị tốt nhất để đánh giá tình trạng bệnh trong quá khứ vì kháng thể trung hòa có thể tồn tại ít nhất một năm (Anette, 1997). Tuy nhiên phản ứng trung hòa virus kém nhạy hơn các phản ứng huyết thanh khác vì kháng thể trung hòa xuất hiện chậm hơn.

Có một thực tế là khi đánh giá kết quả của một phản ứng huyết thanh phải cân nhắc đến trạng thái miễn dịch của đàn sau khi được tiêm phòng vac- xin vì hiện tại chưa có phản ứng huyết thanh học nào phân biệt được kháng thể do lợn mắc bệnh tự nhiên hay do tiêm phòng vac-xin (Anette, 1997).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

Kỹ thuật RT- PCR: Dùng phản ứng RT- PCR phân tích mẫu máu (được lấy trong giai đoạn đầu của pha cấp tính) để xác định sự có mặt của virus, đây là phản ứng tương đối nhạy và chính xác.

Có thể phân lập virus PRRS từ huyết thanh, phổi, hạch amidan,… tuy nhiên virus PRRS có đặc điểm khó phân lập và khó quan sát bệnh tích tế bào. Virus thích hợp nhất trên tế bào đại thực bào ở phổi lợn, tuy nhiên mỗi lần phân lập đều phải sản xuất lại tế bào, giữa các lô tế bào được sản xuất ra có sự biến đổi khác nhau và độ mẫn cảm với virus PRRS cũng khác nhau. Trong phòng thí nghiệm PRRS thích ứng trên các loại tế bào như: CL2621, PAM, Marc-145…trong đó tế bào thận khỉ châu Phi Marc-145 thường được sử dụng nhiều nhất (Anette, 1997).

1.3.6.4. Phương pháp nuôi cấy virus trên tế bào tổ chức

Là phương pháp khoa học tiên tiến được sử dụng rộng rãi trong Y học để nghiên cứu các virus như: nuôi cấy, phân lập, giám định, chuẩn độ, quan sát hình thái siêu cấu trúc của virus và đặc biệt dùng các môi trường tế bào tổ chức để nuôi cấy các vac-xin virus. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với nhiều loại virus sự nhân lên của chúng tiến triển song song với sự thoái hoá của các tế bào nuôi, một số virus gây bệnh cho tế bào rất đặc trưng. Những biến đổi có tính chất đặc trưng đó gọi là sự huỷ hoại của tế bào chủ (Cyto Pathogenic Effect - CPE) hoặc các ổ tế bào bị hoại tử. Có những tế bào bị nhiễm virus chưa đến mức bị chết nhưng chức năng của tế bào này đã bị thay đổi.

Căn cứ vào CPE khi quan sát trên kính hiển vi quang học có thể đánh giá được hiệu quả nuôi cấy virus.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn được gây bệnh thực nghiệm bằng chủng virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (prrsvbn10) (Trang 27 - 30)