- Khử xylen: Cho qua hệ thống 3 cốc đựng paraffin: + Paraffin I: 6 giờ (Ở 560C).
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả trước khi gây bệnh thực nghiệ m cho l ợ n
3.1.3. Kết quả xét nghiệm sự có mặt của virus PRRS và một số virus khác
bằng phương pháp RT – PCR.
Đồng thời với việc kiểm tra sự tồn tại của kháng thể kháng PRRSV bằng phương pháp ELISA, chúng tôi tiến hành kiểm tra sự có mặt của virus PRRS và một số virus khác bằng phương pháp RT – PCR.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Kết quảđược trình bày trong bảng 3.3 và hình 3.3:
Bảng 3.3: Kết quả xét nghiệm sự có mặt của virus PRRS và một số virus khác bằng phương pháp RT – PCR STT Lợn PRRS PCV2 LMLM DTL PED TGE 1 TN1 - - - - - - 2 TN2 - - - - - - 3 TN3 - - - - - - 4 ĐC1 - - - - - - 5 ĐC2 - - - - - -
Ghi chú: (+) Dương tính; (-) Âm tính
PCV2 : Hội chứng còi cọc sau cai sữa do virus Porcine circovirus type 2 (PCV2) gây ra.
LMLM: Bệnh lở mồm long móng DTL: Bệnh dịch tả lợn
PED: dịch tiêu chảy ở lợn con
TGE: Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
Hình 3.3: Kết quả phản ứng RT – PCR với mồi ORF5 trước khi gây bệnh thực nghiệm
[Virus PRRS được phát hiện bằng phản ứng RT – PCR với độ dài của gen là 603bp, thang chuẩn M 100bp; giếng từ 1 – 4 là mẫu của 4 lợn nghiên cứu; giếng 5 là đối chứng âm (nước sinh lý); giếng 6 là đối chứng dương (PRRSV).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Theo bảng 3.3 và hình 3.3 ta thấy, toàn bộ 5 con lợn đều cho kết quả âm tính với virus PRRS, PCV2, FMD, DTL, LMLM, PED, TGE.
Từ đó có thể kết luận: các lợn được chọn nghiên cứu hoàn toàn sạch bệnh, không có kháng thể kháng PRRSV, âm tính với FMD, PVC2, DTL, PED …
Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đi đến kết luận: 05 lợn trên đủđiều kiện là đối tượng của quá trình nghiên cứu, gây bệnh thực nghiệm tiếp theo.