Kết quả theo dõi thân nhiệt các lợn trước khi gây bệnh thực nghiệm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn được gây bệnh thực nghiệm bằng chủng virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (prrsvbn10) (Trang 43 - 45)

- Khử xylen: Cho qua hệ thống 3 cốc đựng paraffin: + Paraffin I: 6 giờ (Ở 560C).

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả trước khi gây bệnh thực nghiệ m cho l ợ n

3.1.1. Kết quả theo dõi thân nhiệt các lợn trước khi gây bệnh thực nghiệm.

Thân nhiệt của cơ thể gia súc tương đối ổn định, chỉ thay đổi trong phạm vi hẹp. Nhiệt độ của cơ thể gia súc là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá trạng thái sinh lý của con vật.

Nhiệt độ sinh lý bình thường của lợn dao động 38 – 39oC. Đểđánh giá trạng thái sinh lý của các lợn trước khi gây bệnh thực nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi ăn uống, đo thân nhiệt của lợn hàng ngày vào cùng một thời điểm khoảng 7 – 9 giờ sáng trước khi cho ăn trong 7 ngày trước khi gây bệnh thực nghiệm. Kết quả kiểm tra thân nhiệt của các lợn chuẩn bị làm thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Bảng đo thân nhiệt của lợn trước khi gây bệnh thực nghiệm (0C)

Ngày Lợn TN1 Lợn TN2 Lợn TN3 ĐC1 ĐC2 1 38,2 38,3 38,0 38,1 38,4 2 38,1 38,2 38,4 38,3 38,0 3 38,2 38,4 38,3 38,1 38,2 4 38,3 38,3 38,1 38,4 38,0 5 38,4 38,0 38,2 38,0 38,1 6 38,3 38,2 38,1 38,2 38,3 7 38,0 38,1 38,5 38,0 38,1

Qua bảng 3.1 và hình 3.1 ta thấy nhiệt độ trước khi gây bệnh thực nghiệm của cả 5 lợn diễn biến tương đối đồng đều, ổn định và dao động trong khoảng phạm vi hẹp 38 – 38,5oC, nằm trong khoảng dao động của nhiệt độ sinh lý bình thường của lợn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn thân nhiệt của lợn trước khi gây bệnh thực nghiệm

3.1.2. Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng virus PRRS bằng phương

pháp Elisa.

Elisa là một trong những phương pháp quan trọng để xác định kháng thể PRRS trong huyết thanh.

Trước khi gây bệnh thực nghiệm, lợn được theo dõi trong vòng 1 tuần thấy lợn khỏe mạnh, ăn uống bình thường, không sốt, không có ỉa chảy và không có biểu hiện bất thường. Tiến hành lấy máu của cả 5 lợn, chắt huyết thanh kiểm tra sự tồn tại kháng thể kháng PRRSV bằng phương pháp ELISA. Kết quả được trình bày trong bảng 3.2 Bảng 3.2: Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng PRRSV bằng phương pháp ELISA Lợn SP Kết quả TN1 0.20 - TN2 0.21 - TN3 0.20 - ĐC1 0.18 - ĐC2 0.21 -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Theo hướng dẫn của nhà cung cấp kít Elisa, phương pháp Elisa được thực hiện bằng Kít của Median với chỉ tiêu đánh giá như sau:

+ SP≥ 0,4: Dương tính + 0,3 ≤ SP ≤ 0,4: Nghi ngờ + SP ≤ 0.3: Âm tính

Nhìn vào bảng 3.2 cho thấy 05 lợn nghiên cứu có chỉ số SP dao động trong khoảng từ 0,18 – 0,21 (đều < 0,3) có nghĩa là trong huyết thanh của lợn không chứa kháng thể kháng PRRSV.

Hàm lượng kháng thể PRRSR còn được chúng tôi biểu diễn qua đồ thị tại Hình 3.2

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn hàm lượng kháng thể kháng PRRSV trước khi gây bệnh thực nghiệm

Đồ thị 3.2 cũng thể hiện rất rõ nét chỉ số SP của 05 lợn < 0,3.

Như vậy: cả 5 lợn được chọn nghiên cứu đều không có kháng thể kháng PRRSV trong máu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn được gây bệnh thực nghiệm bằng chủng virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (prrsvbn10) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)