ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31)

2.3.1. Những kết quả đạt được:.

Ra đời ngày 24/9/2009, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) được tổ chức tại Sở GDCK Hà Nội (HNX) đến nay tròn 6 năm tuổi. Trong suốt khoảng thời gian hoạt động này, thị trường TPCP giữ một vai trò quan trọng trên TTCK, là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách nhà nước và là kênh đầu tư an toàn, hấp dẫn các định chế tài chính. Thị trường đã có nhiều bước tiến dài cả về chất và lượng.

Cấu trúc thị trường phát triển theo chuẩn quốc tế:

Ngày 24/9/2009, hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt ra đời. Theo đó, TPCP và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh được phát hành qua hình thức đấu thầu, sau đó niêm yết và giao dịch tập trung tại HNX, đồng thời đăng ký, lưu ký và thanh toán qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).

Hoạt động đấu thầu, niêm yết, giao dịch được diễn ra linh hoạt và nhanh chóng, thông tin trên thị trường được công bố ngay lập tức, công khai, minh bạch.

Qua đó, thị trường đóng vai trò chủ lực, kịp thời đối với việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi cho ngân sách nhà nước, cho đầu tư phát triển trong những năm qua, là một sân chơi minh bạch về đầu tư cho các định chế tài chính. Điều này được thể hiện rõ qua các số liệu thống kê trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến hết tháng 5/2015, thị trường TPCP chuyên biệt đã huy động thành công 804.075 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước thông qua phương thức đấu thầu. Đặc biệt, trong giai đoạn 2012 - 2013, sau khi HNX đưa vào vận hành hệ thống đấu thầu điện tử, thị trường TPCP chuyên biệt sơ cấp đã có những bước phát triển nhảy vọt.

Giá trị huy động qua đấu thầu tăng mạnh từ 28.317 tỷ đồng năm 2010 lên 167.589 tỷ đồng năm 2012 và 240.841 tỷ đồng năm 2014. Hình thức đấu thầu công khai, minh bạch qua Sở đã trở thành kênh phát hành chính với việc tăng tỷ trọng từ 49% trong năm 2009 lên 100% trong năm 2014 và 2015.

Kỳ hạn trái phiếu phát hành trên thị trường cũng được đa dạng hóa. Nếu trong năm 2009, trái phiếu Kho bạc Nhà nước (KBNN) đưa ra đấu thầu thường có kỳ hạn ngắn 2 năm, 3 năm (các trái phiếu kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên gần như không huy động được), thì đến năm 2013, việc phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã được thực hiện 1 tháng/lần vào phiên đấu thầu cuối tháng.

Đặc biệt, trong tháng 6/2013, KBNN đã phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn 15 năm theo phương thức bảo lãnh. Từ năm 2014 đến nay, trái phiếu 10 năm và 15 năm được phát hành định kỳ thường xuyên, nhiều phiên trong tháng, theo phương thức đấu thầu điện tử, với quy mô phát hành ngày càng tăng.

Cụ thể, giá trị phát hành thành công ở kỳ hạn 10 năm tăng từ 8.491 tỷ đồng năm 2013 lên 27.920 tỷ đồng năm 2014; ở kỳ hạn 15 năm tăng từ 2.712 tỷ đồng năm 2013 lên 15.108 tỷ đồng năm 2014.

Trên thị trường thứ cấp, quy mô giao dịch và tính thanh khoản liên tục được cải thiện. Tính đến thời điểm 31/5/2015, toàn thị trường có 517 mã trái phiếu niêm yết, trị giá 663.654 tỷ đồng, tăng 416% so với mức 159.545 tỷ đồng cuối năm 2009. Quy mô niêm yết bình quân toàn thị trường trên từng mã trái phiếu đạt 1.284 tỷ đồng/mã, tăng 4 lần so với mức 319 tỷ đồng/mã năm 2009.

Trong đó, TPCP do KBNN phát hành đạt gần 4.650 tỷ đồng/mã, phần lớn đạt tiêu chí về quy mô và thanh khoản, giúp hình thành hệ thống mã trái phiếu chuẩn (benchmark) và góp phần hỗ trợ xây dựng đường cong lợi suất tham chiếu cho thị trường.

Về tính thanh khoản, năm 2014, tổng giá trị giao dịch trái phiếu đạt 899.855 tỷ đồng, tăng 9,7 lần so với năm 2010. Giá trị giao dịch bình quân phiên tăng từ 370 tỷ đồng/phiên năm 2010 lên 3.643 tỷ đồng/phiên năm 2014. Hệ số giá trị thanh khoản trên quy mô niêm yết bình quân tăng từ mức 0,35 năm 2010 lên trên 0,6 năm 2012, mức 0,9 năm 2013 và vọt lên mức 1,5 năm 2014. Đây là chỉ tiêu cho thấy chất lượng thanh khoản trên thị trường được cải thiện đáng kể.

Tháng 8/2012, tín phiếu Kho bạc được đưa vào niêm yết và giao dịch tại HNX, góp phần tập trung thông tin giao dịch TPCP về một đầu mối, xây dựng bức tranh tổng thể về diễn biến tình hình thị trường nợ công. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong mục tiêu hoàn thiện cấu trúc thị trường TPCP. Sau gần 2 năm vận hành, thị trường tín phiếu đã bước đầu ghi nhận những kết quả khả quan. Giá trị giao dịch tăng từ 909 tỷ đồng trong năm 2012 lên 17.465 tỷ đồng năm 2014.

Trong nỗ lực phát triển thị trường, HXN đã xây dựng hệ thống hỗ trợ tối đa cho công cụ giao dịch mua bán lại (repos) để công cụ này phát triển đúng bản chất là hoạt động tín dụng. Chính sách thuế, phí hỗ trợ thị trường cũng đã được Bộ Tài chính ban hành. Đến nay, giao dịch repos về cơ bản tách biệt với giao dịch thông thường (outright).

Tính đến 31/12/2014, giá trị giao dịch repos đạt 247.123 tỷ đồng, chiếm 27,46% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Năm 2013 và năm 2014, giao dịch repos tăng lần lượt 1,47 lần và 3,33 lần so với năm liền trước. Các công tác khác như kế hoạch chuyển thanh toán từ ngân hàng chỉ định thanh toán BIDV về Ngân hàng Nhà nước, phát triển thị

trường trái phiếu doanh nghiệp, xây dựng TTCK phái sinh đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các thành viên thị trường tích cực nghiên cứu triển khai nhằm mục tiêu hoàn thiện cấu trúc thị trường trước năm 2020 như chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính.

Thông tin thị trường minh bạch:

KBNN với vị thế là tổ chức phát hành lớn nhất đã cải cách mạnh mẽ công tác phát hành: hoạt động phát hành tập trung vào hình thức phát hành lô lớn và phát hành bổ sung; kế hoạch phát hành được công bố công khai, minh bạch; lịch biểu phát hành được công bố rộng rãi ngay từ đầu năm, chi tiết đến từng phiên đấu thầu. Nhờ đó, thành viên thị trường có thể chủ động thu xếp nguồn vốn tham gia đấu thầu.

Song song với cải cách phát hành, KBNN triển khai các chương trình hoán đổi trái phiếu. Các đợt hoán đổi được thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy trình quy định tại Thông tư số 150/2011/TT-BTC ngày 15/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoán đổi TPCP.

Tổng cộng, KBNN đã thực hiện 8 đợt hoán đổi trái phiếu nhằm tái cấu trúc thị trường TPCP, tập trung vào 3 kỳ hạn: 2 năm, 3 năm và 5 năm. Tổng số mã đã hoán đổi là 28 mã, trong đó 15 mã được hoán đổi toàn bộ. Khối lượng trái phiếu hoán đổi đạt gần 95 triệu trái phiếu, tương đương 9.500 tỷ đồng.

Mở rộng phát triển sản phẩm mới

Công tác phát triển sản phẩm mới trên thị trường TPCP luôn được chú trọng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như outrights và repos, HNX đã triển khai thành công hệ thống đường cong lợi suất TPCP vào ngày 18/3/2013. Đường cong lợi suất là một trong những chỉ báo quan trọng giúp cơ quản lý, tổ chức phát hành và NĐT nhận định xu hướng thị trường và định giá trái phiếu.

Tiếp đến, ngày 5/1/2015, HNX công bố Bộ chỉ số TPCP Việt Nam, nhằm giúp các NĐT, đặc biệt là NĐT nước ngoài đánh giá được mức độ hấp dẫn của thị trường trái phiếu Việt Nam và là nguồn thông tin giúp các NĐT so sánh hiệu quả đầu tư của các quỹ.

Ngoài ra, các công cụ giao dịch mới trên cả thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp giao ngay, kỳ hạn và thị trường phái sinh như Zero Coupon Bond, bộ sản phẩm Repo (gồm Sell/buy back Repo, Borrowing-Lending Repo, Cross currency Repo) đã được đưa vào nghiên cứu và có các báo cáo trước thị trường, nhận được sự quan tâm lớn của các thành viên thị trường cũng như công chúng đầu tư.

Các công tác nghiên cứu sản phẩm đã cơ bản hoàn tất, công tác triển khai đang được quyết liệt thực hiện với mục tiêu hoàn thành áp dụng trong giai đoạn 2015 - 2016.

Hạ tầng công nghệ hiện đại

Tháng 6/2012, HNX đã đưa hệ thống đấu thầu điện tử vào vận hành. Hệ thống đã kết nối trực tiếp giữa Sở, thành viên thị trường và cơ quản quản lý, góp phần liên kết thị trường sơ cấp và thứ cấp, rút ngắn thời gian từ khi phát hành đến khi niêm yết, giao dịch cũng như cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác điều hành của cơ quan quản lý.

các hoạt động đấu thầu, giao dịch tín phiếu, trái phiếu và công bố thông tin, tạo sự liên thông giữa thị trường nợ sơ cấp và thứ cấp, công bố hệ thống đường cong lợi suất cho thị trường TPCP.

Với mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động giao dịch của thị trường TPCP thông qua việc thiết lập cơ chế trao đổi thông tin hai chiều, trực tuyến giữa hệ thống trái phiếu của Sở và hệ thống thế giới, ngày 23/9/2014, HNX đã khai trương hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 3 kết nối với hệ thống của Bloomberg, và ngày 26/6/2015, Sở đưa vào triển khai cổng thông tin giao dịch điện tử trên nền Internet cho NĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với thời gian gần 6 năm xây dựng và phát triển thị trường TPCP tại Việt Nam, HNX cùng tổ chức phát hành, thành viên thị trường đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ khi nghiên cứu tìm kiếm mô hình thị trường phù hợp điều kiện kinh tế của Việt Nam, đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức hệ thống thành viên, hạ tầng công nghệ...

Đến nay, với sự chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có thể nói, thị trường TPCP đã đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa, góp phần hỗ trợ công tác huy động vốn ngân sách nhà nước cũng như mang lại hiệu quả cho thành viên và NĐT.

Thời gian vận hành chưa lâu, quy mô thị trường còn nhỏ so với tiềm năng, nên cấu trúc thị trường, sản phẩm giao dịch cần phải phát triển thêm... là những đích đến tiếp theo mà cơ quan quản lý, cơ quan tổ chức thị trường, tổ chức phát hành, toàn thể thành viên thị trường đang nỗ lực thực hiện để trị thường trái phiếu thực sự là một “trụ cột” vững chắc trong tổng thể cấu trúc TTCK Việt Nam.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân:

Như vậy, thị trường trái phiếu nước ta còn khá non trẻ quy mô thị trường còn khá khiêm tốn, chủ thể phát hành không đa dạng, chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường và hệ thống giao dịch thanh toán còn khá hạn chế và đặc biệt là giúp cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp huy động vốn hầu như chưa tồn tại.

Thị trường còn khá sơ khai với quy mô quá nhỏ so với GDP, chỉ chiếm khoảng 16% GDP. Các doanh nghiệp phát hành thường là lần đầu, chưa tạo ra một thị trường nhất định và vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước … nhờ dựa vào uy tín. Hiện tại, trái phiếu chính phủ đang “thống lĩnh” thị trường, trong khi trái phiếu của các công ty phát hành còn hạn chế.

An toàn nhưng lợi nhuận thấp, quy mô quá nhỏ, tính thanh khoản của các loại trái phiếu còn thấp. Thị trường trái phiếu chính phủ thiếu mọt cơ chế giao dịch có khả năng cung cấp thanh khoản cho các trái phiếu chính phủ như các nhà tạo lập thị trường, hợp đồng mua lại. Nhu cầu giao dịch phát sinh là các giao dịch lớn và ít mang tính thương thích thời điểm, hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu.

Thị trường trái phiếu vẫn còn chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. TPCP phát hành với khối lượng và giá trị niêm yết lớn nên nhưng người nắm giữ trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ cấp chủ yếu là các nhà đầu tư có tổ chức (trừ các đợt phát hành riêng lẻ qua hệ thống Kho bạc).

Tính cạnh tranh thấp: TPCP chưa cạnh tranh được với sự thuận tiện của hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư kỳ phiếu ở các ngân hàng thương mại cùng với tính thanh khoản kém hơn nên chưa thu hút được nhiều khoản tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và cá nhân.

Từ phía các công ty, chưa quen với kênh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu: Thị trường trái phiếu công ty kém phát triển do các công ty chưa quen với việc huy động vốn vay trực tiếp qua phát hành trái phiếu mà vẫn dựa vào nguồn vay của ngân hàng, đặc biệt là các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp Nhà nước do có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng, vay ưu đãi. Các tổ chức này cũng thiếu tổ chức định mức tín nhiệm và làm tăng tính minh bạch cho các trái phiếu phát hành; chưa xây dựng được đường cong lợi suất phi rủi ro cho trái phiếu chính phủ phát hành làm tiêu chuẩn cho việc định lãi suất phát hành các công cụ nợ khác như trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị…

Thông tin thị trường: Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, nguyên nhân quan trọng khiến thị trường trái phiếu của Việt Nam kém hấp dẫn chính là việc thiếu một hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ. Thể hiện rõ nhất là cho đến nay vẫn chưa có công ty định mức tín nhiệm. Hiện nay trên thị trường đang có 3 loại trái phiếu và được phát hành bởi Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Tuy nhiên quy mô của thị trường còn nhỏ bé. Bên cạnh những vướng mắc xuất phát từ hệ thống văn bản chính sách khiến tính thanh khoản của trái phiếu không được cao, lượng doanh nghiệp tham gia phát hành… thì việc thiếu thông tin cũng khiến cho các nhà đầu tư “ dè dặt” hơn trong việc đầu tư vào loại hình này.

Sau khi Nghị định 52/CP của chính phủ về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp với yêu cầu minh bạch thông tin, nhiều doanh nghiệp vừa muốn phát hành trái phiếu nhưng lại e ngại việc minh bạch…

Phí giao dịch cao hơn: Theo giao dịch trái phiếu Chính phủ phải thông qua các công ty chứng khoán – là các tổ chức trung gian thu phí cả người mua lẫn người bán. Để một giao dịch trái phiếu chính phủ 100 tỷ đồng được hoàn tất thì nhà đầu tư phải mất đến cả 100 triệu đồng tiền phí, mà thông thường những giao dịch mua bán trái phiếu Chính phủ là những giao dịch lớn, ít nhất có giá trị từ 100-300 tỉ đồng. Chính điều này làm cho thị trường trái phiếu Chính phủ của VN không thu hút được nhiều nhà đầu tư giao dịch, nhất là các NH nước ngoài.

Không có tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp là rào cản lớn đối với doanh nghiệp nhỏ khi phát hành trái phiếu. Theo thông lệ, tại các TTCK phát triển, chỉ các DN được các tổ chức uy tín như Fitch, Standard & Poor's, Moody’s… xếp hạng tín dụng tốt mới tìm được người mua trái phiếu. Trái lại, tại Việt Nam, trái phiếu DN đang nổi lên như một kênh huy động vốn ưa thích, nhưng chưa có xếp hạng tương tự. Vì vậy tồn tại nhiều rủi ro. Trong các đợt phát hành trái phiếu, DN phải công khai sức khỏe tài chính để người mua đánh giá đúng. DN ngấp nghé bờ vực phá sản vẫn có thể phát hành trái phiếu thành công theo nguyên tắc rủi ro cao đi kèm lợi nhuận lớn.

Khả năng chuyển đổi của trái phiếu hiện nay còn thấp. Cho nên chỉ có những nhà đầu tư lớn, tập đoàn công ty, các tổ chức tín dụng… mới thực hiện mua trái phiếu, chứ các nhà đầu tư nhỏ lẻ ít quan tâm tới trái phiếu.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31)