Thị trường trái phiếu doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 29)

Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất khiêm tốn. Có rất ít trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013. Trong năm 2014, tổng khối lượng phát hành chưa đến 1.000 tỷ đồng.

Năm 2010,

Phát triển nở rộ với nhiều đợt phát hành thành công, với tổng giá trị đạt hơn 47 ngàn tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2009. Một số doanh nghiệp phát hành thành công: EVN – 5000 tỷ đồng, Vinaconex – 2000 tỷ đồng…

Một số doanh nghiệp cũng đã thực hiện việc phát hành trái phiếu ra thị trường để huy động vốn trong các dự án đầu tư:

Vào năm 2010, công ty Địa ốc NH Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) đã phát hành 99 tỉ đồng trái phiếu riêng lẻ có mệnh giá 1 tỉ đồng, kỳ hạn 18 tháng với lãi suất tháng đầu tiên 17%/năm. Lãi suất thả nổi các tháng tiếp theo bằng lãi suất tiền gửi 12 tháng của Sacombank cộng thêm 2,5%. Theo Sacomreal, các nhà đầu tư cá nhân đã mua 34 tỉ đồng, 65 tỉ đồng còn lại do các tổ chức mua. Đây là trái phiếu không bảo đảm và có thể hoán đổi sản phẩm như căn hộ, biệt thự, nhà phố, đất nền do Sacomreal đầu tư hoặc phân phối. Năm 2011,

Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS) vừa huy động thành công 700 tỉ đồng trái phiếu DN riêng lẻ kỳ hạn 3 năm. Lãi suất trái phiếu điều chỉnh 6 tháng/lần, lãi đầu kỳ lên tới 22%/năm. Các kỳ sau thả nổi bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của NH Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cộng 6%.

Tính đến tháng 5/2011, thị trường trái phiếu chiếm khoảng 16%GDP, trong đó trái phiếu chính phủ chiếm khoảng 13% GDP. Trái phiếu công ty có quy mô khiêm tốn, chỉ hơn 3% GDP và chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng quy mô thị trường. So với các nước trong khu vực, quy mô thị trường trái phiếu công ty Việt Nam còn nhỏ và cũng còn nhiều tiềm năng. Chẳng hạn, Thái Lan quy mô thị trường trái phiếu công ty lên tới gần 50 tỷ USD vào năm 2010, chiếm khoảng 20% GDP. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp/tổng dư nợ trái phiếu của Việt Nam mới đạt 11% trong khi con số tương ứng của Thái Lan là 33%, Malaysia: 50%, Hàn Quốc là 51%.

Một số điểm mới của thị trường trái phiếu doanh nghiệp:

Chính phủ ban hành nghị định 90/2011/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. - Chỉ thị số 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 01/3/2011

Ban hành quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng; số dư nợ mua trái phiếu của doanh nghiệp được tính vào tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Thông tư 64/2010/TT-BTC ngày 22.4.2010 điều chỉnh về thuế suất đối với thu nhập từ giao dịch trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài

Ngoài việc thu hút các nhà đầu tư là các tổ chức, các doanh nghiệp đã niêm yết trái phiếu trên sàn chứng khoán nhằm thu hút vốn từ các nhà đầu tư cá nhân.

Năm 2012,

Tại Việt Nam có 43 doanh nghiệp đăng ký phát hành 33 ngàn tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp.

Trên thị trường Việt Nam, cơ cấu phát hành trái phiếu kỳ hạn ngán 1-3 năm chiếm tới trên 70% khối lượng phát hành thực tế và trái phiếu kỳ hạn từ 5 năm trở lên chỉ chiếm 2%. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp gần như không có giao dịch.

Tổng dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2012 khoảng 2,47% GDP, tương đương gần 70 ngàn tỷ tồng.

Năm 2013.

Tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước năm 2013 đạt gần 40.000 tỷ đồng, một con số kỷ lục, tăng gần 20% so với năm 2012. Lãi suất phát hành cao nhất là 15,5%/năm và thấp nhất là 9,8%/năm. Có 11 doanh nghiệp phát hành, trong đó 5 doanh nghiệp bất động sản, 2 doanh nghiệp sản xuất và 4 ngân hàng. Ngoài trái phiếu trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thực hiện phát hành thành công trái phiếu ở thị trường quốc tế, với các loại hình doanh nghiệp phát hành đa dạng hóa gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, cổ phần như Vinacomin, HUD, Masan, HAGL, Vingroup...

Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản: 5 doanh nghiệp bất động sản gồm CTCP Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD Group), Vingroup, CTCP Đầu tư trung tâm thương mại Vinh, CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM và CTCP Hoàng Anh Gia Lai đã phát hành tổng cộng 16.600 tỷ đồng trái phiếu, với lãi suất trung bình 14 - 15%/năm, biên lãi suất 4 - 5%/năm.Đợt phát hành của VIPD Group là lớn nhất năm 2013, với khối lượng 7.600 tỷ đồng, gồm 3.800 tỷ đồng trái phiếu 2 năm và 3.800 tỷ đồng trái phiếu 3 năm. Lượng tiền huy động được VIPD Group dùng để mua lại Tòa nhà Vincom Center A.Trái phiếu có biên lãi suất cao nhất là của VIPD Group, ở mức 5%/năm, mặc dù lãi suất năm đầu tiên là 13%.

 Trái phiếu doanh nghiệp sản xuất: Vinacomin là doanh nghiệp phát hành nhiều thứ hai trong năm 2013 và đây cũng là năm phát hành nhiều nhất từ trước đến nay của tổng công ty Nhà nước này, với tổng khối lượng 7.500 tỷ đồng. Đợt đầu tiên trị giá 2.500 tỷ đồng hồi quý I, Vinacomin phát hành với lãi suất 14,5%/năm cho kỳ đầu tiên và biên 3,6% cho các kỳ tiếp theo. Sang đến quý III, lãi suất phát hành giảm mạnh xuống còn 11%/năm cho kỳ đầu tiên và biên 3,3% cho các kỳ tiếp theo. Đối với Masan, công ty này phát hành 2.200 tỷ đồng trái phiếu hồi quý III, theo số liệu trong báo cáo tài chính của Công ty. Lãi suất không được nêu trong báo cáo, tuy nhiên, nguồn tin liên quan đến đợt phát hành cho biết, lãi suất xấp xỉ 12%/năm.

 Trái phiếu ngân hàng: Có 4 tổ chức tín dụng cùng phát hành trong năm 2013 gồm: BIDV, VPBank, HDBank và MaritimeBank. Với đặc thù là tổ chức tín dụng, các ngân hàng này đều phát hành trái phiếu với lãi suất thấp, từ 9,8 - 10,5%/năm, mặc dù không dùng tài sản đảm bảo. Lãi suất phát hành cao nhất trong nhóm này là của HDBank, với mức 10,5% cho kỳ đầu tiên và biên 2,5%/năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, khôí lượng đăng ký phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp là 19.036 tỉ đồng và khối lượng phát hành thực tế 8.279 tỉ đồng.

Năm 2014

Theo báo cáo của Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết, thị trường thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2014 hầu như không có giao dịch, nếu có thì thông tin không được công bố để làm cơ sở định giá cho thị trường. Trong khi đó, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trên thị trường sơ cấp năm 2014 là 26.722

tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2013. Qúy 1/2014 các doanh nghiệp tiếp tục đăng ký phát hành riêng lẻ gần 5,200 tỷ đồng trái phiếu, trong đó khối lượng đã phát hành thực tế là 450 tỷ đồng.

Năm 2015

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 tiếp tục sôi động, trái ngược với thị trường sơ cấp trái phiếu chính phủ. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Kho bạc Nhà nước gặp khó khăn trong việc huy động vốn, khối lượng phát hành chỉ có 75.305 tỷ đồng trái phiếu, bằng 30,4% tổng khối lượng phát hành cả năm 2014. Trái lại, theo thống kê chưa đầy đủ, trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành được 19.515 tỷ đồng, gấp 1,4 lần lượng phát hành 6 tháng đầu năm 2014 và chiếm 85,1% tổng khối lượng phát hành của cả năm ngoái. Các doanh nghiệp phát hành lượng trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất bao gồm Masan Consumer Holdings (công ty con của MSN) với 9.000 tỷ đồng, Tập đoàn Vingroup với 2.000 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư Cầu đường CII (LGC) với 1.200 tỷ đồng... Hầu hết trái phiếu doanh nghiệp được phát hành với kỳ hạn dưới 5 năm. Do Chính phủ đã dừng phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn, nên trái phiếu doanh nghiệp thu hút người mua.

Lợi suất trái phiếu chính phủ và các mức lãi suất cho vay đã đạt giá trị thấp nhất trong nửa đầu năm nay và tăng dần về cuối tháng 6. Lợi suất trái phiếu thấp là nhân tố chủ yếu thúc đẩy các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn để mở rộng quy mô hoạt động khi điều kiện vĩ mô cải thiện. Nổi bật là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản và hạ tầng thực hiện phát hành 27,4% tổng giá trị khối lượng trái phiếu doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm. Ngoài ra, một số doanh nghiệp như Công ty Đầu tư Nam Long còn lên kế hoạch phát hành trái phiếu doanh nghiệp trị giá 30 triệu USD tại nước ngoài trong nửa cuối năm.

Sau nhiều năm ảm đạm, ngành bất động sản đã có nhiều tín hiệu tích cực từ năm 2014. Chúng tôi tin rằng, phân khúc căn hộ để bán (phân khúc phổ biến nhất của ngành bất động sản) chính thức bước vào giai đoạn tăng trưởng trong năm 2015. Một loạt gói hỗ trợ tín dụng bất động sản thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản tăng nhu cầu vốn để hoàn thiện các dự án hiện tại hoặc đầu tư vào các dự án mới.

Nhiều doanh nghiệp cũng có kế hoạch thực hiện các dự án mua bán và sáp nhập (M&A). Nhiều doanh nghiệp đã nêu rõ mục đích sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu cho mục đích M&A như TMT (mua Vinamotor), HVG (mua thêm

Thực phẩm Sao ta - FMC, Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng - VTF) …

Cuối cùng, nhiều quy định mới khiến các công ty chứng khoán phải tăng huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, giới hạn cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được vượt qua 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tỷ lệ này giảm đáng kể so với tỷ lệ 20% vốn điều lệ để cho vay kinh doanh chứng khoán trước đây.

Như vậy, các công ty chứng khoán sẽ nâng vốn chủ sở hữu, tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu và giảm cổ tức tiền mặt để tăng khả năng cho vay ký quỹ đang bị giới hạn ở mức 200% vốn điều lệ của công ty chứng khoán theo Quyết định số 637/2011 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, bù đắp sự sụt giảm nguồn vốn cho vay từ ngân hàng cho hoạt động đầu tư chứng khoán.

Về phía người mua trái phiếu, Thông tư 36/2014/TT-NHNN nới mạnh tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, từ 30% lên 60%. Như vậy, với cùng một cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn, các ngân hàng thương mại có thể gia tăng dư nợ cho vay trung, dài hạn so với trước. Do nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp luôn ở mức cao, nên điều này giúp ngân hàng có thể gia tăng cho các doanh nghiệp vay dài hạn thông qua kênh trái phiếu.

Từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Chỉ tính riêng các công ty niêm yết, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp dự kiến phát hành trong năm nay chưa thực hiện còn khoảng 10.410 tỷ đồng. Dự báo, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành năm nay sẽ tăng mạnh so với năm 2014.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w