Những lý lẽ để tách mình khỏi nỗi oán giậ n:

Một phần của tài liệu làm sao để tha thứ (Trang 51 - 52)

Một số ngƣời bị tổn thƣơng từ chối bỏ rơi nỗi oán giận của mình. Quả thực, họ sợ rằng nếu họ chấp nhận biến đổi nỗi oán giận và hận thù của họ thì họ tự phản bội chính mình. Họ nghĩ một cách sai lầm rằng giữ vững nỗi oán giận của họ sẽ cứu vãn đƣợc nhân phẩm của họ và tránh cho họ khỏi chịu những sĩ nhục khác về phía kẻ gây nên xúc phạm. Dĩ nhiên, ý hƣớng làm cho ngƣời ta tôn trọng nhân phẩm của mình gợi lên những tình cảm cao thƣợng, nhƣng không phải là ít chắc chắn rằng nuôi lớn sự oán giận của mình dẫn đến việc làm suy thoái bản thân và đến các chu kỳ báo thù vô ích, nhƣ chúng ta đã nói trên kia. Vậy có những phƣơng thế khác để duy trì nhân phẩm và tự trọng, mà không để cho mình bị gậm nhấm và hủy diệt bởi chính ác tâm của mình.

Một số ngƣời khác cho rằng nỗi oán giận và hận thù có thể dùng để tác động họ chứng tỏ cho chính mình và các kẻ khác về giá trị và khả năng của họ. Đó là điều mà một bà kia chủ trƣơng. Bà khẳng định rằng chính là nhờ thù hận và hiềm oán của bà mà bà đã thực hiện và thành công trong việc học của bà. Bà muốn chứng tỏ cho chồng cũ của bà khả năng độc lập về tài chánh của bà. Sau khi khen bà về tính kiên trì và những thành công trong học tập, tôi hỏi bà khi

nào thì bà thôi hành động theo chồng cũ của bà để đầu tƣ tốt hơn năng lực của bà theo chính bà và theo cái bà muốn làm về cuộc đời của bà. Sự oán giận, giống nhƣ một chiếc hỏa tiển, có thể tạo nên đƣợc lúc đầu một sức đẩy mạnh mẻ, nhƣng chỉ ngắn ngủi thôi.

Một phần của tài liệu làm sao để tha thứ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)