Chấp nhận nỗi giận và lòng muốn báo thù của mình.

Một phần của tài liệu làm sao để tha thứ (Trang 46 - 47)

“Phải là nhà tâm lý trị liệu để biết đƣợc có bao nhiêu bạo lực bị dồn nén dƣới sự tha thứ giả dối.”

(Paul Tournier)

Thƣờng xảy ra là từ ngữ "giận dữ" gợi lên nơi ngƣời ta những cảnh bạo lực ghê gớm. Do đó nó hình thành nơi họ một nỗi sợ lớn lao khi cảm nhận mối xúc cảm nầy. Một số nhà tu đức rất khó nhận thấy trong nỗi giận và lòng muốn báo thù những thực tại tâm lý lành mạnh tự nó. Căn cứ vào một quan niệm bị cắt xén về tình yêu, họ xét đoán rằng phải dồn nén mọi chuyển động của bạo lực.

Đây là câu chuyện của một cuộc cải cọ giữa tôi và một vị tuyên úy của một nhóm đôi bạn. Trƣớc sự hiện diện của ngài, tôi đã thuyết trình về hiệp thông cho một nhóm các đôi vợ chồng. Tôi đã giải thích làm sao cuộc sống lứa đôi mang lại, cùng với những niềm vui của nó, cả một lô những tƣớc đoạt, mất mát. Sự tích lủy của những mất mát theo sau những va chạm nhỏ và những bực tức do đó mà ra, theo ý kiến của tôi, tạo nên một trong những trở ngại lớn nhất cho sự hiệp thông tốt đẹp ở đôi bạn. Tôi cũng khuyên các đôi vợ chồng đừng để chết đi trong mình những

cơn giận nhỏ, nhƣng nên bộc lộ chúng ra một cách có tính cách xây dựng nhất có thể đƣợc. Bởi vì tôi nghĩ rằng cái hủy diệt tình yêu không phải là sự tức giận, nhƣng chính là nỗi sợ mở lòng mình ra và sự dửng dƣng. Ngay lúc đó, tôi thấy vị tuyên úy nhảy ra khỏi ghế. Bằng một giọng giận dữ, ngài hét lên với tôi : "Nầy cha, đáng ra cha phải biết rằng hờn giận là một trong bảy mối tội đầu chứ !" Ngài lập tức đi ra, đóng sầm cửa lại.

Rõ ràng là chúng tôi đã không có cùng một định nghĩa về sự tức giận. Tôi dùng từ ngữ nầy để diễn tả tình trạng bức tức bên trong đƣợc gây nên bởi một sự trái ý, một tiếng chƣỡi hay một sự bất công. Ngài thì lại cho từ ngữ "tức giận" ý nghĩa của sự thù hằn và oán giận, là những tình cảm có mục đích làm hại ngƣời khác hoặc ngay cả hủy diệt họ nữa.

Thƣờng xảy ra là các vị giảng thuyết, những thầy dạy tu đức đặt đối nghịch tha thứ và tức giận. Đối với họ, để đi đến tha thứ, trƣớc hết phải dập tắt hết mọi chuyển động của tức giận và xua đuổi hết mọi ý nghĩ trả thù. Nói chung, họ khuyến khích sự trấn áp mọi tình cảm đƣợc gọi là "tiêu cực". Tiến trình nầy đối với tôi xem ra không có lối thoát. Bởi vì sự tha thứ không thể nào đƣợc trao ban, nếu nó đã không đƣợc đi trƣớc bởi sự ý thức và chấp nhận sự xấu hổ của mình ; cũng thế sự tha thứ là không thể, nếu ngƣời ta kềm chế nỗi giận và lòng muốn báo thù của mình. Không nhận biết và chấp nhận nỗi giận và lòng muốn báo thù của mình, viện lý là muốn tha thứ, chính là tự lừa dối mình, và hơn nữa là bóp méo tha thứ thành sự giả dối có tính cách xã hội.

Nhƣng hãy coi chừng ! Ở đây không có vấn đề khuyến khích hay nuôi dƣỡng sự hận thù. Ngƣời ta thƣờng quá hay lẫn lộn cái xúc cảm tự phát của tức giận với mối hận thù. Trƣớc hết cần phải phân biệt xúc cảm chóng qua của tức giận với lòng muốn báo thù của tình cảm kiên quyết và đƣợc nuôi dƣỡng bởi lòng căm ghét hay sự hận thù. Biết rằng tức giận là một chuyển động bạo lực của tâm hồn, nó chứa đựng những yếu tố tích cực, bất chấp những vẻ bề ngoài của nó. Nó là một phản ứng bình thƣờng đối lại một hành động bất công, là một sự kiếm tìm sự trung thực và là một nổ lực cất đi chƣớng ngại cản trở tình yêu tha nhân.

Ngƣợc lại, mối hận thù nhập vào lòng ngƣời nhƣ một ung thƣ. Nó che đậy một cơn giận câm nín và bền bĩ chỉ hết đi khi kẻ gây nên xúc phạm bị trừng phạt hoặc bị hạ nhục. Nó có thể mặc lấy những hình thức khác nhau : lời châm chọc mĩa mai cay độc, hận thù dai dẳng, những thái độ khinh miệt, sự cừu địch triệt để, chỉ trích chê bai và tính thụ động bạo lực giết chết mọi niềm vui có thể có trong mọi quan hệ. Bao lâu ngƣời ta không muốn nhìn nhận sự tức giận của mình và rút ra lợi ích tốt nhất có thể, thì có mối nguy hiểm là nó sẽ bị hỏng đi bên trong mình và biến thành oán giận và hận thù.

Một phần của tài liệu làm sao để tha thứ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)