Các nhân tố chiêu thị

Một phần của tài liệu Mô hình hóa sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm sữa tươi tại nghệ an (Trang 30 - 31)

Chiêu thị là các hoạt động để quảng bá cho sản phẩm như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng ….nhằm làm cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm và có thể mua. Các hoạt động này càng nhiều thì người tiêu dùng càng biết, quan tâm, chú ý

đến sản phẩm nhiều hơn và khả năng mua sẽ tăng (Philip Kotler, 1999).

Chiêu thị là hoạt động thực hiện chức năng thông tin của doanh nghiệp Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu truyền thống của doanh nghiệp.

Phối thức chiêu thị là việc phối hợp các công cụ chiêu thị để thực hiện mục tiêu truyền thống đáp ứng với thị trường mục tiêu đã chọn. Các hoạt động chiêu thị bao gồm: Marketing trực tiếp, Quảng cáo, Khuyến mại, Giao tế, Chào hàng

*Quảng cáo

Quảng cáo là sự truyền thông không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng

mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo. - Chức năng của quảng cáo:

+ Chức năng thông tin + Chức năng thuyết phục + Chức năng nhắc nhở

- Các phương tiên thông tin quảng cáo: + Báo chí, Radio, Truyền hình

+ Tuy nhiên chi phí cao là hạn chế lớn nhất khi chọn phương tiện này. + Ấn phẩm gởi trực tiếp, Mạng Internet, Quảng cáo trên không

+ Phương tiện vận chuyển, vật phẩm quảng cáo.

Đánh giá hiệu quả quảng cáo bằng khảo sát, nghiên cứu thị trường sau chiến dịch quảng cáo để biết được mức độ tiếp nhận quảng cáo, những hiểu biết, ấn tượng qua thông điệp và những thay đổi về hành vi dưới tác động của quảng cáo.

* Khuyến mại: Khuyến mại là tập hợp các kỹ thuật nhằm tạo sự khích lệ ngắn hạn,

thúc đẩy khách hàng hoặc các trung gian mua ngay, mua nhiều hơn và mua thường xuyên hơn.

* Quan hệ công chúng: Giao tế là hoạt động nhắm xây dựng quan hệ tốt đẹp với công

chúng bằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông đưa thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động giao tế được thực hiện thông qua các hình thức sau:Thông qua báo chí, Họp báo, Tài trợ, Tổ chức sự kiện nhân các ngày trọng đại của doanh nghiệp.

* Chào hàng cá nhân: Chào hàng cá nhân là hình thức truyền thống trực tiếp giữa

nhân viên bán hàng và khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu và thuyết phục họ quan tâm hoặc mua sản phẩm.

* Marketing trực tiếp. Marketing trực tiếp là phương thức truyền thông trực tiếp doanh

nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu dưới hình thức như thư chào hàng, phiếu đặt hàng, mua hàng, gửi phiếu góp ý, được gửi trực tiếp đến các đối tượng đã xác định thông qua thư tín, phone, e-mail,fax… với mong muốn nhận được sự đáp ứng tức thời.

* Hình thức của Markeitng trực tiếp: Quảng cáo đáp ứng trực tiếp là một dạng quảng cáo nhưng có đối tượng xác định và đặt mục tiêu tạo những đáp ứng tức thời.Thư chào hàng, Direct mail.

Hiện nay khi cạnh tranh trên thị trường sữa ngày càng trở nên gay gắt, để thu hút khách hàng các nhãn hiệu sữa đã sử dụng các hình thức chiêu thị khác nhau đặc biệt là hình thức quảng cáo và quan hệ công chúng, bên cạnh đó cạnh đó một doanh nghiệp cũng đưa ra hình thức khuyến mãi bằng cách tặng quà kèm theo khi mua sản phẩm cho khách hàng. Nhờ có các hình thức chiêu thị thông tin về sản phẩm sữa tươi đến với nhiều người tiêu dùng hơn, vì vậy các hình thức chiêu thị cũng là một trong những yếu tố tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Mô hình hóa sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm sữa tươi tại nghệ an (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)