Tóm tắt chương 1

Một phần của tài liệu Mô hình hóa sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm sữa tươi tại nghệ an (Trang 33)

Nội dung chương 1 cũng đã trình bày khái quát các khái niệm về hành vi tiêu dùng, mô hình hành vi người tiêu dùng, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng và quá trình mua hàng của khách hàng. Trình bày một số mô hình nghiên cứu liên quan đến lựa chọn tiêu dùng của người tiêu dùng, qua đó tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn sản phẩm sữa tươi của khách hàng bao gồm 5 yếu tố đó là: Thương hiệu, sản phẩm, giá cả, thuận tiện, chiêu thị.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc tính của sản phẩm sữa tươi

Trong khẩu phần ăn của mọi người, các nhà dinh dưỡng và y học đều khuyến khích nên bao gồm sữa vì đây là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Theo DairyVietNam:

Sữa là một chất lỏng mầu trắng đục chẩy ra từ tuyến vú của một số động vật giống cái để nuôi con. Về ẩm thực, khi nói đến sữa thường là nói tới sữa bò vì loại sữa này rất thông dụng và chiếm hầu hết thị trường sữa. Ngoài ra còn sữa trâu nước, sữa cừu, sữa lừa, sữa dê …

Trạng thái của sữa

Màu sắc: Màu trắng đục là do ánh sáng dược phân tán bằng những hạt protein và các giọt chất béo sữa nhỏ hơn sẽ phân tán nhiều hơn.

Mùi vị của sữa: sữa tươi thường có vị ngọt nhẹ thơm dịu

Sữa tươi là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Một ly sữa tươi cung cấp gần 30% lượng canxi và hơn 23% phốt pho cần thiết mỗi ngày. Ở các nước phát triển, sữa tươi được xem là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất từ thiên nhiên, rất tốt cho cơ thể. Sữa tươi không những được sử dụng thường xuyên như một thức uống hàng ngày, mà còn dùng dưới nhiều hình thức khác nhau từ pha chế, trộn với trái cây, làm bánh và thêm vào các món ăn.

Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích người tiêu dùng uống sữa tươi 100% thiên nhiên vì không chỉ dễ uống, mùi vị thơm ngon, sữa tươi còn dễ hấp thu và có thể uống thường xuyên, liên tục dễ dàng với các hình thức bao bì đóng gói tiện dụng.

Bằng những kỹ thuật xử lý khác nhau, sữa nguyên liệu ban đầu sẽ trở thành sữa tươi thanh trùng hay sữa tươi tiệt trùng.

Sữa tươi tiệt trùng thường được xử lý ở nhiệt độ cao (từ 140 - 143 độ C) trong khoảng thời gian ngắn 3 - 4 giây. Cho nên sản phẩm có thể được bảo quản ở nhiệt độ bình thường và thường có thời hạn sử dụng từ 6 tháng đến một năm.

Sữa tươi thanh trùng được xử lý ở nhiệt độ thấp hơn (75 độ C) trong khoảng 30 giây, sau đó được làm lạnh đột ngột xuống 4 độ C. Do được xử lý ở nhiệt độ vừa phải nên sữa tươi thanh trùng giữ được hầu như toàn bộ các vitamin, khoáng chất quan

trọng có trong sữa nguyên liệu và vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon đặc trưng của sữa bò tươi tự nhiên.

Tiêu chuẩn

Sản xuất sữa tươi tiệt trùng hay thanh trùng phải qua quy trình chặt chẽ. Ngay sau khi vắt xong, trong vòng một giờ, sữa bò tươi nguyên liệu nhanh chóng được đưa vào hệ thống bảo quản lạnh, sữa tươi được gia nhiệt ở 84-85oC trong 30-40 giây, đủ đảm bảo diệt hầu hết vi khuẩn có hại và được làm lạnh nhanh xuống 1-2oC, được bảo quản liên tục ở 2-6oC để sử dụng trực tiếp trong 7-10 ngày. Sữa tươi thanh trùng phải được bảo quản ở 2-6oC liên tục nhằm khống chế vi khuẩn phát triển và sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu muốn uống sữa tươi nóng cũng đơn giản, chỉ cần cho vào làm nóng ở 400C là có thể uống được.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 7028:2002: Để được công nhận là sữa tươi tiệt trùng, sản phẩm phải được chế biến từ sữa tươi nguyên liệu và qua xử lý ở nhiệt độ cao. Nếu có bổ sung sữa bột hoặc chất béo sữa để chuẩn hóa nguyên liệu thì hàm lượng pha chế thêm cũng không quá 1%, tính theo khối lượng của sữa tươi nguyên liệu hay phải có 99% nguyên liệu là sữa tươi.

Đối với những sản phẩm sữa được chế biến bằng cách pha thêm nguyên liệu sữa bột và chất béo sữa, nước... qua xử lý ở nhiệt độ cao thì phải gọi là sữa hoàn nguyên

tiệt trùng và các nhà sản xuất phải ghi rõ trên bao bì là "Sữa hoàn nguyên tiệt trùng".

Sữa tươi cần phải bảo quản cẩn thận, chỉ cần một giọt nước rơi vào là sữa sẽ bị lên men hoặc kết tủa ngay. Dù đã qua giai đoạn thanh trùng nhưng hạn sử dụng của sữa tươi cũng chỉ nâng lên 8-10 ngày, còn nếu chế biến theo phương pháp nấu sữa tươi như dân gian vẫn áp dụng thì chỉ sử dụng được trong vòng 2 ngày.

2.2. Mức tiêu dùng sữa trên thị trường Việt Nam hiện nay

2.2.1. Đặc điểm về thị trường tiêu dùng Việt Nam Dân số Dân số

Theo báo cáo của tổng cục thống kê, dân số Việt Nam hiện nay ở mức hơn 90 triệu dân. Hơn 50% dân số có độ tuổi dưới 30, mức tăng dân số bình quân ở mức hơn 1% mỗi năm. Theo những số liệu trên ta thấy Việt Nam là một nước đông dân và có cơ cấu dân số trẻ, đây sẽ là một thị trường giàu tiềm năng, bởi quy mô thị trường lớn và nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng.

Kể từ khi công bố kết quả của tổng điều tra dân số tính đến ngày 1/4/2009 thì dân số Việt Nam là 85,8 triệu. Đến nay dân số đã đạt hơn 90 triệu người. Dự báo với mức

sinh hiện nay thì dân số Việt Nam sẽ đạt 95,29 vào năm 2019 - 102,7 triệu vào năm 2029 và 108,7 triệu vào năm 2049, xếp thứ 3 các nước đông dân nhất khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia, Philipin) và thứ 13 so với thế giới.

Dân số Việt Nam đạt 90 triệu người được coi là sự kiện có ý nghĩa quan trọng việc phát triển về nhân khẩu học, qui mô và cơ cấu dân số của nước ta hiện nay và trong tương lai gần. Tăng dân số đang là vấn đề của toàn cầu chủ yếu tập trung ở châu Á, châu Phi, là chiến lược của mỗi quốc gia. Dân số ổn định là cơ sở của một xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, vì mục tiêu của sự phát triển bền vững.

Với quy mô dân số lớn và kết cấu dân số trẻ, mức tiêu dùng trên thị trường Việt Nam có xu hướng gia tăng mạnh. Đây là một thị trường giàu tiềm năng, là cơ hội cho rất nhiều doanh nghiệp và trong đó có cả các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa.

Kinh tế

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2013, tăng trưởng GDP dự kiến đạt 5,4%, bình quân 3 năm 2011-2013 đã tăng 5,6%/năm, tuy còn thấp hơn mức 7,2% giai đoạn 2006-2010; đưa quy mô nền kinh tế đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD. Dự kiến, GDP năm 2014 tăng khoảng 5,8% và năm 2015 tăng 6%.Việt Nam đã kiên trì thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 6% năm 2013, thấp nhất trong 10 năm qua. Đây là một trong những thành tựu nổi bật trong điều hành giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.Trong 3 năm qua, xuất khẩu liên tục tăng cao, 11 tháng năm 2013 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 121 tỷ USD, tăng 16,2%, nhập siêu giảm mạnh, năm nay ước chỉ còn khoảng 500 triệu USD.

Thu nhập bình quân đầu người.

Theo báo cáo của tổng cục thống kê tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân đạt 14%/năm, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2008 đã vượt qua mốc 1.000 USD. Nếu tính thêm yếu tố giảm giá của đồng USD, thì từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp). Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1150 USD/ người/năm.

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sữa tươi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Cục chăn nuôi tình hình sản xuất sữa tươi từ năm 2012 và dự báo đến năm 2020 như sau:

Bảng 2.1: Dự báo sản lượng sữa tươi STT Năm Số bò (1000 con) Sản lượng sữa (1000 tấn)

Tăng giảm so với năm trước (%) 1 2012 191.762 432.092 15% 2 2013 220.526 486.556 15% 3 2014 253.605 559.539 15% 4 2015 291.646 643.47 15% 5 2016 320.811 707.817 10% 6 2017 352.892 778.599 10% 7 2018 388.181 856.459 10% 8 2019 427.002 942.105 10% 9 2020 469.701 10306.315 10%

(Nguồn: Cục chăn nuôi 2013)

Tình hình sản xuất của một số doanh nghiệp sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam: Đầu tư mạnh tay nhất vào lĩnh vực này là Công ty Cổ phần sữa Việt Nam

(Vinamilk) khi doanh nghiệp này vừa đưa vào hoạt động “siêu nhà máy” sản xuất sữa nước tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư 2.400 tỉ đồng. Nhà máy có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 400 triệu lít sữa/năm, bằng công suất của 9 nhà máy sữa hiện nay của Vinamilk gộp lại, và sẽ tăng lên 800 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 2. Việc đưa nhà máy vào hoạt động sẽ giúp Vinamilk đạt mục tiêu tăng sản lượng sữa nước ở thị trường nội địa 10%/năm và doanh số 15%/năm, nâng thị phần sữa nước hiện nay từ 49,7% lên 60% trong thời gian tới. Hiện nay, mỗi ngày Vinamilk thu mua từ trang trại và bà con nông dân gần 500 tấn sữa tươi/ngày,

sản lượng này đáp ứng một nửa cho nhà máy mới

* FrieslandCampina Việt Nam cũng đang có trong tay lượng sữa bò tươi ở khắp các khu vực Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên với 35.000 con bò, tổng sản lượng sữa mỗi ngày khoảng 240 tấn.

* Nhà máy Sữa tươi sạch nằm trong Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp lớn của Tập đoàn TH. Đây là dự án đầu tư tư nhân lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ

USD. Sau 2 năm xây dựng, Nhà máy chính thức đưa vào vận hành cụm dây chuyền sản xuất giai đoạn I với công suất 200 nghìn tấn/năm.Tổng công suất thiết kế của nhà

máy lên đến 500 nghìn tấn/năm vào năm 2017.

– Với việc khánh thành Nhà máy sữa sạch tại huyện Nghĩa Đàn, Tập đoàn TH đã cơ bản hoàn thành chuỗi giá trị liên hoàn từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch, bao gồm quy hoạch vùng nguyên liệu, nhà máy sản xuất thức ăn, trang trại bò sữa, nhà máy chế biến sữa tươi lớn nhất Đông Nam Á và Hệ thống phân phối TH True Mart với những quy chuẩn công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.

– Nhà máy Sữa tươi sạch TH tại huyện Nghĩa Đàn có công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới và quy mô lớn nhất Đông Nam Á, được trang bị các thiết bị hiện đại nhập khẩu từ các nước G7 và châu Âu. Toàn bộ hệ thống vận hành được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001.

– Tổng thể các dây chuyền sản xuất được kiểm soát bởi các phần mềm mới nhất trên thế giới trong ngành chế biến sữa là TPM, TQM – Tổng quy mô đầu tư của dự án là 1,2 tỷ USD (giai đoạn 1: 350 triệu USD vừa được hoàn thành với sự kiện khánh thành Nhà máy sản xuất Sữa tươi sạch) trên tổng diện tích 37.000 ha (giai đoạn 1 là 8.100 ha).

– Doanh thu của TH True Milk từ khi hoạt động (cuối 2010) đến 2012 xấp xỉ 3.000 tỷ đồng, năm 2013 dự kiến xấp xỉ 4.000 tỷ đồng, 2015 là 15.000 tỷ, 2017 là 23.000 tỷ. Theo kế hoạch đến năm 2015, TH True Milk sẽ cung cấp 50% nguồn nguyên liệu sữa tươi sạch cả nước. Tổng số đàn bò sữa hiện tại là hơn là khoảng trên 30.000 con, dự kiến tăng lên 137.000 con vào năm 2017, chiếm khoảng 50% tổng đàn bò trong cả nước.

Tình hình tiêu thụ sữa tươi

Hiện trên thị trường sữa tươi thanh/ tiệt trùng đang có nhiều thương hiệu cùng kinh doanh: Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu, Cô Gái Hà Lan, Ba Vì, Love in Farm… Theo số liệu thống kê từ Euromonitor (2013), thị phần sữa tươi của Vinamilk chiếm gần 50%. TH true milk đứng ở vị trí thứ hai với 33% thị phần, tỷ lệ còn lại chia cho các thương hiệu sữa tươi thanh / tiệt trùng khác trên thị trường.

Hình 2.1: Thị phần sản phẩm sữa tươi tại thị trường Việt Nam

Năm 2013, Việt Nam tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa quy đổi ở mức 15 lít/người, trong đó, sữa tươi chiếm 5,1 lít/năm. Tuy nhiên, sản lượng sữa tươi tự sản xuất trong nước mới đạt 456.400 tấn trong năm 2013, chiếm 28%, tức là 72% còn lại là nguồn nhập khẩu. Mức tiêu thụ sữa tính theo đầu người tại thị trường Việt Nam so với các nước trong khu vực và so với thế giới còn thấp khoảng 18 lít/năm trong khi đó ở Thái Lan 34 lít/năm, 112 lít/năm ở Anh). Các sản phẩm sữa tươi giữ vị trí dẫn đầu trong ngành thực phẩm đồ uống, với mức tăng trưởng bình quân năm ở mức 12% ở thành thị và 20% ở nông thôn. Tới năm 2015, nhu cầu sữa của một người dân ước tính là 21

lít/người/năm, năm 2020 tương ứng là 27 lít/người/năm (công bố của Công ty Kantar

Worldpanel Việt Nam năm 2013).

2.3. Thực trạng về tình hình sản xuất và tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.3.1 Thực trạng về tình hình sản xuất sữa tươi

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay có hai nhà máy sản xuất sữa lớn đó là : nhà máy sản xuất sữa của công ty sữa Việt Nam Vinamilk và nhà máy sản xuất sữa sạch TH True milk và các vùng sản xuất sữa nguyên liệu cho hai nhà máy sữa này.

Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An

Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An đóng trên địa bàn phường Nghi Thu, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Nhà máy được đưa vào sản xuất 12/2005. Nhà máy Sữa Việt Nam được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện nay. Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.

Để cung cấp nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt và ổn định cho nhà máy, công ty Vinamilk đã chủ động xây dựng trang trại bò sữa của công ty tại địa bàn xã Đông Hiếu, huyện Nghĩa Đàn. Đây là trạng trại bò sữa thứ tư của Vinamilk sau trang trại ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng và Thanh Hóa. Trang trại có diện tích khoảng 36 héc ta, gồm chuồng trại, khu phụ trợ diện tích 6 héc ta và 30 héc ta trồng các giống cỏ năng suất cao.

Hình 2.2: Trang trại bò sữa Vinamilk tại Nghệ An

Chuồng trại được xây dựng theo công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn cao tương tự các trang trại chăn nuôi bò sữa hiện đại ở châu Âu như mái tôn lạnh chống nóng, quạt làm mát, hệ thống dọn phân tự động; ô nằm nghỉ của bò được lót nệm và máng uống nước.

Nhà máy sữa TH true milk: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà máy sữa TH true milk được xây dựng tại xã Nghĩa Sơn, Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Nhà máy đi vào hoạt động năm 2010 nhà máy Sữa tươi sạch nằm trong dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp lớn của Tập đoàn TH. Đây là dự án đầu tư tư nhân lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD. Sau 2 năm xây dựng, nhà máy chính thức đưa vào vận hành cụm dây chuyền sản xuất giai đoạn I với công suất 200 nghìn tấn/năm. Tổng công suất thiết kế của nhà máy lên đến 500 nghìn tấn/năm vào năm 2017. Đầu vào nguyên liệu của nhà máy được cung cấp là sữa bò tươi của trang trại TH Milk

Một phần của tài liệu Mô hình hóa sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm sữa tươi tại nghệ an (Trang 33)