Theo Cục chăn nuôi tình hình sản xuất sữa tươi từ năm 2012 và dự báo đến năm 2020 như sau:
Bảng 2.1: Dự báo sản lượng sữa tươi STT Năm Số bò (1000 con) Sản lượng sữa (1000 tấn)
Tăng giảm so với năm trước (%) 1 2012 191.762 432.092 15% 2 2013 220.526 486.556 15% 3 2014 253.605 559.539 15% 4 2015 291.646 643.47 15% 5 2016 320.811 707.817 10% 6 2017 352.892 778.599 10% 7 2018 388.181 856.459 10% 8 2019 427.002 942.105 10% 9 2020 469.701 10306.315 10%
(Nguồn: Cục chăn nuôi 2013)
Tình hình sản xuất của một số doanh nghiệp sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam: Đầu tư mạnh tay nhất vào lĩnh vực này là Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
(Vinamilk) khi doanh nghiệp này vừa đưa vào hoạt động “siêu nhà máy” sản xuất sữa nước tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư 2.400 tỉ đồng. Nhà máy có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 400 triệu lít sữa/năm, bằng công suất của 9 nhà máy sữa hiện nay của Vinamilk gộp lại, và sẽ tăng lên 800 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 2. Việc đưa nhà máy vào hoạt động sẽ giúp Vinamilk đạt mục tiêu tăng sản lượng sữa nước ở thị trường nội địa 10%/năm và doanh số 15%/năm, nâng thị phần sữa nước hiện nay từ 49,7% lên 60% trong thời gian tới. Hiện nay, mỗi ngày Vinamilk thu mua từ trang trại và bà con nông dân gần 500 tấn sữa tươi/ngày,
sản lượng này đáp ứng một nửa cho nhà máy mới
* FrieslandCampina Việt Nam cũng đang có trong tay lượng sữa bò tươi ở khắp các khu vực Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên với 35.000 con bò, tổng sản lượng sữa mỗi ngày khoảng 240 tấn.
* Nhà máy Sữa tươi sạch nằm trong Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp lớn của Tập đoàn TH. Đây là dự án đầu tư tư nhân lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ
USD. Sau 2 năm xây dựng, Nhà máy chính thức đưa vào vận hành cụm dây chuyền sản xuất giai đoạn I với công suất 200 nghìn tấn/năm.Tổng công suất thiết kế của nhà
máy lên đến 500 nghìn tấn/năm vào năm 2017.
– Với việc khánh thành Nhà máy sữa sạch tại huyện Nghĩa Đàn, Tập đoàn TH đã cơ bản hoàn thành chuỗi giá trị liên hoàn từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch, bao gồm quy hoạch vùng nguyên liệu, nhà máy sản xuất thức ăn, trang trại bò sữa, nhà máy chế biến sữa tươi lớn nhất Đông Nam Á và Hệ thống phân phối TH True Mart với những quy chuẩn công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.
– Nhà máy Sữa tươi sạch TH tại huyện Nghĩa Đàn có công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới và quy mô lớn nhất Đông Nam Á, được trang bị các thiết bị hiện đại nhập khẩu từ các nước G7 và châu Âu. Toàn bộ hệ thống vận hành được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001.
– Tổng thể các dây chuyền sản xuất được kiểm soát bởi các phần mềm mới nhất trên thế giới trong ngành chế biến sữa là TPM, TQM – Tổng quy mô đầu tư của dự án là 1,2 tỷ USD (giai đoạn 1: 350 triệu USD vừa được hoàn thành với sự kiện khánh thành Nhà máy sản xuất Sữa tươi sạch) trên tổng diện tích 37.000 ha (giai đoạn 1 là 8.100 ha).
– Doanh thu của TH True Milk từ khi hoạt động (cuối 2010) đến 2012 xấp xỉ 3.000 tỷ đồng, năm 2013 dự kiến xấp xỉ 4.000 tỷ đồng, 2015 là 15.000 tỷ, 2017 là 23.000 tỷ. Theo kế hoạch đến năm 2015, TH True Milk sẽ cung cấp 50% nguồn nguyên liệu sữa tươi sạch cả nước. Tổng số đàn bò sữa hiện tại là hơn là khoảng trên 30.000 con, dự kiến tăng lên 137.000 con vào năm 2017, chiếm khoảng 50% tổng đàn bò trong cả nước.
Tình hình tiêu thụ sữa tươi
Hiện trên thị trường sữa tươi thanh/ tiệt trùng đang có nhiều thương hiệu cùng kinh doanh: Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu, Cô Gái Hà Lan, Ba Vì, Love in Farm… Theo số liệu thống kê từ Euromonitor (2013), thị phần sữa tươi của Vinamilk chiếm gần 50%. TH true milk đứng ở vị trí thứ hai với 33% thị phần, tỷ lệ còn lại chia cho các thương hiệu sữa tươi thanh / tiệt trùng khác trên thị trường.
Hình 2.1: Thị phần sản phẩm sữa tươi tại thị trường Việt Nam
Năm 2013, Việt Nam tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa quy đổi ở mức 15 lít/người, trong đó, sữa tươi chiếm 5,1 lít/năm. Tuy nhiên, sản lượng sữa tươi tự sản xuất trong nước mới đạt 456.400 tấn trong năm 2013, chiếm 28%, tức là 72% còn lại là nguồn nhập khẩu. Mức tiêu thụ sữa tính theo đầu người tại thị trường Việt Nam so với các nước trong khu vực và so với thế giới còn thấp khoảng 18 lít/năm trong khi đó ở Thái Lan 34 lít/năm, 112 lít/năm ở Anh). Các sản phẩm sữa tươi giữ vị trí dẫn đầu trong ngành thực phẩm đồ uống, với mức tăng trưởng bình quân năm ở mức 12% ở thành thị và 20% ở nông thôn. Tới năm 2015, nhu cầu sữa của một người dân ước tính là 21
lít/người/năm, năm 2020 tương ứng là 27 lít/người/năm (công bố của Công ty Kantar
Worldpanel Việt Nam năm 2013).