Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 83 - 98)

3.3.2.1. Hạn chế về quản lý thu ngân sách nhà nước

Một là: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữa các ban ngành với ngành thuế trong quá trình quản lý thu thuế còn hạn chế.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện Yên Mỹ đối với công tác quản lý thu thuế có khi chưa thường xuyên, liên tục, quyết liệt, thường chỉ tập trung vào quý 1 và quý 4 để đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu được tỉnh giao.

Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn chưa thật sự quan tâm đến công tác thuế, chưa phát huy được vai trò của Hội đồng tư vấn thuế ở địa phương, một số nơi còn có tư tưởng không chỉ đạo, không phối hợp thì cũng đã có ngành thuế thu, ngân sách địa phương thì nghiễm nhiên được hưởng theo tỷ lệ điều tiết đã được HĐND tỉnh quy định.

Các ban ngành chưa thực sự quan tâm phối hợp với ngành thuế trong công tác quản lý thu thuế, đôi khi còn có quan điểm cho rằng công tác quản lý thu thuế là của ngành thuế. Thực tế cho thấy ở nơi nào sự phối hợp giữa các ban ngành và ngành thuế tốt, nhịp nhàng thì nơi đó hiệu quả công tác quản lý thu thuế tăng lên đáng kể. Ngoài ra công tác phối hợp giữ vai trò rất quan trọng trong trường hợp chống thất thu, thu nợ (nhất là các trường hợp cưỡng chế thu hồi nợ thuế), khi quan điểm của các cơ quan bảo vệ pháp luật thống nhất cao và ủng hộ ngành thuế thì dứt khóat thu được nợ còn không thì ngược lại.

Hai là: Công tác cải cách hành chính trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế, sử dụng hoá đơn tuy có một số tiến bộ bước đầu, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD phát triển. Thủ tục hành chính trong quản lý kê khai thuế còn quá rườm rà qua nhiều thủ tục, nhiều bước. Mặc dù đã có việc cải cách hành chính đối với vấn đề này nhưng qua thực tế cho thấy sự phiền hà về thủ tục trong việc kê khai tính thuế nộp thuế còn còn rất lớn.

75

Ba là: Công tác ủy nhiệm thu cũng bộc lộ một số hạn chế. Thực hiện ủy nhiệm thu là công tác mới nên bước đầu không tránh khỏi những lúng túng trong việc triển khai, trong đó nhân tố cán bộ rất cần phải chú ý khắc phục. Năng lực kém dẫn đến việc thu nộp tiền thuế chưa chính xác, thu thấp không có hóa đơn, có hiện tượng lạm thu đối với hộ kinh doanh có thu nhập thấp.

Cán bộ thiếu kiên quyết, ngại va chạm, còn nể nang do có khi đối tượng nộp thuế là người thân, hàng xóm, bà con...(trường hợp này không chỉ xảy ra riêng đối với cán bộ ủy nhiệm thu mà có nơi còn cả cán bộ chủ chốt của địa phương).

Bốn là: Công tác kế hoạch hoá nguồn thu chưa được coi trọng đúng mức. Đây là một trong những hạn chế lớn hiện nay về công tác quản lý thu ngân sách. Cơ quan quản lý thu ngân sách chưa làm tốt công tác kế hoạch hóa các nguồn thu để từ đó có biện pháp quản lý và thu đúng, thu đủ. Hạn chế này thể hiện ở chỗ chưa nắm chắc được khả năng nguồn thu trên địa bàn bao gồm các nguồn thu đã có, nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó có biện pháp đa dạng hóa các nguồn thu. Đối với nguồn thu chính là thuế ngoài quốc doanh do không có kế hoạch hóa nguồn thu đối với khu vực này cho nên thiếu cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý nhằm thu đúng, thu đủ. Ngoài ra do chưa có chiến lược phát triển nguồn thu nên buộc phải tập trung quản lý thu đối với các đơn vị doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có với mức thuế tương đối cao để nhằm đạt được dự toán được giao.

Năm là: Công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chưa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính. Dự toán thu là cơ sở để điều hành, quản lý thu ngân sách nhưng chưa được xây dựng một cách có khoa học, thường tham khảo số kiểm tra của Sở Tài chính tỉnh và tình hình thu ngân sách năm hiện hành, dự ước khả năng phát triển KT-XH của năm kế hoạch đề ra dự toán thu (tuy nhiên số kiểm tra của Sở Tài chính thường cũng dựa trên số kiểm tra của Bộ Tài chính mà thông báo cho các huyện, thị xã, huyện thuộc tỉnh). Trong thực tiễn xây dựng dự toán thường dựa vào yếu tố chủ quan, kinh nghiệm. Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân công tác kế hoạch hóa nguồn thu còn yếu, ngoài ra còn có

76

nguyên nhân khách quan là thường bị áp đặt của cơ quan cấp trên về số thu ngân sách nhất là thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Sáu là: Tình trạng thất thu thuế, sót hộ, nợ đọng thuế, dây dưa, gian lận thương mại còn phổ biến. Đây là một trong những yếu kém mà nhiều năm nay ngành thuế của huyện vẫn chưa khắc phục được. Mặc dù tổng số thu hàng năm đều vượt so với dự toán được giao nhưng trong đó rất nhiều loại thuế còn thất thu lớn. Tình trạng thất thu về thuế được phân tích cụ thể như:

Thất thu về thuế ngoài quốc doanh là khoản thất thất thu rất lớn từ 25-30%, tập trung vào các đối tượng kinh doanh nhỏ, lĩnh vực ăn uống, dịch vụ, nhà hàng khách sạn. Tình trạng sót hộ là phổ biến nhất là đối với hộ kinh doanh cá thể, số lượng hộ kinh doanh Chi cục thuế quản lý thu thuế thường thấp hơn so với báo cáo của cơ quan đăng ký kinh doanh. Ngoài ra tình trạng gian lận thương mại, khai giảm doanh thu để trốn thuế diễn ra hết sức phức tạp đôi khi diễn ra vượt quá khả năng kiểm soát của ngành thuế. Mặt khác, các doanh nghiệp NQD còn có thủ đoạn mua bán hóa đơn, kê khai khống chứng từ, lập hồ sơ giả để nhằm mục đích được hưởng các khoản hoàn thuế.

Hiện nay, có hơn 2.800 đơn vị tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện thường xuyên sử dụng ấn chỉ thuế và hàng trăm lượt hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn lẻ. Nhưng đơn vị nghiêm túc thực hiện chiếm tỷ lệ 80% và số đơn vị đã để mất hoá đơn, cơ quan thuế đã xử lý chiếm 5%. Điều này cho thấy nhiều đơn vị đã tìm mọi cách để trốn thuế mà ngành thuế khó có thể kiểm soát được.

Việc quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đã dùng nhiều thủ đoạn để giảm lợi nhuận nhằm giảm thuế phải nộp. Nhiều doanh nghiệp đã khai báo không cụ thể và chính xác, dẫn đến việc thu thuế đối với các doanh nghiệp này đạt tỷ lệ còn thấp (trong 4 năm qua có hơn 30% doanh nghiệp không đạt kế hoạch số thuế phải nộp).

Đặc biệt là hoạt động mua bán, chuyển nhượng nhà đất, thuế thu nhập, thuế đánh vào các hoạt động xây dựng tỷ lệ thất thu còn lớn và trên thực tế không kiểm soát được.

77

Tình trạng nợ đọng thuế còn lớn và có xu hướng ngày càng tăng, trong đó số nợ khó thu chiếm tỷ lệ không phải là nhỏ. Chi cục thuế cũng chưa thật sự kiên quyết trong việc tham mưu UBND huyện Yên Mỹ ban hành các quyết định cưỡng chế hành chính để thu hồi nợ đọng đối với các trường hợp có điều kiện trả nợ thuế nhưng dây dưa, chây ỳ không chịu trả, ngoài ra công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan như công an, viện kiểm sát, UBND các xã, thị trấn trong việc đôn đốc thu hồi nợ thuế cũng chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả.

3.3.2.2. Hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước Đối với quản lý chi đầu tư phát triển

Một là: Kế hoạch xây dựng cơ bản (XDCB) hàng năm của huyện chưa được xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, nhiều trường hợp chưa đảm bảo quy định, gây lãng phí và hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện:

Bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, phân tán, chưa định hình cơ cấu, tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư cho từng ngành, theo lĩnh vực, còn bị động do phụ thuộc vào phân cấp vốn đầu tư của tỉnh hàng năm. Nhiều lĩnh vực rất cần thiết phải đầu tư nhưng chưa được quan tâm đúng mức như: cải thiện vệ sinh môi trường, giao thông nông thôn, điện chiếu sáng các xã, cải tạo mở rộng các trục giao thông chính của huyện…

Nhiều công trình chưa được thẩm định sự cần thiết đầu tư một cách chặt chẽ, chưa xác định chắc chắn hiệu quả KT-XH sau đầu tư của công trình đó mang lại. Nhiều khi công trình được bố trí từ ý chí chủ quan của một vài đồng chí lãnh đạo vì lợi ích nhóm hoặc chỉ là ý kiến của đại biều hội đồng nhân dân (phản ảnh nguyện vọng của cử tri nơi đại biều đó ứng cử).

Hai là: Chất lượng công tác đấu thầu chưa cao. Công tác nghiệm thu nhiều trường hợp còn sơ sài, chưa đảm bảo đầy đủ thủ tục theo quy định. Chất lượng công trình chưa được quản lý một cách chặt chẽ, nhiều công trình chất lượng kém, mau xuống cấp; chất lượng công tác tư vấn giám sát chưa cao, nhiều đơn vị tư vấn giám sát không đảm bảo có mặt tại hiện trường đúng theo quy định của hợp đồng, chất lượng giám sát kém, có trường hợp còn thông đồng với bên thi công làm cho chất lượng công trình không đảm bảo.

78

Ba là: Tiến độ triển khai các dự án chậm, không đảm bảo hoàn thành trong năm nhất là một số dự án lớn dẫn đến chuyển tiếp, chuyển nợ nhiều, hậu quả là huyện không hoàn thành kế hoạch đầu tư trong một số năm.

Đối với quản lý chi thường xuyên

Những tồn tại, yếu kém trên lĩnh vực quản lý chi thường xuyên tập trung ở các vấn đề như: xây dựng định mức chi, lập dự toán chi, chấp hành dự toán và quyết toán các khoản chi thường xuyên.

Một là: Công tác xây dựng định mức chi chưa sát thực tế

Đối với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách: là đơn vị hành chính thuộc tỉnh nên huyện không có thẩm quyền ban hành các định mức phân bổ ngân sách, thẩm quyền này thuộc về HĐND và UBND tỉnh. Trong giai đoạn 2010 – 2014 tỉnh đã hai lần ban hành các định mức phân bổ ngân sách cho các thời kỳ ổn định ngân sách 2005-2010 và 2010-2014, các định mức này tương đối toàn diện trên các lĩnh vực để làm cơ sở xây dựng dự toán chi ngân sách cho các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách. Tuy nhiên các định mức này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, thể hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ để xây dựng định mức chưa đủ cơ sở khoa học vững chắc, chưa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều khi vẫn còn mang tính bình quân. Đối với khối huyện, thị xã, các định mức phần lớn chỉ dựa trên tiêu chí dân số mà chưa xem xét đến điều kiện KT-XH và các yếu tố đặc thù của từng nơi. Một số nội dung chi không có định mức cụ thể, chỉ quy định một tỷ lệ phần trăm trên tổng chi thường xuyên (như chi SNKT được tính 12%/tổng chi thường xuyên, chi khác ngân sách tính 2%/tổng chi thường xuyên…) không thật sự hợp lý mà thực chất là cân đối chung toàn tỉnh rồi phân bổ lại cho cấp huyện. Định mức chi quản lý hành chính cũng mang tính bình quân giữa các lĩnh vực quản lý nhà nước, các tổ chức Chính trị - Xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp là chưa phù hợp.

Nhiều nội dung chi chưa thể hiện được vào định mức phân bổ ngân sách như chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, những nội dung này thường chỉ giải quyết được trong quá trình thực hiện dự toán trên cơ sở khả năng tăng thu của ngân

79

sách. Điều này cũng có nguyên nhân nhiều khi do khả năng ngân sách chưa thể cân đối được khi xây dựng định mức.

Hai là: Công tác lập dự toán chi thường xuyên còn nhiều yếu kém.

Quy trình lập dự toán chi thường xuyên theo quy định của Luật NSNN rất phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bước, tốn rất nhiều thời gian, công sức của các đơn vị cơ sở và cơ quan tài chính các cấp. Hạn chế lớn nhất ở đây là trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu, thường không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phương pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian, phổ biến là lập cho có. Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống.

Công tác lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách còn chậm về thời gian theo quy định, thường là không đủ thời gian chuẩn bị do thời gian giữa kỳ họp HĐND tỉnh và HĐND huyện quá ngắn. Đối với cấp huyện công tác này không thực chất vì phải thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh giao.

Đối với cấp huyện thuộc tỉnh việc xây dựng các kế hoạch ngân sách trung và dài hạn khó thực hiện được vì nó phụ thuộc vào phân cấp ngân sách trong từng thời kỳ ổn định và định hướng phát triển KT-XH của địa phương, do đó nảy sinh tâm lý bị động, trông chờ vào cấp trên. Điều này dẫn đến hậu quả là hạn chế trong việc xác định thứ tự ưu tiên, cơ cấu và nội dung các khoản chi thường xuyên cũng như khả năng đề ra chiến lược chi thường xuyên.

Ba là: Việc chấp hành dự toán chi thường xuyên

Việc phân bổ chi tiết không sát với yêu cầu chi thực tế, điều này thường xảy ra đối với các đơn vị dự toán cấp 1 có các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, các đơn vị này thường có xu hướng muốn giữ lại một phần dự toán chi thường xuyên của các đơn vị trực thuộc dưới danh nghĩa phục vụ cho các nhiệm vụ chung của ngành (ví dụ Phòng giáo dục).

Do việc phân bổ dự toán chưa thực sự sát với như cầu chi nên thường xảy ra tình trạng mục thừa, mục thiếu nên phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chính và kiểm soát chi của KBNN cung cấp

80

Công tác quản lý chi thường xuyên trên lĩnh vực sự nghiệp kinh tế chưa được quan tâm đúng mức, cụ thể là khoản chi này chủ yếu là miễn giảm thủy lợi phí trong khi còn nhiều việc khác cần làm như đẩy nhanh việc dồn thửa, đổi ruộng, xây dựng, tu sửa hệ thống trạm bơm, kênh mương…

Tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên còn lớn và tương đối phổ biến. Thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, không cần thiết, không đúng tiêu chuẩn, định mức; chi tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn mang tính chất phô trương, hình thức, gây tốn kém cho ngân sách.

Việc phân bổ ngân sách còn thiếu hợp lý hoặc nguồn NS ít nên không đáp ứng đủ nhu cầu chi thực tế tại một số ban ngành, đoàn thể dẫn tới việc triển khai chức năng nhiệm vụ kém hiệu quả (điển hình như công tác tuyên truyền vận động).

Công tác thanh tra kiểm tra tuy có tiến hành thường xuyên nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, nhiều trường hợp còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm về tài chính, ngân sách, chưa kết hợp được thanh tra với phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí chi thường xuyên để tham mưu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách.

Công tác kiểm soát chi của KBNN cơ bản bảo đảm đúng quy định, tuy nhiên cũng còn nhiều trường hợp bị “lọt lưới”, mặt khác công tác cải cách thủ tục hành chính của KBNN còn chậm, giải quyết công việc đôi khi còn cứng nhắc, gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong quan hệ giao dịch với kho bạc. Nhiều

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 83 - 98)