Bài học cho huyện Yên Mỹ

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 47)

Qua nghiên cứu công tác quản lý thu, chi ngân sách ở hai địa phương trên có thể thấy việc quản lý NSNN tại huyện Mỹ Hào ưu việt hơn các huyện khác ở những điểm sau:

39

Công tác ủy nhiệm thu: Mỹ Hào tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu

làm tăng thu cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các xã, thị trấn trong công tác thu ngân sách.

Công khai tài chính: Mỹ Hào coi việc thực hiện công khai tài chính ngân

sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Đây là những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu mà Yên Mỹ cần học tập trong công tác quản lý NSNN của huyện.

40 CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận duy vật biện chứng là phương pháp cơ bản được sử dụng đối với nhiều môn khoa học khác nhau. Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động phát triển không ngừng. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Phép duy vật biện chứng coi nguốn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép duy vật biện chứng cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Trong luận văn sử dụng phương pháp này vì việc nghiên cứu quản lý NSNN huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên xuất phát từ thực tiễn khách quan và với mục đích phục vụ thực tiễn. Trong luận văn cũng thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa các hiện tượng, quá trình kinh tế liên quan đến quản lý NSNN. Việc quản lý NS tốt có nghĩa là việc phân bổ NS hợp lý, việc thu, chi NS có hiệu quả dẫn đến kinh tế phát triển, xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế văn hóa, giáo dục, kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo tiến bộ xã hội từ đó tác động tích cực trở lại, tạo ra nguồn thu cho NS. Hai mối quan hệ được gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu.

2.2. Các phương pháp cụ thể

2.2.1. Nghiên cứu tài liệu, kết hợp logic với lịch sử

Quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Yên Mỹ được nghiên cứu cả về thực tiễn và lý luận. Việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngân sách ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên là xuất phát từ thực tiễn, từ điều kiện lịch sử cụ thể của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Quan hệ logic là quan hệ tất nhiên, nó nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó.

2.2.2. Trừu tượng hóa khoa học

Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học kinh tế chính trị. Trong luận văn khi phân tích cơ sở lý luận của quản lý NSNN, luận văn chọn những vấn đề cốt lõi,

41

bản chất, đặc trưng của NSNN, quản lý NSNN để nghiên cứu nhằm hình thành khung phân tích của luận văn. Trong phân tích đánh giá thực trạng ở chương 3, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực tiễn những nội dung chủ yếu của quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Mỹ, chỉ ra những hạn chế chủ yếu và những nguyên nhân chính của hạn chế ấy, đồng thới xác định những vấn đề đặt ra cho công tác này.

Trong xác định giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Yên Mỹ, tác giả đề xuất các giải pháp cơ bản, chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến công tác quản lý NSNN ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Luận văn đi từ nghiên cứu lý luận đến phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp, đây chính là thể hiện đi từ trừu tượng đến cụ thể.

2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược với phân tích nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai hương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

42

Trong luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu. Các nội dung liên quan có sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp gồm:

Phân tích quy mô, xu hướng, cơ cấu thu, chi ngân sách, hiệu quả của nó đối với phát triển kinh tế huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 – 2014 để đánh giá được xu hướng chung từng nội dung, trả lời được các câu hỏi liên quan: Thu, chi NS có ổn định và hiệu quả hay không và có dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ không. Từ đó tổng hợp được thực trạng thu, chi NS của huyện Yên Mỹ trong giai đoạn nghiên cứu.

Ngoài ra, đi sâu vào từng nội dung, đề tài vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để đạt được mục đích nghiên cứu ví dụ như: Phân tích và tổng hợp những điều kiện ảnh hưởng đến thu chi ngân sách của huyện Yên Mỹ…

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu 2.2.4.1. Nguồn số liệu được thu thập 2.2.4.1. Nguồn số liệu được thu thập

Nguồn số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

Chi cục thống kê huyện Yên Mỹ: Niên giám thống kê các năm 2010-2014, các báo cáo thống kê có liên quan.

Văn phòng huyện Yên Mỹ: Nghị quyết đại hội đảng các cấp, các văn bản, báo cáo, số liệu có liên quan.

Văn phòng HĐND và UBNN huyện Yên Mỹ: Nghị quyết HĐND huyện Yên Mỹ từ năm 2010 đến năm 2014, Quy hoạch phát triển KT-XH huyện Yên Mỹ đến năm 2020, các kế hoạch, báo cáo và các văn bản có liên quan.

Phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Yên Mỹ: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Yên Mỹ: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

Phòng Tài nguyên môi trường huyện Yên Mỹ: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

43

Phòng Kinh tế hạ tầng, NN&PTNT, Văn hóa thông tin: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

Văn phòng UBNN một số xã, thị trấn: Các báo cáo, số liệu tổng hợp cố liên quan.

2.2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

a. Xử lý thông tin định tính

Từ việc nghiên cứu tài liệu thu được các thông tin định tính. Thực hiện xử lý logic với loại thông tin này. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện.

Xử lý thông tin định tính được dùng để nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề thu, chi ngân sách tác động đến phát triển kinh tế, xã hội; nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong thu, chi ngân sách như xác định tính ổn định trong các chỉ tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nội nghành kinh tế…

Quy trình thực hiên xử lý thông tin định tính của đề tài được thực hiện bắt đầu từ việc thu thập qua các phương pháp quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu…xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập được. Bước tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính, tức là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

b. Xử lý thông tin định lượng

Cũng từ việc nghiên cứu tài liệu thu được các thông tin định lượng và tiến hành xử lý đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán học để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm sau đó xắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bầy dưới nhiều dạng như: Những con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, phân tích chỉ số trung bình…

2.2.5. Phương pháp so sánh.

Phương pháp này được tác giả sử dụng trong chương 3. Qua việc quan sát số liệu thu, chi NSNN hàng năm của huyện, tác giả so sánh các số liệu để thấy được quy mô, sự phát triển kinh tế xã hội của huyện qua quy mô của NSNN được sử

44

dụng qua các năm, so sánh giữa số liệu thu, chi thực hiện được với số liệu dự toán bằng việc tính tỷ lệ phần trăm thực hiện trên dự toán để thấy được chất lượng công tác lập dự toán có sát hay không, có đạt kế hoạch hay không, so sánh số liệu thu, chi giữa các năm bằng việc tính tốc độ phát triển liên hoàn để biết được tốc độ phát triển mỗi năm, đồng thời so sánh quy mô của các khoản chi qua việc tính toán tỷ lệ phần trăm trong thu, chi cân đối của huyện. Qua đó làm bộc lộ ra chất lượng của công tác quản lý NSNN hàng năm của huyện.

45 CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010-2014

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Mỹ

Vị trí địa lý: Yên Mỹ là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên thuộc

vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Ân Thi, Phía Tây giáp huyện Văn Giang, Phía Tây Nam và Nam Giáp huyện Khoái Châu, Phía Bắc Giáp huyện Mỹ Hào, là địa bàn trung tâm đầu mối của tỉnh. Huyện nằm trên tỉnh lộ 39A cách trung tâm tỉnh lỵ 25 km và có quốc lộ 5A chạy qua. Vị trí địa lý của Yên Mỹ tạo cơ hội thuận lợi để liên doanh, liên kết với các tỉnh và huyện bạn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư ở Yên Mỹ.

Đất đai: Huyện Yên Mỹ có 16 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 9250,1ha

trong đó đất nông nghiệp chiếm 62,5%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 4%, đất ở chiếm 12,6% đất chuyên dùng chiếm 20,4%, đất, đất sông và mặt nước chiếm 3%, đất chưa sử dụng chiếm 0,3%, đất khác chiếm 1,2% diện tích - toàn bộ là đồng bằng.

Giao thông: Toàn huyện có 585 km đường bộ, đã rải nhựa được 100%, đường

thôn đã bê tông được 67,9%. Các tuyến giao thông trục phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ trong đó có tỉnh lộ 39A là con đường trọng yếu cahỵ qua (nối đoạn từ Phố Nối (quốc lộ 5A) xuống thị xã Hưng yên) và một đoạn rất ngắn của quốc lộ 5A đi qua địa bàn xã Giai Phạm dài 3 km – là con đường huyết mạch nối Thu đô Hà Nội với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với đặc điểm giao thông như vậy, Yên Mỹ có điều kiện thuận lợi để lưu thông trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Cấp điện: Mạng điện quốc gia đã được kéo về tới 17/17 xã, thị trấn để phục

vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế huyện.

46

Lao động: Nguồn lao động của huyện là rất lớn. Số người trong độ tuổi lao

động năm 2011 là 88.154/136.314 dân số đạt tỷ lệ 64,7%, năm 2012 là 89.300/138.086 dân số đạt tỷ lệ 66,7%, năm 2013 là 91.021/137.397 dân số đạt tỷ lệ 66,2%, năm 2014 là…dân số đạt tỷ lệ phần trăm là nguồn chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất của huyện.

Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu Đơn

vị tính

Sự dịch chuyển cơ cấu giai đoạn 2010-2014

2010 2011 2012 2013 2014

Nông nghiệp % 20,29 20,66 19,43 16,88 15,55

CN xây dựng % 42,01 43,07 44,08 44,77 45,32

Thương mại dịch vụ % 37,7 36,27 36,49 38,35 39,13

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Mỹ

Tính theo giá trị tăng thêm thì giai đoạn 2010 – 2014 nền kinh tế của huyện tăng trưởng với mức 16,748%, (năm 2010 là 22,5%, năm 2011 là 20,45%, năm 2012 là 15,87%, năm 2013 là 12,97% năm 2014 là 11,95%)

Trong đó: Nông nghiệp tăng 1,21%; Công nghiệp xây dựng tăng 16,29%; Thương mại dịch vụ tăng 18,04%/năm.

Tuy có những thế mạnh về vị trí, đất đai, giao thông, lao động...kể trên nhưng việc khai thác sử dụng các thế mạnh vẫn còn hạn chế do cơ chế thu hút đầu tư của huyện, trình độ khai thác nguồn thu của lãnh đạo huyện còn hạn chế, hơn nữa các khu công nghiệp hiện nay đều do tỉnh quản lý mà chưa giao cho huyện nên chưa phát huy tính chủ động trong việc tạo ra nguồn thu, khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn, nên chưa thu hút đấu tư mạnh trên địa bàn nên cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, kinh tế có xu hướng phát triển chậm dần, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 15,31%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ

Lực lượng lao động đông nhưng trình độ dân trí, trình độ văn hoá, chuyên môn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông từ nơi khác di cư vào thiếu vốn. Đây

47

cũng là trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế, cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập.

Tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, vững chắc, tăng trưởng từ nội bộ thấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ. Hoạt động thương mại - dịch vụ chưa mạnh để tạo đà cho kích thích sản xuất phát triển. Năng lực của các doanh nghiệp còn yếu kém, khả năng thích ứng với các tác động của lạm phát, suy giảm kinh tế rất chậm, không huy động được vốn, không tìm kiếm được thị trường nên sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn.

Đầu tư ngân sách nhà nước còn dàn trải, hiệu quả không cao. Nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế còn hạn chế, nhiều dự án tiến độ chậm so với tiến độ quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư.

3.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

3.2.1. Bộ máy quản lý NSNN huyện Yên Mỹ

a. Vị trí, chức năng

Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực: Tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)