Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Mỹ

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 54 - 56)

Vị trí địa lý: Yên Mỹ là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên thuộc

vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Ân Thi, Phía Tây giáp huyện Văn Giang, Phía Tây Nam và Nam Giáp huyện Khoái Châu, Phía Bắc Giáp huyện Mỹ Hào, là địa bàn trung tâm đầu mối của tỉnh. Huyện nằm trên tỉnh lộ 39A cách trung tâm tỉnh lỵ 25 km và có quốc lộ 5A chạy qua. Vị trí địa lý của Yên Mỹ tạo cơ hội thuận lợi để liên doanh, liên kết với các tỉnh và huyện bạn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư ở Yên Mỹ.

Đất đai: Huyện Yên Mỹ có 16 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 9250,1ha

trong đó đất nông nghiệp chiếm 62,5%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 4%, đất ở chiếm 12,6% đất chuyên dùng chiếm 20,4%, đất, đất sông và mặt nước chiếm 3%, đất chưa sử dụng chiếm 0,3%, đất khác chiếm 1,2% diện tích - toàn bộ là đồng bằng.

Giao thông: Toàn huyện có 585 km đường bộ, đã rải nhựa được 100%, đường

thôn đã bê tông được 67,9%. Các tuyến giao thông trục phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ trong đó có tỉnh lộ 39A là con đường trọng yếu cahỵ qua (nối đoạn từ Phố Nối (quốc lộ 5A) xuống thị xã Hưng yên) và một đoạn rất ngắn của quốc lộ 5A đi qua địa bàn xã Giai Phạm dài 3 km – là con đường huyết mạch nối Thu đô Hà Nội với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với đặc điểm giao thông như vậy, Yên Mỹ có điều kiện thuận lợi để lưu thông trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Cấp điện: Mạng điện quốc gia đã được kéo về tới 17/17 xã, thị trấn để phục

vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế huyện.

46

Lao động: Nguồn lao động của huyện là rất lớn. Số người trong độ tuổi lao

động năm 2011 là 88.154/136.314 dân số đạt tỷ lệ 64,7%, năm 2012 là 89.300/138.086 dân số đạt tỷ lệ 66,7%, năm 2013 là 91.021/137.397 dân số đạt tỷ lệ 66,2%, năm 2014 là…dân số đạt tỷ lệ phần trăm là nguồn chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất của huyện.

Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu Đơn

vị tính

Sự dịch chuyển cơ cấu giai đoạn 2010-2014

2010 2011 2012 2013 2014

Nông nghiệp % 20,29 20,66 19,43 16,88 15,55

CN xây dựng % 42,01 43,07 44,08 44,77 45,32

Thương mại dịch vụ % 37,7 36,27 36,49 38,35 39,13

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Mỹ

Tính theo giá trị tăng thêm thì giai đoạn 2010 – 2014 nền kinh tế của huyện tăng trưởng với mức 16,748%, (năm 2010 là 22,5%, năm 2011 là 20,45%, năm 2012 là 15,87%, năm 2013 là 12,97% năm 2014 là 11,95%)

Trong đó: Nông nghiệp tăng 1,21%; Công nghiệp xây dựng tăng 16,29%; Thương mại dịch vụ tăng 18,04%/năm.

Tuy có những thế mạnh về vị trí, đất đai, giao thông, lao động...kể trên nhưng việc khai thác sử dụng các thế mạnh vẫn còn hạn chế do cơ chế thu hút đầu tư của huyện, trình độ khai thác nguồn thu của lãnh đạo huyện còn hạn chế, hơn nữa các khu công nghiệp hiện nay đều do tỉnh quản lý mà chưa giao cho huyện nên chưa phát huy tính chủ động trong việc tạo ra nguồn thu, khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn, nên chưa thu hút đấu tư mạnh trên địa bàn nên cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, kinh tế có xu hướng phát triển chậm dần, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 15,31%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ

Lực lượng lao động đông nhưng trình độ dân trí, trình độ văn hoá, chuyên môn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông từ nơi khác di cư vào thiếu vốn. Đây

47

cũng là trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế, cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập.

Tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, vững chắc, tăng trưởng từ nội bộ thấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ. Hoạt động thương mại - dịch vụ chưa mạnh để tạo đà cho kích thích sản xuất phát triển. Năng lực của các doanh nghiệp còn yếu kém, khả năng thích ứng với các tác động của lạm phát, suy giảm kinh tế rất chậm, không huy động được vốn, không tìm kiếm được thị trường nên sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn.

Đầu tư ngân sách nhà nước còn dàn trải, hiệu quả không cao. Nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế còn hạn chế, nhiều dự án tiến độ chậm so với tiến độ quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)