- Căn cứ vào việc điều tra sơ bộ khu vực nghiên cứu lập 3 OTC cho mỗi vị trí
W khô (kg/lp) = khô (kg/ha) * Slp
5.1.2. Kết luận về lượng cacbon hấp thụ trong các vị trí
Lượng cacbon tích lũy trong cây Keo tai tượng tỉ lệ thuẩn với các chỉ tiêu sinh trưởng D1.3 và Hvn của Keo tai tượng nhưng bên cạnh đó còn phụ thuộc vào mật độ lâm phần Keo tai tượng. Đề tài chúng tôi đã xác định được
- Đề tài đã xác định được lượng sinh khối tươi của tầng cây cao là 241,25 tấn/ha, cây bụi thảm tươi là 8,5 tấn/ha, thảm mục là 5,27 tấn/ha.
- Đề tài đã xác định được khối lượng khô tầng cây cao 122,26 tấn/ha, cây bụi thảm tươi là 3,38 tấn/ha, tầng thảm mục là 3,57 tấn/ha.
- Đề tài đã xác định trữ lượng tích tụ cacbon trong rừng Keo tai tượng trồng thâm canh là: 64,14 tấn/ha.
- Đề tài xác định tổng lượng cacbon tích lũy trong đất là 49,74 tấn/ha. - Đề tài xác định được lượng cacbon tích lũy trong toàn lâm phần rừng Keo tai tượng thuần loài là 113,88 tấn/ha, như vậy lượng tích lũy CO là
5.2. Tồn tại
Do thời gian còn hạn chế nên chỉ xác định được sinh trưởng của Keo tai tượng thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng D1.3, Hvn và xác định được lượng cacbon tích lũy trong lâm phần Keo tai tượng tại huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc.
Chưa tìm hiểu được công tác chọn giống, kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc từng chu kì phát triển của lâm phần cũng như điều tra sản lượng hàng năm cụ thể của từng vị trí.
Chưa mở rộng được điều tra toàn huyện mà chỉ dừng lại ở xã Vân Trục của huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc
Do năng lực, kinh phí của bản thân còn hạn hẹp, thời gian thực tập ngắn nên đề tài không thực hiện xác định tỷ lệ cacbon theo nhiều phương pháp và kế thừa tỷ lệ hàm lượng cacbon tích lũy trong sinh khối đã nghiên cứu bởi các nhà khoa học, để xác định nhanh lượng tích lũy cacbon trong lâm phần.