- Căn cứ vào việc điều tra sơ bộ khu vực nghiên cứu lập 3 OTC cho mỗi vị trí
W khô (kg/lp) = khô (kg/ha) * Slp
4.1.3. Kết quả nghiên cứu về phẩm chất cây
Phẩm chất cây là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả của việc trồng rừng, phẩm chất cây tốt hay xấu thể hiện việc chăm sóc của chủ rừng cũng như điều kiện của khu vực trồng rừng, giống cây trồng của nhà cung cấp. Việc đánh giá phẩm chất cây dựa vào sự sinh trưởng thực tế của cây Keo tai tượng trong lâm phần nghiên cứu. Chi tiêu đánh giá cụ thể như sau: - Phân cấp chất lượng sinh trưởng của cây Keo tai tượng như sau:
+ Cây tốt (A): Là những cây không cụt ngọn, cong queo, sâu bệnh, có đường kính lớn, vượt tán hoặc tham gia tạo tầng tán chính của lâm phần.
+ Cây trung bình (B): Là những cây không cụt ngọn, cong queo, sâu bệnh, có đường kính trung bình, tham gia tạo tầng tán chính của lâm phần.
+ Cây xấu (C): Là những cây cụt ngọn, cong queo, sâu bệnh, bị các cây khác chèn ép, đường kính nhỏ.
Sau khi điều tra ngoại nghiệp đánh giá phẩm chất ngoài thực địa và xử lý số liệu ta thu được bảng kết quả ghi ở biểu 4.3
Biểu 4.3. Phẩm chất cây Keo tai tượng tại 3 vị trí
STT Vị trí Phẩm chất cây Tổn g A % B % C % 1 Chân 27 48,21 23 41,08 6 10,71 56 2 Sườn 25 43,86 19 35,09 13 21,5 57 3 Đỉnh 21 39,62 21 39,62 11 20,76 53
Từ số liệu thu thập tư ngoại nghiệp qua phần phân cấp, tính toán, sử dụng tiêu chuẩn χ2 để kiểm tra sự thuần nhất về phẩm chất của cây Keo tai tượng trên 3 vị trí ta có kết quả như sau χ2
tính toán=2,95; χ2
tra bảng = 9,49 (K = 4). Ta thấy χ2
tính toán < χ2
tra bảng điều đó chừng tỏ số cây theo các phẩm chất (A, B,
C) không có sự sai khác rõ ràng giữa các vị trí địa hình.
Nhận xét: Nhìn vào biểu 4.3 ta thấy tỉ lệ cây tốt của địa hình chân có số cây tốt là lớn nhất với 48,21% tổng số cây trong vị trí chân, ở vị trí sườn cây tốt chiếm 43,86% và ở vị trí đỉnh thì chỉ có 39,62% cây tốt. Tỉ lệ cây xấu của
sườn là cao nhất chiếm tới 21,5% tổng số cây trong vị trí địa hình, ở đỉnh đồi tỉ lệ cây xấu là 20,76%, thấp nhất là ở chân với tỉ lệ cây xấu là 10,71%.
Từ những kết quả trên cho thấy: Trong 3 vị trí khác nhau thì ở vị trí địa hình chân và sườn có điều kiện lập địa tốt hơn như tỉ lệ đá lẫn, đá lộ đầu thấp, độ dốc không lớn và được chăm sóc bảo vệ tốt hơn ở vị trí đỉnh. Với địa hình đỉnh đồi do tỉ lệ đá lẫn (chiếm 15% ở tầng A và 10% ở tầng B), đá lộ đầu có 10% và việc chăm sóc bảo vệ chưa tốt một số cây to đã bị khai thác, lấy củi, tỉa cành, … . Nhưng sự sai khác giữa các vị trí là không rõ ràng do điều kiện lập địa tại khu vực điều tra gần giống nhau và đây là khu vực thâm canh cây