Phương pháp xác định lượng cacbon tích lũy trong lâm phần

Một phần của tài liệu Xác định sinh khối và tích lũy cacbon của rừng keo tai tượng (acacia mangium willd) tại công ty lâm nghiệp lập thạch vĩnh phúc (Trang 29 - 32)

- Căn cứ vào việc điều tra sơ bộ khu vực nghiên cứu lập 3 OTC cho mỗi vị trí

W khô (kg/lp) = khô (kg/ha) * Slp

2.4.3.3. Phương pháp xác định lượng cacbon tích lũy trong lâm phần

- Có 2 phương pháp chính xác định lượng cacbon tích lũy trong sinh khối của lâm phần là phương pháp suy diễn từ công thức cấu tạo của gỗ (C6H10O5)n và phương pháp chọn tỷ lệ cacbon = 50% sinh khối.

Như ta biết, thành phần chủ yếu của thực vật khi sấy khô là xenlulose. Vì vậy lượng cacbon tích lũy trong mẫu thẫn, rễ, cành , lá, cây bụi thảm tươi được xác định qua công thức cấu tạo (C6H10O5)n = (12x6 + 1x10 + 16x5 = 162). Như vậy lượng cacbon trong gỗ khô chiếm tỉ lệ là:

C% = = 44%

Từ đó xác định lượng cacbon trong sinh khối khô là:

Lượng cacbon = Sinh khối khô x 44%

- Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, dễ làm, tích kiệm thời gian.

- Nhược điểm: Độ chính xác không cao bởi hàm lượng cacbon phụ thuộc vào từng loài cây, tuổi cây, điều kiện lập địa, mật độ, chế độ chăm sóc, …. Mặt khác tỉ lệ cacbon ở cây bụi thảm tươi cũng không giống so với tầng cây cao. Vì vậy phương pháp này có độ chính xác không cao.

(2) Phương pháp chọn tỷ lệ cacbon = 50% Sinh khối.

Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu của GS Lý Ý Đức (1998) và T.S Trình Thường Nhâm (2007) và các kết quả dùng phương pháp đốt khô các bộ phận của các loài cây Trung Quốc và Nhật Bản (27 loài trong nhiều lâm phần) đã rút ra một số kết luận như sau:

+ Tỷ lệ cacbon bình quân trong các loài cây nằm trong khoảng từ 0,4501 đến 0,5332.

+ Hệ số biến dị về hàm lượng cacbon ở tầng cây cao giữa các loài cây từ 1,55 đến 4,91, giữa các bộ phận của cây từ 1,75 đến 6,59. Tỷ lệ hàm lượng cacbon ở các bộ phận khác nhau là không giống nhau.

+ Tỷ lệ hàm lượng cacbon bình quân trong các tầng rừng khác nhau là khác nhau. Tầng cây cao là 0,46 đến 0,53. Bình quân của 14 loại cây bụi là 0,445 bình quân của 10 loại cây bụi là 0,4221.

+ Sự tích tụ cacbon trong các lâm phần phụ thuộc vào loài cây, tuổi rừng, điều kiện lập địa và điều kiện lâm phần.

+ Khi tính toán lượng cacbon tích tụ trong hệ sinh thái rừng ở các khu vực như Nhật bản, Trung Quốc,… đều lấy giá trị 0,5 làm tỉ lệ hàm lượng cacbon trong cây rừng.Theo Nguyễn Anh Thư (2010)

Từ các căn cứ trên ta xác định hàm lượng cacbon tầng cây cao:

Lượng cacbon = Sinh khối khô x 50%

- Ưu điểm: Phương pháp này mang tính kế thừa, có độ chính xác cao, và sử dụng rộng rãi ở nhiều khu vực.

- Nhược điểm: Phức tạp, khó thực hiện.

Căn cứ vào ưu nhược điểm của 2 phương pháp trên đề tài tiến hành lựa chọn “Phương pháp chọn tỷ lệ cacbon = 50% trong sinh khối” để tính toán lượng tích lũy cacbon của rừng Keo tai tượng tại Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.

Xác định hàm lượng cacbon trong cây bụi thảm tươi, thảm mục.

Mẫu thảm tươi cây bụi trong các ô dạng bản sau khi thu hái toàn bộ cây bụi thảm tươi và thu gom lớp thảm mục, lấy mẫu về phân tích

- Hàm lượng cacbon trong tầng cây bụi, thảm tươi là:

Lượng cacbon = Sinh khối khô x 44,46%

- Lượng cacbon trong tầng thảm mục là:

Lượng cacbon = Sinh khối khô x 42,21%

2.4.3.4. Phương pháp xác định lượng cacbon tích lũy trong đất dưới tán rừng trồng Keo tai tượng.

Mẫu đất được đem về xử lý, phân tích hàm lượng mùn từ đó qui đổi ra lượng cacbon tích lũy trong đất theo công thức của IPCC (2003)

SOC = C%*h*D*UFC (gam/m2)

Trong đó:

SOC: Cacbon trong đất (g/m2)

C% : Tỷ lệ phần trăm cacbon trong mẫu đất phân tích = OC*58% OC: Hàm lượng mùn trong đất

D: Dung trọng đất (g/cm3) UFC = 100 cm2/m2

- Hàm lượng mùn được xác định bằng phương pháp Chiurin.

2.4.3.5. Dự toán giá trị thương mại CO2 của rừng trồng Keo tai tượng

Từ lượng tích lũy cacbon được trên 1ha của rừng trồng thuần loài Keo tai tượng nhân với đơn giá của một đơn vị cacbon sẽ tính được giá trị thương mại từ hấp thụ CO2.

Giá trị thương mại CO2 được tính theo công thức:

Chi trả = lượng CO2 * giá thành (USD)

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Xác định sinh khối và tích lũy cacbon của rừng keo tai tượng (acacia mangium willd) tại công ty lâm nghiệp lập thạch vĩnh phúc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w