Kết quả nghiên cứu sinh khối khô của cây tiêu chuẩn và lâm phần Keo tai tượng

Một phần của tài liệu Xác định sinh khối và tích lũy cacbon của rừng keo tai tượng (acacia mangium willd) tại công ty lâm nghiệp lập thạch vĩnh phúc (Trang 47 - 52)

- Căn cứ vào việc điều tra sơ bộ khu vực nghiên cứu lập 3 OTC cho mỗi vị trí

4.1.5.Kết quả nghiên cứu sinh khối khô của cây tiêu chuẩn và lâm phần Keo tai tượng

W khô (kg/lp) = khô (kg/ha) * Slp

4.1.5.Kết quả nghiên cứu sinh khối khô của cây tiêu chuẩn và lâm phần Keo tai tượng

dẫn đến sinh khối tươi của thảm mục sẽ lớn hơn so với các mô hình độ ẩm cao. Ngoài nguyên nhân trên thì trình độ canh tác của chủ thể quản lý rừng cũng góp phần không nhỏ đến kết quả này.

4.1.5. Kết quả nghiên cứu sinh khối khô của cây tiêu chuẩn và lâm phầnKeo tai tượng Keo tai tượng

4.1.5.1. Sinh khối khô của cây Keo tai tượng

Sinh khối khô của cây rừng là trọng lượng khô kiệt của cây trên một đơn vị diện tích (thường là tấn/ha). Dựa vào phương pháp xác định trọng lượng khô kiệt theo phương pháp sấy mẫu ở 1050 đến khi trọng lượng không đổi. Trước khi sấy mẫu cầy đem ra phơi nằng làm giảm lượng nước chứa trong các bộ phận. Kết quả xác định sinh khối khô tổng hợp được ghi vào bảng 4.7

Biểu 4.7 Bảng tổng hợp sinh khối khô của cây mẫu

Cây OTC

Tổng hợp sinh khối khô của cây mẫu (kg/cây) Tổngsinh khối khô Sinh khối khô của cây Keo tai tượng

Mật độ Thân Cành Rễ Quả Tổng Kg % Kg % Kg % Kg % Kg % kg (cây/ha) (Tấn/ha) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 4 1 72,44 65,71 15,67 14,21 7,28 6,60 13,35 12,11 1,51 1,37 110,25 1120 123,48 3 2 77,42 64,74 15,18 12,69 10,47 8,76 15,36 12,85 1,14 0,96 119,57 1140 136,31 49 3 72,13 71,46 10,54 10,44 5,83 5,77 12,45 12,33 0 0 100,94 1060 107,00 Trung bình 74,00 67,30 13,79 12,45 7,86 7,04 13,72 12,43 0,88 0,77 110,25 1107 122,26 Ghi chú: Cột 13 = Cột 3 + Cột 5 + Cột 7 + Cột 9 + Cột 11 Cột 15 = Cột 13 x Cột 14/1000

Qua biểu 4.7 ta nhận thấy:

Thân khí sinh của Keo tai tượng chiếm đa số sinh khối của toàn cây, đây là bộ phận đem lại hiệu quả kinh tế chủ yếu trong kinh doanh rừng Keo tai tượng nhất là nguyên liệu giấy bởi Keo tai tượng là cây cho sợi ngắn, phần thân càng nhiều thì nguồn nguyên liệu giấy càng lớn. Qua kết quả tính toán ta thấy sinh khối khô trung bình của thân Keo tai tượng là 74,93 kg/cây chiếm 65,23% tổng sinh khối khô của toàn bộ cây, sinh khối khô của các bộ phận như cành, rễ, lá, quả chiếm khoảng 34,77% tổng sinh khối khô của cả cây.

Sự sinh trưởng và phát triển của cây dựa trên sự phân hóa tế bào thực vật. Để thích nghi với môi trường sống các tế bào phân hóa thành các mô, các bộ phận khác nhau để thực hiện chức năng riêng biệt đó. Mỗi bộ phận của cây có mức độ hóa gỗ của các tế bào trên từng bộ phận của cây là khác nhau. Qua biểu đồ sau sẽ phản ánh sự khác biệt này

Hình 4.4 Biểu đồ so sánh tỷ lệ sinh khối khô của cây Keo tai tượng vị trí chân Hình 4.5 Biểu đồ so sánh tỷ lệ sinh khối khô của cây Keo tai tượng vị trí sườn Hình 4.6 Biểu đồ so sánh tỷ lệ sinh khối khô của cây Keo tai tượng vị trí đỉnh

Qua hình 4.4, 4.5, 4.6 ta thấy:

Tỷ lệ phần trăm sinh khối khô tỷ lệ thuận với sinh khối tươi của cây tiêu chuẩn. Đặc biệt là thân của cây chiếm nhất từ 64,74% đến 71,46% so với tổng sinh khối cả cây. Lượng sinh khối khô của bộ phận lá chiếm từ 5,77 % đến 8,76% so với toàn bộ sinh khối của cây Keo tai tượng. Sinh khối khô cành biến động từ 10,44 % đến 14,21%, sinh khối khô rễ chiếm từ 12,11% đến 12,85%. sinh khối khô quả 0% đến 1,37% tổng sinh khối khô của cây cá lẻ.

Sau khi sẫy mẫu mang về phơi nắng cho vào túi chuyên dùng sấy ở nhiệt độ 1050C thu được kết quả như sau:

Biểu 4.8 Sinh khối tầng cây bụi, thảm tươi và thảm mục

OTC Cây bụi, thảm tươi Thảm mục

kg/ODB Tấn/ha kg/ODB Tấn/ha

1 1,59 3,98 0,36 3,6

2 1,19 2,98 0,34 3,4

3 1,27 3,18 0,37 3,7

Trung bình 1,35 3,38 0,36 3,57

Qua biểu 4.8 ta nhận thấy lượng sinh khối đã bị hao hụt đi đáng kể sau khi sấy.

Căn cứ vào kết quả xác định sinh khối khô của tầng cây Keo tai tượng và tầng cây bụi thảm tươi và thảm mục, đề tài tổng hợp sinh khối tươi của toàn lâm phần. Kết quả được ghi ở bảng 4.9

Bảng 4.9: Bảng tổng hợp sinh khối khô của lâm phần

OTC

Khối lượng khô của

tầng cây cao Cây bụi thảm tươi Thảm mục

Toàn lâm phần Wk

(Tấn/ha) % (Tấn/ha) % (Tấn/ha) % (Tấn/ha)

1 123,48 94,22 3,98 3,04 3,60 2,75 131,06 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 136,31 95,53 2,98 2,09 3,40 2,38 142,69

3 107,00 93,96 3,18 2,79 3,70 3,25 113,88

Trung

bình 122,26 94,62 3,38 2,62 3,57 2,76 129,21

Qua biểu tổng hợp sinh khối khô của toàn lâm phần ta nhận thấy lượng sinh khối khô sau khi đem sấy hao hụt đi một lượng đáng kể đặc biệt là bộ phận rễ và bộ phận lá vì ở các bộ phận này có nhiều phần non chứa nhiều nước nên khối lượng giảm đáng kể so với ban đầu.

Ngoài sinh khối tầng cây cao còn có sinh khối của tầng cây bụi, thảm tươi và tầng thảm mục cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong số đó. Hình 4.7 sau đây sẽ thể hiện rõ điều đó:

Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ sinh khối khô trong lâm phần

Qua biểu đồ ta nhận thấy rõ ràng hơn tầm quan trọng của tầng cây cao đến sinh khối của lâm phần. Tầng cây cao chiếm 94,62% sau đó đến tầng thảm mục 2,62% cuối cùng là tầng thảm tươi với 2,76%.

Nhận xét chung: Qua biểu 4.7 và 4.8 ta thấy tổng sinh khối khô của lâm phần Keo tai tượng tỉ lệ thuận với sinh khối tươi của lâm phần. Sinh khối khô ở vị trí sườn là cao nhất với khối lượng trung bình 136,31 tấn/ha, ở vị trí chân là 123,48 tấn/ha, ở đỉnh thấp nhất chỉ đạt 107 tấn/ha. Trong sinh khối tươi của cây Keo tai tượng thì nước chiếm từ 47,99% đến 50,63% tổng sinh khối tươi của cây. Tuy nhiên từng bộ phận riêng lẻ của cây cũng có sự chênh lệch về hàm lượng nước khác nhau phù hợp với chức năng của từng bộ phận. Hàm lượng nước trong thảm tươi dao động từ 58,22 % đến 62,34% chủ yếu là các loại cỏ. Hàm lượng nước trong tầng thảm mục là thấp nhất từ 28,85% đến 33,33 % so với sinh khối tươi của thảm mục.

Một phần của tài liệu Xác định sinh khối và tích lũy cacbon của rừng keo tai tượng (acacia mangium willd) tại công ty lâm nghiệp lập thạch vĩnh phúc (Trang 47 - 52)