Đều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Xác định sinh khối và tích lũy cacbon của rừng keo tai tượng (acacia mangium willd) tại công ty lâm nghiệp lập thạch vĩnh phúc (Trang 32 - 34)

- Căn cứ vào việc điều tra sơ bộ khu vực nghiên cứu lập 3 OTC cho mỗi vị trí

W khô (kg/lp) = khô (kg/ha) * Slp

3.1. Đều kiện tự nhiên

3.1.1.Vị trí địa lý

Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch nằm ở phía Bắc huyện Lập Thạch, cách trung tâm tỉnh lỵ Vĩnh Phúc 25 km

Tọa độ địa lý: Từ 21023ˈ - 21038ˈ Vĩ độ Bắc : Từ 105025ˈ - 105032ˈ Kinh độ Đông Ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp với huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; - Phía Nam giáp với huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

- Phía Đông giáp với Vườn Quốc gia Tam Đảo, Huyện Tam Đảo Diện tích rừng, đất rừng được giao quản lý 1525,93 ha nằm trên địa bàn 12 xã miền núi của 3 huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo.

3.1.2. Địa hình

Địa hình trung du miền núi tương đối đồng nhất, mức độ chia cắt trung bình, có các dãy núi thấp như núi Sáng, núi Thét, Con Voi,… Với đỉnh cao nhất 633m với độ cao trung bình là 150m.

3.1.3. Khí hậu

Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều vào mùa hè, vào mùa đông thì khô hanh. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt mùa đông và mùa hè.

Nhiệt độ trung bình năm từ 220 - 230C cao nhất 380 – 390C vào các tháng 6, 7, 8 tháng thấp nhất 50C và tháng 12, 1, 2.

Số giờ nắng trung bình mùa hè từ 6 ÷ 7h/ngày, mùa đông từ 3 ÷ 4h/ngày tổng số giờ nắng hàng năm 1450 ÷ 1550 giờ.

3.1.4. Thủy văn

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1500 mm – 1800 mm, nhưng phân bố không đều theo các tháng, thường tập trung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 8, tháng cao nhất đến 355 mm (tháng 8) tháng thấp nhất vào tháng 12 (8 mm) mưa lũ tập chung gây lũ lụt, sạt lở đất, mùa khô gây hạn hán cho vùng cao.

Độ ẩm trung bình hàng năm 84% cao nhất vào tháng 4 (87%) và thấp nhất vào tháng 2 (49%).

Có 2 hướng gió chính thổi trên địa bàn huyện là gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thường kéo theo không khí lạnh, ngoài ra còn có gió địa phương,…

Nhận xét: Điều kiện tự nhiên ở khu vực Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch thích hợp cho nhiều loài cây trồng phát triển, cũng như cho phép phát triển nền nông lâm đa dạng. Tuy nhiên những năm gần đây do sự biến đổi của khí hậu cũng ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.

Hệ thống thủy văn - sông ngòi: Phía Bắc cố sông Lô, phía Đông có sông Phó Đáy nên việc vận chuyển đi lại hết sức khó khăn, ngoài ra còn gây thiệt hại về màu lũ, hệ thống vận chuyển đường thủy chưa phát triển.

3.1.5. Đất đai

Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch nằm trong vùng trung du và miền núi, dạng địa hình thấp có mức độ chia cắt trung bình xen giữa các đồi bát úp, đỉnh cao nhất 633 m, độ cao trung bình là 150m.

Địa chất: Nền địa chất chủ yếu là đá mẹ, sa thạch, granit, lẫn mika và cuội kết.

Bao gồm 2 loại đất chính:

+ Đất Feralit màu đỏ vàng đến xám vàng phát triển trên đá mẹ, phiến thạch, sa thạch, thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha.

+ Đất phát triển trên đá mẹ Granit phân bố rộng trên vùng đồi gò thấp có tầng dày trên 30 cm.

Đất dốc phân bố ở các chân núi chiếm diện tích nhỏ, tầng đất dày trên 80 cm

Một phần của tài liệu Xác định sinh khối và tích lũy cacbon của rừng keo tai tượng (acacia mangium willd) tại công ty lâm nghiệp lập thạch vĩnh phúc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w