Tạo động lực bằng biện pháp kích thích tài chính

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại khối cơ quan công ty TNHH nhà nước một thành viên thương mại và xuất nhập khẩu viettel (Trang 31 - 33)

- Xây dựng, thực hiện chếđộ lương

Một trong những chức năng của tiền lương là chức năng kích thích, tác động, tạo ra động lực trong lao động. Trong hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế là động lực cơ bản, nó biểu hiện trên nhiều dạng, có lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, có lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể [14, tr.25]

Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thỏa mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động. Do vậy, sử dụng các mức tiền lương khác nhau là đòn bẩy kinh tế quan trọng để định hướng sự quan tâm và động cơ trong lao động của người lao động dựa trên cơ sở lợi ích cá nhân.

Để tiền lương phát huy được chức năng là động lực lao động, khi xây dựng chếđộ trả lương phải đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản sau:

- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, có nghĩa là tiền lương phải đảm bảo được mức chi tiêu tối thiểu của người lao động, mức lương được trả không hấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định dùng để trả cho những người lao động làm công việc bình thường, chưa qua đào tạo nghề. Khi người lao động làm việc có nghĩa là họ muốn tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, vì vậy nếu tổ chức đảm bảo được cuộc sống của họ thì họ sẽ làm việc và gắn bó lâu dài cho tổ chức.

- Tiền lương phải được trả theo khối lượng công việc và chất lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho tổ chức, trả lương theo khối lượng và chất lượng công việc còn để so sánh mức độ thực hiện công việc giữa những người lao động với nhau. Mặt kỹ thuật về tiền lương thể hiện ở trình độ chuyên môn mà người lao động đạt được, còn sự cống hiến cho tổ chức thể hiện số năm kinh nghiệm nghề nghiệp, số năm thâm niên làm việc tại tổ chức.

- Tiền lương phải phù hợp với các quy định của pháp luật; đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán, giúp người lao động có thể tự tính được lương của mình, qua đó, người lao động có thể hiểu được các yếu tố làm tăng giảm tiền lương của mình, nhằm hoàn thiện động cơ và thái độ làm việc

- Tiền lương phải có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động. Muốn vậy, tổ chức trả lương phải sử dụng các đòn bẩy kích thích vật chất găn liền với các tiêu chí tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động [14, tr.35]

-Xây dựng và thực hiện chếđộ thưởng

Bên cạnh tiền lương cố định hàng tháng/ hàng năm/ hàng kỳ, trong doanh nghiệp còn có hình thức khuyến khích là Tin thưởng. Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung ngoài tiền lương và tiền công nhằm khuyến khích người lao động

Tiền thưởng ngoài tác dụng bổ sung thu nhập cho người lao động nó còn là phương tiện để đánh giá công lao, sức lao động, tinh thần trách nhiệm, thành tích của người lao động đối với công việc và doanh nghiệp. Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với người lao động, vì vậy khi xây dựng tiền thưởng phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

Tiền thưởng phải gắn liền với kết quả thực hiện công việc của người lao động. Tiền thưởng phải công bằng, hợp lý, khi đó người lao động sẽ thấy

được kết quả mà mình nỗ lực đạt được thực sự xứng đáng và họ có thể tự hào vềđiều đó, tạo cho người lao động phấn khởi, thỏa mãn với công việc.

Tiền thưởng cho người lao động phải gắn vào các chỉ tiêu thưởng cụ thể và phải phân loại, có các mức chênh lệch khác nhau rõ rệt để so sánh với những người cùng vị trí nhưng đạt các mức thưởng khác nhau, là động lực để người lao động cố gắng trong công việc; khi xây dựng quy chế xét thưởng và đánh giá xét thưởng phải rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với khả năng làm việc và đảm bảo công bằng cho mỗi người lao động

-Xây dựng và thực hiện các chếđộ phúc lợi

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được chi trả dưới dạng hỗ trợ cuộc sống cho người lao động. Việc cung cấp các hoạt động phúc lợi có ý nghĩa rất lớn đối với cả người lao động và doanh nghiệp, phúc lợi góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Ngoài việc thực hiện các đầy đủ các phúc lợi bắt buộc theo pháp luật quy định, tổ chức cần quan tâm các dạng phúc lợi tự nguyện với mục đích hỗ trợ người lao động, khuyến khích họ yên tâm và làm việc có hiệu quả như: chương trình mua nhà giá rẻ cho người lao động, tổ chức các hoạt động thể thao, du lịch... Các doanh nghiệp thực hiện tốt các chương trình phúc lợi sẽ thể hiện sự quan tâm đến người lao động, góp phần yên tâm, tạo động lực cho người lao động. Vì vậy, tổ chức cần xây dựng hệ thống phúc lợi rõ ràng, công bằng, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của người lao động từ đó kích thích, tạo động lực lao động cho nhân lực trong tổ chức

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại khối cơ quan công ty TNHH nhà nước một thành viên thương mại và xuất nhập khẩu viettel (Trang 31 - 33)