Kiến nghị với các ngân hàng thương mại trung ương

Một phần của tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 64 - 72)

- Cần giành tỷ lệ vốn thích đáng trong vốn xây dựng cơ bản để đầu tư cho CNTT, mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ phục vụ hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động thanh toán nói riêng trong toàn hệ thống. Việc mua sắm cần lựa chọn những công nghệ tiên tiến trên thế giới, tránh mua phải những công nghệ cũ, lạc hậu kém hiệu quả.

- Các NHTM cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong một số sản phẩm dịch vụ trong đó có dịch vụ thanh toán, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và phù họp với tiêu chuẩn quốc tế, tăng sức cạnh tranh, đưa việc quản lý chất lượng trở thành công việc thường xuyên hàng ngày trong từng cán bộ.

- Đẩy mạnh đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thị trường, đề xuất các giải pháp mở rộng thanh toán KDTM và phát triển dịch vụ ngân hàng. Theo dõi chặt chẽ, thống kê chính xác các phương tiện thanh toán để có số liệu phân tích, tổng họp và dự báo nhằm phục vụ tốt công tác quản trị, điều hành và có chính sách phát triển đồng bộ.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên làm CNTT trong lĩnh vực ngân hàng có đủ năng lực tiếp nhận, chuyển giao, quản lý công nghệ hiện đại và làm chủ được khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới, đủ khả năng trình độ thiết kế và sản xuất những gói phần mềm chuyên dụng cho hoạt động ngân hàng, đảm bảo chất lượng, an toàn trong hoạt động. Thường xuyên phổ cập kiến thức CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ để chủ động đối với những kỹ thuật và công nghệ mới. Có cơ chế tài chính cụ thể thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy năng lực sáng tạo trong việc xây dựng phần mềm ứng dụng, phục vụ thiết thực cho hoạt động ngân hàng và thanh toán.

- Hiện nay các NHTM Hưng Yên chưa được tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nên khách hàng của họ chưa được hưởng lợi từ những dịch vụ và tiện ích của hệ thống này, làm cho công tác thanh toán KDTM trên địa bàn có phần bị hạn chế. Trong thời gian tới, đề nghị các NHTM

trung ương cho phép các chi nhánh tại Hưng Yên đựơc tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với tư cách là đơn vị thành viên.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở định hướng chung của Đảng và Nhà nước, mục tiêu của ngành ngân hàng, của NHNo & PTNT Văn Lâm - Hưng Yên và dự báo nhu cầu về phương tiện thanh toán trong những năm tới, Khoá luận đã đưa ra 6 giải pháp để mở rộng thanh toán KDTM tại NHNo & PTNT Văn Lâm - Hưng Yên, đáng lưu ý 2 giải pháp: một là, phát triển các phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng CNTT; hai là, cho phép QTD được làm dịch vụ thanh toán đối với cả những người không phải là thành viên. Để thực hiện tốt các giải pháp, Khoá luận đưa ra những kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương để công tác thanh toán KDTM ngày càng được hoàn thiện và phát triển.

KẾT LUẬN

Thanh toán là một trong những chức năng chủ yếu trong hoạt động ngân hàng, thanh toán KDTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Sử dụng linh hoạt các phuơng tiện thanh toán và tổ chức tốt hệ thống thanh toán qua ngân hàng sẽ thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn, giảm chi phí cho xã hội, là động lực quan trọng thu hút khách hàng tham gia, tạo điều kiện cho họ sử dụng vốn hiệu quả, ngân hàng có đuợc nguồn vốn rẻ, tăng hệ số tạo tiền và có cơ hội mở rộng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Mở rộng thanh toán KDTM không phải là vấn đề mới, song mở rộng dựa trên nền tảng CNTT hiện đại và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế lại là điều không đơn giản đối với hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay. Với ba chương, khoá luận đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra, cụ thể:

1- Hệ thống hoá có chọn lọc những lý luận cơ bản về các phương tiện thanh toán, tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, vai trò của thanh toán KDTM đối với nền kinh tế. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán KDTM, trong đó nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2- Nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc tổ chức hệ thống TTBT, cộng hoà Liên bang Đức với việc phát triển và sử dụng phương tiện thanh toán bằng séc; Thái Lan trong việc mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ, từ đó rút ra bài học đối với nước ta, cần tận dụng lợi thế của nước đi sau, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm hay của những nước đi trước, kết họp với những thành tựu của khoa học kỹ thuật, ứng dụng mạnh mẽ CNTT để mở rộng thanh toán KDTM.

3- Phân tích khái quát tình hình kinh tế xã hội của huyện Văn Lâm để thấy được những thuận lợi, khó khăn tác động tới hoạt động ngân hàng và công tác thanh toán KDTM; nêu khái quát hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên trong những năm gần đây.

4- Nghiên cứu, thu thập số liệu hoạt động thanh toán tại các NHTM để phân tích, đánh giá đúng thực trạng những kết quả đạt được công tác thanh toán KDTM của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên từ năm 2005 đến năm 2007; đưa ra nhận định và đánh giá chung, đồng thời chỉ ra những mặt yếu

kém tồn tại, bất cập của các phương tiện thanh toán, hệ thống thanh toán và nguyên nhân của những yếu kém đó cần khắc phục.

5- Trên cơ sở định hướng chung của Đảng, của ngành, và của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, đồng thời căn cứ những nguyên nhân của yếu kém đã được chỉ ra, khoá luận đưa ra hệ thống các giải pháp mang tính tổng thể để mở rộng thanh toán KDTM tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, trong đó những giải pháp thuộc về kỹ thuật cần có cơ chế chính sách đặc thù phù hợp và đáp ứng yêu cầu đặt ra.

6- Đưa ra những kiến nghị với Quốc hội, với Chính phủ, với NHNN và các NHTM trung ương, các ngành, các cấp tại địa phương để công tác thanh toán KDTM ngày càng phát triển và 1TLỞ rộng.

Qua thời gian nghiên cứu và viết khoá luận, được sự giúp đỡ nhiệt thành của thầy hướng dẫn TS. Tô Ngọc Hưng, khoá luận đã được hoàn thành. Tuy nhiên, do khả năng và trình độ còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đoàn Thu Anh (2004), hệ thống CNTT của NHTWƯ Hàn Quốc, tạp chí Tin học ngân hàng, số 5/2004, NHNN Việt Nam.

3. PGS.TS. Mai Văn Bạn (2004), hoàn thiện cơ chế và tổ chức thanh toán trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng (quyển 3), NXB thống kê, Hà Nội.

4. PGS.TS. Mai Văn Bạn (2005), thanh toán ngân hàng trong thương mại điện tử đến năm 2010, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng (quyển 4), NXB thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đức Lệnh (2005), hiện đại hóa hệ thống thanh toán qua ngân hàng trên địa bàn thanh phố Hồ Chí Minh, tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 7/2005, Học viện ngân hàng.

6. Nhà giáo ưu tú, TS. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.

7. PGS.TS. Lê Đình Họp (2005) hoàn thiện môi trường cung ứng dịch vụ thanh toán của ngân hàng Việt Nam hiện nay, tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 6/2005, Học viện ngân hàng.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật NHNN Việt Nam, Luật các TCTD (2004), NXB công an nhân dân, Hà Nội.

9. NHNN Việt Nam (2005), kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 trong lĩnh vực ngân hàng.

10. NHNN Việt Nam chi nhánh Hưng Yên (2005), Báo cáo hoạt động ngân hàng 5 năm (2003 2007) phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 2006 - 2010.

11. Chính phủ, Nghị định số 159/2003/NĐ-CP cung ứng và sử dụng séc.

MỤC LỤC

Lời nói đầu ... 1

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt...3

1.1. Thanh toán và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt ... 3

1.1.1. Thanh toán và thanh toán không dùng tiền mặt...3

1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế ... 4

1.2. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt...5

1.2.1. Séc ... 5

1.2.2. Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi ... 7

1.2.3. Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu ... 8

1.2.4. Thẻ ngân hàng ... 9

1.2.5. Thư tín dụng ... 10

1.3. Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng ... 11

1.3.1. Hệ thống thanh toán qua ngân hàng ... 11

1.3.2. Các hệ thống thanh toán trong ngân hàng...12

1.4. Công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng...14

1.4.1. Cơ sở lý luận và quan điểm chỉ đạo ... 14

1.4.2. Công nghệ tin học ... 15

1.4.3. Công nghệ viễn thông ... 17

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt...18

1.5.1. Môi trường kinh tế ... 18

1.5.2. Trình độ dân trí, tập quán và thói quen của người dân ... 18

1.5.3. Sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán ... 19

1.5.4. Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán ... 19

1.5.5. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán ... 19

1.6. Kinh nghiệm một số nước và bài học đối với Việt Nam...20

1.6.1. Kinh nghiệm một số nước ... 20

1.6.2. Bài học đối với Việt Nam ... 22

Chương 2; Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại

NHNo & PTNT huyện văn lâm- tỉnh Hưng Yên...24

2.1 - Khái quát về NHNo&PTNT huyện Văn Lâm...24

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Văn Lâm- tỉnh Hưng Yên...24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Lâm ... 25

2.2. Tinh hình hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên...27

2.2.1 .Huy động vốn ... 27

2.2.2. Hoạt động cho vay ... 28

2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ...30

2.2.3.1. Thanh toán quốc tế...30

2.2.3.2. Kinh doanh ngoại tệ...30

2.2.4. Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2007 ... 31

2.2.4.1. Những mặt được...31

2.2.4.2. Những mặt chưa được...32

2.2. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tính Hưng Yên...33

2.2.1. Thực trạng sử dụng các phương tiện thanh toán KDTM ... 33

2.2.2.1. Séc...36

2.22.2. Uỷ nhiệm chi...39

2.2.2.3. Uỷ nhiệm thu...40

2.2.2.4. L/C:...42

2.2.2.5. Thẻ...43

2.2.2. Phương tiện thanh toán KDTM được thanh toán qua các hệ thống thanh toán...45

2.2.2.1 Hệ thống thanh toán nội bộ...46

2.2.2.2 Hệ thống thanh toán bù trừ...46

2.2.3 Công nghệ thông tin được ứng dụng trong thanh toán KDTM tại NHNo&PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên...47

2.3. Đánh giá công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT

huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên...49

2.3.1... K ết quả đạt được ... 49

2.3.1.1. Tăng về doanh số thanh toán không dùng tiền mặt...49

2.3.1.2. Ngày càng nâng cao chất lượng TTKDTM...50

2.3.1.3. Mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ...50

2.3.1.4 Đổi mới công nghệ...50

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ... 5 ĩ 2.3.2.1 .Nguyên nhân chủ quan...52

2.3.2.2...Ng uyên nhân khách quan...53

Chương 3: Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại NHNo & PTNT Văn Lâm - Hưng Yên ..57

3.1. Định hướng về thanh toán không dùng tiền mặt...57

3.1.1. Định hướng hoạt động ngân hàng đến năm 2010 ... 57

3.1.1.1 Định hướng chung của Đảng và Nhà nước...57

3.1.1.2 Định hướng của ngành Ngân hàng...58

3.1.2... M ục tiêu NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên ... 59

3.1.3... D ự báo nhu cầu phương tiện thanh toán trong thời gian tới ... 60

3.2. Những giải pháp cơ bản mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại ngân hàng Thái Bình...61

3.2.1. Tổ chức mạng lưới ngân hàng và đào tạo cán bộ ... 61

3.2.2 Hòan thiện và phát triển các phương tiện thanh toán...63

3.2.2.1 Hoàn thiện các phương tiện thanh toán truyền thống...63

3.2.2.2 Phát triển các phương tiện thanh toán và sản phẩm dịch vụ hiện đại 66 3.2.3. Tham gia đầy đủ vào các hệ thống thanh toán; thực hiện tốt TTBT điện tử trên địa bàn...68

3.2.3.3 Cho phép QTD cơ sở được mở rộng đối tượng tham gia thực

hiện các dịch vụ thanh toán...69

3.2.4. Tích cực đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ thanh toán ... 70

3.2.5. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược marketing phù hợp ... 72

3.2.6. áp dụng các biện pháp linh hoạt để mở rộng thanh toán trong dân cư..

75 3.3. Một số kiến nghị...75

3.3.1. Kiến nghị với quốc hội, chính phủ ... 75

3.3.1.1 Đối với Quốc hội...75

3.3.1.2 Đối với Chínhphủ...76

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ... 77

3.3.3. Kiến nghị với các ngân hàng thương mại trung ương ... 79

Một phần của tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 64 - 72)