Phát triển các phương tiện thanhtoán và sản phẩm dịch vụ hiện đạ

Một phần của tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 51 - 55)

* Về thanh toán thẻ:

Nghiệp vụ thẻ là một trong những nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ mới mẻ, phát triển với tốc độ lớn, quy mô rộng. Hầu hết các Ngân hàng thương mại hiện nay đều xây dựng một chiến lược cụ thể để phát triển loại hình dịch vụ này. Nhận thức được xu thế trên, Chi nhánh phải có một chủ trương đúng đắn để có thể triển khai tham gia vào thị trường vốn rất cạnh tranh này.

- Chi nhánh cần tăng cường hệ thống máy ATM và các điểm chấp nhận thẻ.

Việc nâng hệ thống máy ATM và các điểm thanh toán thẻ sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sử dụng thuận tiện cho chủ thẻ. Chi nhánh cần tăng cường sự liên kết hợp tác với các ngân hàng khác để phát triển thị trường thẻ nói chung của Việt Nam.

- Hiện đại hoá công nghệ thẻ:

Các loại thẻ thanh toán tại Chi nhánh chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ thẻ từ, công nghệ này có ưu điểm là sản xuất đơn giản, giá hành rẻ nhưng dễ bị xâm nhập, không đảm bảo an toàn cho chủ thẻ. Vì vậy Ngân hàng nên chuyển sang sử dụng thẻ điện tử . Dòng thẻ này sẽ chống được các sao chép thông tin vì thế sẽ đảm bảo an toàn cho chủ thẻ và cho cả ngân hàng phát hành thẻ.

- Cần có sự phối hợp với ngành Bưu chính viễn thông trong hoạt động thanh toán thẻ.

NHNo & PTNT Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên nói riêng và hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nói chung cần phải tích cực chủ động phối họp với ngành Bưu chính viễn thông để phát triển công nghệ thanh toán thẻ, tích hợp những dịch vụ mới đem lại cho khách hàng sử dụng thẻ những tiện ích thiết thực. Trước mắt là đảm bảo không bị gián đoạn nghẽn mạch đường truyền của hệ thống ATM vào thời gian cao điểm.

- Cần tăng cường tuyên truyền lợi ích của việc sử dụng thẻ ngân hàng. Dịch vụ kinh doanh thẻ ngân hàng là một sản phẩm tương đối mới. Vì vậy cần được xem như một thứ hàng hoá để tuyên truyền quảng cáo. Chính vậy Chi nhánh cần mở website để quảng cáo về sản phẩm thẻ cùng với việc quảng cáo trên truyền hình.

- Việc phát hành thẻ phải đa dạng, nhiều chủng loại.

Trong cơ chế thị trường nhà sản xuất không thể bán cái mình có mà phải bán cái người mua cần. Thẻ ngân hàng cũng vậy, các ngân hàng phát hành phải quan tâm đến nhiều đối tượng khách hàng để có thể phát hành đa dạng nhiều chủng loại thẻ. Các loại thẻ phải có các mệnh giá khác nhau, có loại thẻ ghi danh, có loại thẻ vô danh. Với một tấm thẻ vô danh có thể trở thành một món quà rất văn hoá, rất có ý nghĩa để tặng bạn bè, người thân .Thẻ phải có thiết kế trang trí màu sắc bắt mắt để phục vụ giới trẻ nhưng cũng cần có những loại sang trọng, lịch sự để phục vụ các khách hàng VIP. Thẻ nên có ảnh của chủ thẻ để trong một số trường hợp có thể thay thế giấy tờ tuỳ thân cho chủ thẻ.

Chi nhánh có thể đưa ra các sản phẩm đặc biệt, mới lạ để đa dạng hoá danh mục thẻ hiện có của Chi nhánh:

+ Sản phẩm thẻ ghi nợ kết họp với các dịch vụ khác như: bảo hiểm (sản phẩm mà Vietcombank đã rất thành công).

+Thêm một số tính năng mới vào sản phẩm thẻ: rút tiền mặt, chuyển tiền, xem số dư.. .tại mạng lưới ATM.

+ Phân loại thẻ theo các mức: Vàng, Chuẩn và Đặc biệt.

* Phát triển các dịch vụ mới:

- Online - Banking: Ngân hàng trực tuyến. Theo đó, khách hàng khi đăng ký tham gia sử dụng sẽ được ngân hàng cấp cho một “ Ưsename”- tên sử dụng và “Password”- mật mã.Khách hàng trước tiên nối mạng vào trang Web của ngân hàng rồi sử dụng các tiện ích theo hướng dẫn.

- Phone - Banking: Ngân hàng tự động qua điện thoại. Chi nhánh có một số điện thoại riêng để khách hàng của mình gọi tới, cung cấp thông tin qua điện thoại về lãi suất, tỷ giá, số dư tài khoản...cho khách hàng mỏ tài khoản giao dịch tại ngân hàng.

- Home - Banking: Ngân hàng giao dịch tại nhà. Theo đó, máy tính của khách hàng kết nối mạng Internet, từ đó kết nối mạng với ngân hàng phục vụ mình, khách hàng được cung cấp một Password, chữ ký điện tử, có thể ngồi tại nhà, tại công ty, thực hiện giao dịch chuyển tiền, thanh toán.

- Mobile - Banking: Thanh toán bằng dịch vụ điện thoại di động. Theo đó, những người có điện thoại di động mở tài khoản tại Chi nhánh được cấp mã số truy cập và mật khẩu có thể thực hiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ ở bất kỳ nơi nào có điện thoại di động phủ sóng.

3.2.3. Tham gia đầy đủ vào các hệ thống thanh toán; thực hiện tốt TTBT điện tử trên địa bàn

NHNo & PTNT Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên cần thực hiện tốt những việc sau:

3.2.3.1 Nàng cao hiệu quả của hệ thông thanh toán nội bộ

Mỗi ngân hàng đã tự xây dựng cho mình một hệ thống thanh toán riêng biệt để thực hiện các lệnh thanh toán nội bộ trong hệ thống. Các hệ thống này đều là những cấu phần riêng lẻ, thuộc sở hữu riêng của NHNo song nó được "hoà mạng" chung vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng do NHNN quản lý. Các chi nhánh NHNo Hưng Yên đều tham gia đầy đủ vào hệ thống thanh toán nội bộ của mình và thực hiện các lệnh thanh toán trong hệ thống rất nhanh chóng, thuận tiện; kết nối với ngân hàng TW thông qua đường thuê bao Leased line, với chi nhánh cấp II, các ngân hàng cấp III qua kênh điện thoại. Vì vậy, việc thanh toán giữa chi nhánh cấp I vơí TW diễn ra nhanh chóng, thuận tiện

an toàn; còn thanh toán giữa chi nhánh cấp I và chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch đôi khi bị trục trặc, chưa hoàn toàn chủ động trong thanh toán do đường truyền bận hoặc lỗi, tốc độ chậm. Thời gian tới, cần thay đổi phương thức truyền thông với các chi nhánh cấp II, cấp III bằng đường thuê bao Leased line, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, phục vụ tốt khách hàng.

3.2.3.2 Thực hiện tốt thanh toán bù trừ điện tử

Cuối tháng 7/2005 ngân hàng Văn Lâm đã triển khai thực hiện TTBT điện tử tới các thành viên trên địa bàn thành phố, kết thúc giai đoạn TTBT bán tự động giao nhận chứng từ trực tiếp. Từ khi triển khai thực hiện đến nay, hệ thống hoạt động khá ổn định, việc thanh toán tiền vốn cho khách hàng không bị ách tắc, được thành viên đánh giá cao.

Theo quy định hiện hành và thoả thuận giữa các thành viên, TTBT điện tử thực hiện phương thức quyết toán ròng, theo phiên phi tự động được tổ chức mỗi ngày 01 phiên. Thực hiện theo phương thức này, đến giờ quy định, các thành viên truyền số liệu tới ngân hàng chủ trì; ngân hàng chủ trì tổng hợp và chuyển kết quả bù trừ cùng các lệnh thanh toán cho từng thành viên. Căn cứ kết quả nhận được từ ngân hàng chủ trì, các thành viên hạch toán vào tài khoản cho khách hàng, vì vậy khách hàng thường không sử dụng được vốn ngay trong ngày.

Trong tương lai, nhu cầu thanh toán tăng, để luồng vốn luân chuyển được nhanh chóng và sử dụng có hiệu quả thì NHTW cần chuyển sang phương thức quyết toán tổng tức thời với cơ chế xử lý thiếu hụt trong thanh toán bằng cách quy định từng thành viên được phép thấu chi một hạn mức nhất định tại mọi thời điểm trong ngày khi chưa kết thúc công việc hàng ngày. Khi quyết toán TTBT, đơn vị nào thiếu hụt thì xử lý bằng cách cho vay qua đêm, vay trên thị trường tiền tệ hoặc áp dụng biện pháp chia sẻ rủi ro; không áp dụng hình thức trả lại chứng từ cho thành viên.

Mở rộng phạm vi đến chi nhánh cấp III (các phòng giao dịch) ở các huyện với tư cách thành viên gián tiếp thông qua thành viên trực tiếp là chi nhánh cấp II tại huyện.

3.2.3.3 Cho phép QTD cơ sở được mở rộng đôi tượng tham gia thực hiện các dịch vụ thanh toán

Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ đã cho phép QTD cơ sở được thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ chủ yếu phục vụ các thành viên, còn các đối tượng không phải là thành viên vẫn chưa được hưởng những tiện ích từ các dịch vụ này.

Văn lâm có thuận lợi rất cơ bản, hiện nay toàn huyện có 7 QTD cơ sở, tạo thành mạng lưới bao trùm rộng khắp trong huyện, hoạt động ổn định. Những Quỹ có điều kiện đã đưa chương trình phần mềm vào hoạt động nghiệp vụ, trước mắt là công tác kế toán. Đến 30/6/2005 có 60% số Quỹ đã trang bị máy tính, 3 Qũy đưa phần mềm nghiệp vụ với nhiều tiện ích, phục vụ tốt cho công tác quản trị, điều hành và làm báo cáo, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Mặt khác, số người ở huyện Văn lâm đi xuất khẩu lao động khá lớn; hàng tháng, quý, năm chuyển tiền về cho gia đình với số lượng tương đối lớn, một số người chuyển rất đều đặn, mỗi tháng vài triệu đồng, có trường hợp chuyển tới vài chục triệu đồng một lần. Việc chuyển tiền chủ yếu do các ngân hàng làm đại lý thực hiện, vì vậy người thân của họ phải đi rất xa (tới các ngân hàng làm đại lý) mới nhận được tiền, tốn nhiều thời gian, không an toàn.

Như vậy, nếu chỉ cho những thành viên được thực hiện các dịch vụ thanh toán thì đối tượng bó hẹp, rất ít. Xuất phát từ yêu cầu thực tế tại địa phương, NHNN cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành để QTD cơ sở tổ chức triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ các dịch vụ này, để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân phục vụ cho đầu tư và phát triển kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w