Công nghệ thông tin được ứng dụng trong thanhtoán KDTM tạ

Một phần của tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 33)

tại NHNo&PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên

Bảng 11: Thiết bị CNTT ứng dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên (Sô liệu đến 31-12- 2007)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT huyện Ván Lâm từ năm 2005 đến năm 2007 )

Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, NHNo&PTNT huyện Văn Lâm bắt đầu ứng dụng công nghệ tin học vào các hoạt động nghiệp vụ. Ban đầu lĩnh vực này chỉ mới được trang bị những bộ máy tính thô sơ, cấu hình thấp, hoạt động đơn lẻ, rời rạc. Đến 31/12/2007, NHNo&PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đã có 4 máy chủ, 23 máy PC các loại. Trong đó 17 máy dùng trong công tác kế toán và thanh toán; số còn lại được sử dụng cho các nghiệp vụ chuyên môn khác như quản lý dư nợ tín dụng, giao dịch tiết kiệm, thông tin báo cáo... Đa số máy tính đều do những hãng nổi tiếng như IBM, HP, DELL... cung cấp, với cấu hình mạnh, tốc độ cao, được cài đặt các hệ điều hành đạt tiêu chuẩn quốc tế như UNIX, NOVELL, LINEX cho các máy chủ và WINDOWS XP... cho các máy PC, vổi cơ sở dữ liệu ORACLE...

Qhịuụễn t7hi cẨnh Olạuụêt - 30(B 47

Các máy tính được liên kết với nhau thông qua hệ thống mạng cục bộ, tích hợp được nhiều ứng dụng quan trọng của hệ thống, phục vụ tốt công tác chuyên môn. Trước năm 2004 mạng cục bộ của các ngân hàng được kết nối kiểu BƯS và mỗi phòng giao dịch có một mạng riêng; qui mô mạng của mỗi phòng giao dịch cũng khác nhau tùy thuộc vào số lượng máy được kết nối. Tại NHNo&PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên mạng có qui mô hơn chục máy, các phòng giao dịch qui mô nhỏ hơn, chí vài máy.

Do sự phát triển nhanh của CNTT, hệ thống mạng BƯS đã bộc lộ những hạn chế: tốc độ xử lý, trao đổi thông tin chậm; khả năng mở rộng, nâng cấp khó khăn; khi gặp trục trặc tại một máy bất kỳ thì mạng bị tắc nghẽn và có nguy cơ ngừng hoạt động, ảnh hưởng đến tốc độ thanh toán, rủi ro cao... vì vậy từ năm 2004 NHNo&PTNT huyện Văn Lâm - tính Hưng Yên, dổi mới công nghệ, nâng cấp thành mạng SAO để khắc phục những hạn chế của mạng BUS, đáp ứng yêu cầu công việc, phù hợp với xu thế chung. Với việc nâng cấp này, 100% máy tính làm nghiệp vụ đều được nối mạng, tích hợp ứng dụng và chi sẻ tài nguyên trên mạng; các chương trình nghiệp vụ được cài đặt trên máy chủ, sử dụng chung, khai thác tối đa công suất, nâng cao hiệu quả của máy. Đến 31/12/2007, 100% có cấu hình SAO; các thiết bị ngoại vi hỗ trợ bao gồm: 6 MODERM, 3 HƯD, 3 SWICH và 3 ROUTER. Đây là những thiết bị tiên tiến, hiện đại dùng để phân kênh, chuyển mạch và định tuyến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng, đẩy nhanh tốc độ truyền thông.

Phần mềm trong hoạt động kế toán và thanh toán được NHNo&PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên thực hiện theo các chương trình do NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên triển khai như chương trình Hiện đại hóa thanh toán và kế toán khách hàng, chương trình thanh toán nội bộ trong hệ thống và thực hiện giao dịch một cửa,...

Việc kết nối mạng truyền thông thực hiện lệnh thanh toán và chuyển tiền được các ngân hàng thực hiện theo phương thức riêng của từng hệ thống. NHNo sử dụng kiểu quay số tự động bằng MODEM qua kênh điện thoại với thiết bị ROUTER.

Tổng số TK cá nhân 292 435 582 655

~Kltoú luận lốt nạhiêp

Truyền, nhận số liệu trong thanh toán bù trừ giữa với ngân hàng chủ trì từ 4/2005 trở về trước, được thực hiện bán tự động. Từ 5/2005 đến nay, việc kết nối và truyền, nhận được xử lý tự động hoàn toàn .

Trong lĩnh vực dịch vụ thẻ, NHNo&PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đưa máy ATM vào hoạt động từ tháng 7/2005, là thiết bị tiên tiến, hiện đại phục vụ liên tục 24 giờ trong ngày, tạo thuận lợi cho khách hàng đến rút tiền và giao dịch với ngân hàng. Đối với người dân Văn Lâm lại là điều hoàn toàn mới mẻ, không phải ai cũng có thể nhận thấy được.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và nâng cạo hiệu quả của hệ thống máy tính, NHNo&PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đã trang bị máy in các loại gồm: máy in kim, LASER, in phun với tốc độ cao và các thiết bị tích điện, đảm bảo săn sàng cho hệ thống mạng và các máy tính hoạt động ổn định.

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIEN MẶT TẠI NHNO & PTNT HUYỆN VĂN LÂM - TỈNH HUNG YÊN

2.3.1. Kết quả đạt được

Ý thức được tầm quan trọng của việc mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, bằng những chủ trương đúng đắn và có sự đầu tư thích hợp, NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ liên quan đến công cụ thanh toán không dùng tiền mặt. Các hình thức đều tăng về doanh số và chất lượng.

23.1.1. Tăng vê doanh sô thanh toán không dùng tiền mặt

Doanh số thanh toán của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đều tăng cụ thể năm 2005 là 1.125.144 triệu đồng, năm 2006 là 1.575.147 triệu đồng, năm 2007 là 1.732.662 triệu đồng. Trong đó đóng góp lớn vào tổng doanh số trên là hình thức Ưỷ nhiệm chi bằng những ưu điểm trong thanh toán.

Một thành tích nữa đáng ghi nhận là hình thức thanh toán bằng thẻ đã có những bước phát triển lớn về doanh số. Để được như vậy phải kể đến việc mở tài khoản cá nhân gia tăng qua mỗi năm, cho thấy Chi nhánh đã có sự quan tâm đúng mức tới hình thức này.

Qhịuụễn t7hi cAnh Qlạuụêi - 30(B 49

~Kltoú luận lốt nạhiêp

Bảng 10: SỐTK cá nhân tại N H N o & PTNT Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên

(Nguồn: Báo cáo triển khai công tác thanh toán không dùng TM và mởTK cá nhân năm 2008) 23.1.2. Ngày càng nâng cao chất lượng TTKDTM

Để đáp ứng được những mục đích và yêu cầu khác nhau của các chủ thể tham gia thanh toán, hệ thống thanh toán của Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng. Với hệ thống thanh toán điện tử liên hàng, các chứng từ giấy được thay thế bằng các chứng từ điện tử, do vậy giảm thời gian thanh toán, giảm chi phí thanh toán đồng thời đảm bảo quá trình thanh toán chính xác, an toàn, ổn định, bớt rủi ro.

2.3.1.3.Mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ

Cùng với sự phát triển của cả hệ thống NHNo & PTNT Hưng Yên, NHNo & PTNT Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên nhắm đến khách hàng đại chúng, ngoài các cán bộ công nhân viên chức, ...thì chi nhánh đang triển khai mạnh mạng lưới thanh toán thẻ đến giới trẻ, như sinh viên các trường cao đẳng. Đồng thời triển khai trong đối tượng hưu trí có mức lương khá, các công ty liên doanh có đông công nhân và thu nhập ổn định ở mức khá...

NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hưng Yên là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế, như Visa, MasterCard...đồng thời là thành viên sáng lập và chủ trì của công ty cổ phần chuyển mạch quốc gia, với sự tham gia của khoảng 15 NHTM khác, cho phép kết nối mạng sử dụng chung máy ATM và thẻ ATM. Do đó NHNo & PTNT Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên cũng có cơ hội mở rộng phạm vi khách hàng.

2.3.1.4 Đổi mới công nghệ

NHNo&PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đã tích cực xây dưng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, bước đầu đã thiết lập được cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng,

đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán. Hàng năm NHNo&PTNT huyện Văn Lâm đầu tư một khoản tiền không nhỏ cho việc mua sắm máy móc theíet bị, từng bước đổi mới công nghệ. Việc mua sắm được tính toán kỹ, vừa có thể đáp ứng công việc trước mắt, vừa phát triển được trong tương lai, hạn chế đến mức thấp nhất sự lạc hậu và hoa mòn vô hình.

Hệ thống mạng cục bộ của ngân hàng được cải tạo và nâng cấp từ mạng BƯS thành mạng SAO phù hợp với xu thể phát triển chung, hoạt dodọng ổn định, tích hợp được nhiều ứng dung, tăng cường chia sẻ, khai thác tài nguyên mạng, nâng cao hiệu suất sử dụng máy. Các phương tiện truyền thông được ngân hàng sử dụng như Leased Line, ISDN,...; một số phương thức truyền thông mới như ATM, Frame Relay,... đang từng bước được triển khai áp dụng.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được như trên, chất lượng TTKDTM tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên vẫn chưa cao và còn bộc lộ một số vấn đề cần được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với thực tế và đảm bảo xu hướng phát triển của Ngân hàng nói chung và của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tính Hưng Yên nói riêng:

- Danh mục thanh toán của Chi nhánh chưa phong phú, còn bó hẹp trong một số hình thức. Như Ưỷ nhiệm chi chiếm tỷ trọng đến 90%, trong khi các hình thức khác chưa được khai thác hết công dụng và tính năng vốn có (Séc một công cụ thanh toán truyền thống lại không được ưa chuộng vì tính phức tạp trong ghi sổ, sử dụng...). Đây là hạn chế không chỉ có ở NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên mà ở hầu hết các NHTM hiện nay.

- Phạm vi tham gia thanh toán không dùng tiền mặt còn bó hẹp ở một số đối tượng nhất định:

+ Cán bộ, công nhân viên chức trong việc sử dụng hình thức chuyển tiền lương qua tài khoản cá nhân cũng chí được vài ngày lại rút ra hết, từ đó nội dung kinh tế của tài khoản chưa được thể hiện và phát huy tác dụng. Điều đó có thể giải thích phần nào do thu nhập của họ chưa cao và việc tiêu dùng ngoài xã hội vẫn chưa thể “tách ra” khỏi tiền mặt.

+ Một số đối tượng tham gia buôn bán lớn, những người có thu nhập cao lại chưa tham gia. Do việc tế nhị trong bí mật tài chính, kinh doanh, sợ đánh thuế và thuế thu nhập. Vì vậy đây chính là đối tượng vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.

+ Bộ phận lớn dân cư chưa thấy nhu cầu cần thiết, chưa thấy được lợi ích của chính họ và xã hội khi mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng.

- Tốc độ thanh toán chưa nhanh, vẫn còn nhiều thiếu sót.

- Việc tổ chức hạch toán kế toán còn vẫn còn sai sót. Quy trình làm việc đôi khi còn bị bỏ qua, các yếu tố trên chứng từ còn chưa đầy đủ rõ ràng dẫn đến chất lượng thanh toán không cao và mất nhiều thời gian.

- Văn minh giao tiếp khách hàng còn bị hạn chế, chưa chu đáo và lịch sự trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán nói riêng và các hình thức dịch vụ của ngân hàng nói chung.

* Nguyên nhân:

Những hạn chế trên bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu sau:

2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

- Vận dụng Marketing ngân hàng vào thực tế còn hạn chế và chưa có sự đầu tư thoả đáng.

Một thực tế hiện nay cho thấy việc nghiên cứu và ứng dụng Marketing ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM là một quá trình khó khăn, phức tạp và tốn kém. Không phải ngân hàng nào cũng có thể thực hiện được cũng bởi do những giới hạn về vốn và con người.

Tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, hoạt động Marketing vẫn chưa được chú trọng như một chiến lược trong việc thu hút khách hàng và nghiên cứu thị trường. Có thể đưa ra nhận xét đối với hoạt động này ở Chi nhánh là thụ động. Sau khi Hiệp định Việt Mỹ về lĩnh vực ngân hàng và tài chính có hiệu lực hoàn toàn thì liệu có thể bảo đảm rằng NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên sẽ vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng 23% mỗi năm?

- Cơ sở vật chất và công nghệ còn đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn tất.

Khu giao dịch, hệ thống trang thiết bị máy móc là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao hình ảnh của ngân hàng. Với vị trí đẹp và tiện lợi nhu của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên thì đó quả là một lợi thế. Tuy vậy, do Chi nhánh còn đang sửa sang trong 2 năm gần đây, nên Chi nhánh chưa phát huy được hết lợi thế trên của ngân hàng. Các phòng ban còn chưa tập trung về một mối. Khu tiếp dân chưa được bố chí theo đúng quy định. Mặc dù được trang bị hệ thống máy tính hiện đại và đồng bộ, nhưng chưa được nối mạng và cập nhật phần mềm tin học thường xuyên, do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến tốc độ trong việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán.

Thêm vào đó việc triển khai dự án IPCAS giai đoạn I (dự án hiện đại hoá thanh toán và kế toán khách hàng của NHNo & PTNT Việt Nam) mặc dù đã thành công, nhưng vẫn còn tồn tại hệ thống Giao dịch trực tiếp, điều đó làm ảnh hưởng đến việc triển khai các dịch vụ mới.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ là công tác TTKDTM chưa thật đồng đều. Đây là vấn đề rất nhạy cảm và không dễ thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu tính cả toàn NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên thì mới có 01 Cán bộ trình độ trên đại học, 35 Cán bộ có trình độ Đại học, còn lại là Cán bộ có trình độ Cao đẳng và Trung, Sơ cấp.

Trong xu hướng hội nhập, một ngân hàng hiện đại và lớn không chỉ thể hiện ở số cán bộ làm việc tại ngân hàng mà còn ở trình độ và kiến thức đủ để tự tin, sáng tạo, thái độ nghiêm túc trong nghiệp vụ. Đối với cán bộ liên quan tới nghiệp vụ thanh toán nếu không chủ động và chịu khó tiếp cận và tìm hiểu các hình thức thanh toán hiện đại thì sẽ là một trong những trở ngại cho ngân hàng nghiên cứu và triển khai các dịch vụ mới.

2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan

Đây cũng chính là những nguyên nhân gây lên khó khăn mà không chỉ NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên gặp phải trong hoạt động TTKDTM.

- Thói quen dùng tiền mặt trong dân cư và nhận thức về hoạt động TTKDTM:

Thanh toán và chi tiêu bằng tiền mặt trở nên quá ăn sâu vào thói quen trong dân cư không chỉ đối với những người có thu nhập thấp mà còn với cả những người có thu nhập cao. Đa số dân chúng chưa thực sự có hiểu biết về hoạt động TTKDTM. Họ chưa cảm nhận được lợi ích khi sử dụng dịch vụ này cũng như chưa hiểu khi nào có thể sử dụng séc, thẻ...Sự thiếu hiểu biết này cộng với chính sách thuế chưa khuyên khích hoặc tạo điều kiện cho cá nhân tự giác nộp thuế làm cho tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng để sử dụng dịch vụ chậm được giải toả.

Tâm lý của mọi người nhất là các hộ kinh doanh, các tiểu thương, cán bộ nhân viên chức còn ngần ngại không muốn dùng séc, thậm chí họ ngại tới ngân hàng. Bởi những chi tiêu của cán bộ, công nhân viên chức thường nhỏ vài chục ngàn đồng một ngày, ở các nơi chợ nhỏ còn buôn thúng bán bung thì khó có thể thực hiện thanh toán bằng séc.

Thói quen trên gây ra một sự lãng phí lớn: chậm quay vòng đồng vốn cho nền kinh tế, tốn chi phí bảo quản tiền mặt trong dân chúng, chi phí in ấn tiền mặt...

- Các khách hàng là doanh nghiệp chưa tích cực thanh toán qua Ngân hàng:

Đối với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh chưa chấp hành

Một phần của tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 33)