Kiến nghị với quốc hội, chính phủ

Một phần của tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 60)

3.3.1.1 Đôi với Quốc hội

Đề nghị sớm ban hành Luật giao dịch điện tử, khẳng định giá trị pháp lý của chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong giao dịch thương mại và những

giao dịch liên quan đến hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Hiện nay CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, đã tạo nên sự thay đổi rất lớn trong nhận thức và hoạt động của con người cũng như các tổ chức, doanh nghiệp.. .việc đàm phán, hội họp, trao đổi và ký kết các hợp đồng.. .đều có thể thực hiện qua mạng máy tính. Trong lĩnh vực thanh toán, đặc biệt thanh toán quốc tế, CNTT đã hỗ trợ tích cực và có hiệu quả, làm cho quá trình chu chuyển vốn trên thế giới diễn ra sôi nổi.

Quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các quan hệ kinh tế, tài chính của nước ta với các nước trên thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả phân phối nguồn lực, thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng cường khả năng thanh toán và ổn định thị trường tài chính trong nước. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), những rào cản từng bước được rõ bở, các quy định sẽ thông thoáng hơn, ngân hàng nước ngoài là công nghệ cao, dịch vụ đa dạng, dầy dặn kinh nghiệm, đặc biệt là năng lực tài chính mạnh...sẽ là những áp lực lớn đối với các NHTM Việt Nam.

Vì vậy, chúng ta cần khẩn trương ban hành Luật giao dịch điện tử, chỉnh sửa Luật thương mại, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế, trước hết là các cam kết của chính phủ về hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường tài chính. Từng bước tạo lập hệ thống pháp luật ngân hàng hoàn chỉnh, đối xử công bằng, bình đẳng giữa các TCTD trong nước và nước ngoài, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các hoạt động kinh tế xã hội để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh vì sự an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

3.3.1.2 Đôi với Chính phủ

Chính phủ đã có Nghị định số 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung úng dịch vụ thanh toán; thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg cho phép sử dụng chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đây là vãn bản pháp quy cao nhất trong lĩnh vực hạch toán và thanh toán vốn được sử dụng chứng từ điện tử từ trước tới nay, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho việc sử dụng

chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Tuy nhiên, đến nay những văn bản này đã có những bất cập, phạm vi bó hẹp trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, chưa cho phép người sử dụng dịch vụ thanh toán được sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán, đây cũng là những đòi hỏi khách quan, chính đáng của khách hàng, vì vậy những văn bản này cần được bổ sung chính sửa cho phù hợp với thực tiễn.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Mở rộng thanh toán KDTM bằng việc làm cụ thể và thiết thực, trước

mắt chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt. Nhanh chóng xây dựng đề án phát triển hệ thống lưu thông séc, hối phiếu và hệ thống thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng và phát triển thanh toán KDTM; chuẩn bị đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt khi được Chính phủ ban hành.

- Ngày 07/6/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực thi hành từ 01/8/2005; NHNN Việt Nam đã thành lập Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền. Đây là những điều kiện nền tảng, co bản tạo có tác động mạnh mẽ và thúc đẩy thanh toán KDTM. Để Nghị định sớm đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả cao, NHNN cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, góp phần thúc đẩy mở rộng thanh toán KDTM.

- Bổ sung, chỉnh sửa các quy định đôi với các phương tiện thanh toán.

Nhìn chung các văn bản pháp quy của NHNN mới được ban hành ngày càng phù hợp hơn với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Khách hàng tham gia sử dụng các dịch vụ thanh toán đã được bảo đảm hơn về quyền lợi của mình; ngân hàng cũng không can thiệp trực tiếp vào quan hệ giao dịch thương mại giữa bên mua và bên bán, chỉ đơn thuần thực hiện vai trò làm trung gian thanh toán. Tuy nhiên trong một số văn bản còn chưa được rõ ràng, chỉ có thể thực hiện trong ngân hàng và các doanh nghiệp, còn đối với công chúng rất khó thực hiện.

Ví dụ: điều 14 quyết định số 226/2002/QĐ - NHNN trao quyền cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thoả thuận với khách hàng về điều kiện, thủ

77

tục, thời hạn thực hiện uỷ nhiệm thu phù hợp với quy định của NHNN, nhưng tại điều 5 Quyết định số 1092/2002/QĐ - NHNN quy định: mẫu, thủ tục và phương thức giao nhận ƯNT...do ngân hàng nhận UNT quy định, mẫu, thủ tục và phương thức giao nhận ƯNT...do ngân hàng nhận UNT quy định, nhưng phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Vậy còn văn bản pháp luật nào chi phối, trong khi đây là văn bản của NHNN hướng dẫn thực hiện.

- Đối với thanh toán bằng séc, hiện nay đang thực hiện theo Nghị định số 159/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 05/2004AT- NHNN của NHNN Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, chúng ta phải tuân thủ những chuẩn mực chung của thế giới, tính pháp lý của nghị định không cao bằng luật. NHNN đang chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng dự án luật hối phiếu để điều chính 3 loại công cụ (hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và séc) để trình Quốc Hội xem xét thông qua, vì vậy NHNN cần tích cực tuyên truyền giải thích những nội dung mang tính chuyên sâu mà nhiều đại biểu Quốc Hội chưa hiểu, để nhận được sự ủng hộ của họ đối với một vấn đề lớn, liên quan tới hoạt động của các tổ chức kinh tế đồng thời rất nhạy cảm với dư luận.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai giai đoạn II dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán trên có sở kết quả đàm phán, ký hiệp định tín dụng với ngân hàng thế giới. Kết nạp thêm thành viên trực tiếp có đủ điều kiện theo quy định của NHNN để mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Những ngân hàng chưa đủ điều kiện làm thành viên trực tiếp, đề nghị NHNN cho phép làm thành viên gián tiếp thông qua ngân hàng thành viên.

- Đề nghị NHNN quy định không thu phí dịch vụ thanh toán hoậc thu mức thấp đối với những khách hàng sử dụng thẻ, giao dịch trực tuyến, với mục đíchd khuyên khích họ tiếp cận, làm quen với phương tiện thanh toán hiện đại. Hiện nay có một số cở chấp nhận thẻ tại các cửa hàng, siêu thị thu hút khá cao, từ 2% - 10% doanh số thanh toán, đây là nguyên nhân tạo nên sự "chênh lệch giá" giữa thanh toán bằng thẻ và tiền mặt, làm triệt tiêu động lực thúc đẩy sử

dụng phương tiện thanh toán tiên tiến. NHNN cần tích cực kiểm tra và xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm.

3.3.3. Kiến nghị với các ngân hàng thương mại trung ương

- Cần giành tỷ lệ vốn thích đáng trong vốn xây dựng cơ bản để đầu tư cho CNTT, mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ phục vụ hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động thanh toán nói riêng trong toàn hệ thống. Việc mua sắm cần lựa chọn những công nghệ tiên tiến trên thế giới, tránh mua phải những công nghệ cũ, lạc hậu kém hiệu quả.

- Các NHTM cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong một số sản phẩm dịch vụ trong đó có dịch vụ thanh toán, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và phù họp với tiêu chuẩn quốc tế, tăng sức cạnh tranh, đưa việc quản lý chất lượng trở thành công việc thường xuyên hàng ngày trong từng cán bộ.

- Đẩy mạnh đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thị trường, đề xuất các giải pháp mở rộng thanh toán KDTM và phát triển dịch vụ ngân hàng. Theo dõi chặt chẽ, thống kê chính xác các phương tiện thanh toán để có số liệu phân tích, tổng họp và dự báo nhằm phục vụ tốt công tác quản trị, điều hành và có chính sách phát triển đồng bộ.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên làm CNTT trong lĩnh vực ngân hàng có đủ năng lực tiếp nhận, chuyển giao, quản lý công nghệ hiện đại và làm chủ được khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới, đủ khả năng trình độ thiết kế và sản xuất những gói phần mềm chuyên dụng cho hoạt động ngân hàng, đảm bảo chất lượng, an toàn trong hoạt động. Thường xuyên phổ cập kiến thức CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ để chủ động đối với những kỹ thuật và công nghệ mới. Có cơ chế tài chính cụ thể thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy năng lực sáng tạo trong việc xây dựng phần mềm ứng dụng, phục vụ thiết thực cho hoạt động ngân hàng và thanh toán.

- Hiện nay các NHTM Hưng Yên chưa được tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nên khách hàng của họ chưa được hưởng lợi từ những dịch vụ và tiện ích của hệ thống này, làm cho công tác thanh toán KDTM trên địa bàn có phần bị hạn chế. Trong thời gian tới, đề nghị các NHTM

trung ương cho phép các chi nhánh tại Hưng Yên đựơc tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với tư cách là đơn vị thành viên.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở định hướng chung của Đảng và Nhà nước, mục tiêu của ngành ngân hàng, của NHNo & PTNT Văn Lâm - Hưng Yên và dự báo nhu cầu về phương tiện thanh toán trong những năm tới, Khoá luận đã đưa ra 6 giải pháp để mở rộng thanh toán KDTM tại NHNo & PTNT Văn Lâm - Hưng Yên, đáng lưu ý 2 giải pháp: một là, phát triển các phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng CNTT; hai là, cho phép QTD được làm dịch vụ thanh toán đối với cả những người không phải là thành viên. Để thực hiện tốt các giải pháp, Khoá luận đưa ra những kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương để công tác thanh toán KDTM ngày càng được hoàn thiện và phát triển.

KẾT LUẬN

Thanh toán là một trong những chức năng chủ yếu trong hoạt động ngân hàng, thanh toán KDTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Sử dụng linh hoạt các phuơng tiện thanh toán và tổ chức tốt hệ thống thanh toán qua ngân hàng sẽ thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn, giảm chi phí cho xã hội, là động lực quan trọng thu hút khách hàng tham gia, tạo điều kiện cho họ sử dụng vốn hiệu quả, ngân hàng có đuợc nguồn vốn rẻ, tăng hệ số tạo tiền và có cơ hội mở rộng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Mở rộng thanh toán KDTM không phải là vấn đề mới, song mở rộng dựa trên nền tảng CNTT hiện đại và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế lại là điều không đơn giản đối với hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay. Với ba chương, khoá luận đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra, cụ thể:

1- Hệ thống hoá có chọn lọc những lý luận cơ bản về các phương tiện thanh toán, tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, vai trò của thanh toán KDTM đối với nền kinh tế. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán KDTM, trong đó nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2- Nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc tổ chức hệ thống TTBT, cộng hoà Liên bang Đức với việc phát triển và sử dụng phương tiện thanh toán bằng séc; Thái Lan trong việc mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ, từ đó rút ra bài học đối với nước ta, cần tận dụng lợi thế của nước đi sau, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm hay của những nước đi trước, kết họp với những thành tựu của khoa học kỹ thuật, ứng dụng mạnh mẽ CNTT để mở rộng thanh toán KDTM.

3- Phân tích khái quát tình hình kinh tế xã hội của huyện Văn Lâm để thấy được những thuận lợi, khó khăn tác động tới hoạt động ngân hàng và công tác thanh toán KDTM; nêu khái quát hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên trong những năm gần đây.

4- Nghiên cứu, thu thập số liệu hoạt động thanh toán tại các NHTM để phân tích, đánh giá đúng thực trạng những kết quả đạt được công tác thanh toán KDTM của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên từ năm 2005 đến năm 2007; đưa ra nhận định và đánh giá chung, đồng thời chỉ ra những mặt yếu

kém tồn tại, bất cập của các phương tiện thanh toán, hệ thống thanh toán và nguyên nhân của những yếu kém đó cần khắc phục.

5- Trên cơ sở định hướng chung của Đảng, của ngành, và của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, đồng thời căn cứ những nguyên nhân của yếu kém đã được chỉ ra, khoá luận đưa ra hệ thống các giải pháp mang tính tổng thể để mở rộng thanh toán KDTM tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, trong đó những giải pháp thuộc về kỹ thuật cần có cơ chế chính sách đặc thù phù hợp và đáp ứng yêu cầu đặt ra.

6- Đưa ra những kiến nghị với Quốc hội, với Chính phủ, với NHNN và các NHTM trung ương, các ngành, các cấp tại địa phương để công tác thanh toán KDTM ngày càng phát triển và 1TLỞ rộng.

Qua thời gian nghiên cứu và viết khoá luận, được sự giúp đỡ nhiệt thành của thầy hướng dẫn TS. Tô Ngọc Hưng, khoá luận đã được hoàn thành. Tuy nhiên, do khả năng và trình độ còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đoàn Thu Anh (2004), hệ thống CNTT của NHTWƯ Hàn Quốc, tạp chí Tin học ngân hàng, số 5/2004, NHNN Việt Nam.

3. PGS.TS. Mai Văn Bạn (2004), hoàn thiện cơ chế và tổ chức thanh toán trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng (quyển 3), NXB thống kê, Hà Nội.

4. PGS.TS. Mai Văn Bạn (2005), thanh toán ngân hàng trong thương mại điện tử đến năm 2010, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng (quyển 4), NXB thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đức Lệnh (2005), hiện đại hóa hệ thống thanh toán qua ngân hàng trên địa bàn thanh phố Hồ Chí Minh, tạp chí Khoa học và

Một phần của tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w