Qua thực tế phân tích tình hình tài chính tại Công ty, em nhận thấy Báo cáo phân tích tài chính tại công ty CABA cũng đã đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu nhưng chưa được đầy đủ, còn thiếu một vài chỉ tiêu quan trọng. Do vậy, để hoàn thiện nội dung phân tích tài chính, em xin đề xuất thêm chỉ tiêu phân tích về hoạt động cụ thể như sau
Các chỉ số về hoạt động được dùng đế đánh giá hiệu qủa sử dụng tài sản của doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp được sử dụng để đầu tư vào các loại tài sản khác nhau như : Tài sản cố định, tài sản lun động. Vì vậy, nếu chỉ đo lường hiệu quả sử dụng của tổng tài sản và hiệu suất sử dụng TSCĐ thì chưa đủ mà cần phải phải trú trọng tới hiệu quả sử dụng của cả TSNH.
(ẺỈIUIẬỈM itỉ tốt nụhìèp rưònụ ^Đại '3ŨỌ(Í (Kỉnh ^7êQitòt‘ nữ ăn
Như trong phần thực trạng đẵ phân tích nhóm các chỉ tiêu này phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty hiện như thế nào tù' đó tìm ra các giải pháp đế khắc phục những mặt còn hạn chế và phát huy tối đa các ưu thế đang có.
3.2.4. Tăng cưòng cơ sỏ’ vật chất kỹ thuật phục vụ cho phân tích
Trong cơ chế thị trường hiện nay, với tốc độ cạnh tranh gay gắt đòi hỏi công ty cần phải có những bước đối mới tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Những năm qua, do máy móc thiết bị không theo kịp được nhu cầu của thị trường dẫn đến chất lượng phân tích tài chính của công ty chưa được cao. Vài năm trở lại đây, công ty đã tòng bước hiện đại hoá công nghê và đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, do số vốn dùng cho đối mới công nghệ còn hạn hẹp chính vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu.
Do đó, nhiệm vụ trước mắt của công ty là đẩy mạnh, đổi mới công nghệ, nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng khoa học - công nghệ kỹ thuật hiện đại phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp.
Đế thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đối mới công nghệ nhằm góp phần thiết thực vào phân tích tài chính, công ty cần chú ý đối mới đồng bộ các yếu tố cấu thành công nghệ: từ máy móc thiết bị, nguyên vật liêu, nâng cao trình độ, kỹ năng, kỹ xảo của người phân tích. Trong thời gian tới công ty nên thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:
- Công ty cần tính toán đế đầu tư vào các bộ phận thiết yêu trước. Từng bước thay thế một cách đồng bộ thiết bị cho phù họp với thị trường. Công ty nên ứng dụng rộng rãi công nghệ tin học trong quản lý tài chính tiến tơi nối mạng toàn bộ hệ thống máy tính nhằm cập nhập thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn. Từng bước xây dựng chế độ chuẩn trong công tác tài chính về mặt cơ sở cật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác phân tich.
- Tận dụng trang thiết bị máy móc hiện có trong công ty, ngoài ra phải tiến hành bảo dưỡng định kỳ máy móc thay cho việc cứ phát sinh sự cố thì
(ẺỈIUIẬỈM itỉ tốt nụhìèp rưònụ ^Đại '3ŨỌ(Í (Kỉnh ^7êQitòt‘ nữ ăn
mới cử cán bộ kỹ thuật đến sửa chưa như hiện nay.
- Đấy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
- Đế nâng cao năng lực công nghệ, công ty cần phải xây dựng mối quan hệ với các cơ quan nghiên cún, ứng dụng khoa học kỹ thuật đế phát triến công nghệ theo chiều sâu và tùng bước hoàn chỉnh công nghệ hiện đại.
3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ phân tích tài chính
Ngay từ khi mới thành lập, ban giám đốc công ty đã xây dựng phương châm của CABA , đó là:“ Công nghệ là quan trọng, con người là yếu tố quyết định”. Do đó công ty đã rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp úng được yêu cầu triến khai mở rộng các dự án. Vì vậy trong thời gian tới, công ty cần xem xét áp dụng một số các biện pháp:
- Tăng cường đào tạo, đặc biệt là đào tạo kèm cặp đế đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ phân tích. Đội ngũ cán bộ phân tích tài chính phải là những con người năng động, chủ động tiếp cận công nghệ hiện đại, làm chủ công nghệ tiên tiến.
- Công ty cần có các chính sách phù hợp đối với người phân tích làm việc cho các dự án đầu tư ở nước ngoài bởi hiện tại các chính sách còn chưa hoàn thiện, chưa thực sự khuyến khích người phân tích tài chính có trình độ và kinh ngiệm làm việc lâu dài cho CA BA.
- Tuyến dụng người có đủ trình độ, năng lực, nhiệt tình, thu hút người tài vào làm việc tại công ty .
3.2.6. Hoàn thiện chế độ kế toán, thống kê
Tổ chức tốt công tác kế toán ở công ty là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý, kiếm tra kiếm soát quá trình kinh doanh và sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy, kế toán là hệ thống thông tin thực hiện, các số liệu, tài liệu kế toán tự nó chưa thế chỉ ra các biện pháp cần thiết. Cho nên, định kỳ Công ty phải thực hiện công tác phân tích tài chính và tính toán, phân tích các chỉ tiêu hiệu qủa sử
(ẺỈIUIẬỈM itỉ tốt nụhìèp rưònụ ^Đại '3ŨỌ(Í (Kỉnh ^7êQitòt‘ nữ ăn
dụng vốn đế từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích và tiến bộ so với kỳ trước đế phát huy, các nguyên nhân gây ra hạn chế đế có biện pháp tháo gỡ và khắc phục kịp thời.
Muốn làm được như vậy, Công ty cần hoàn thiện bộ máy quản lý trên cơ sở bộ máy tinh giảm, gọn nhẹ, làm việc có hiệu qủa tránh tình trạng CBCNV nhàn rỗi vì không có việc hoặc ít việc mà vẫn phải trả lương và phụ cấp. Bộ máy quản lý phải có sự phân cấp rõ trách nhiệm rõ ràng thống nhất từ trên xuống dưới. Bố trí cán bộ phù hợp với năng lực và sở trường của họ để phát huy tốt khả năng và trí tuệ của từng cá nhân.
Ngoài ra cán bộ tài chính kế toán là những người có ảnh hưởng quyết định tới kết qủa của việc phân tích tài chính; do đó Công ty phải tuyển dụng những nhân viên nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực khách quan đế có thế đáp ứng đựơc yêu cầu của công tác hạch toán kế toán và phân tích tài chính.
Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động tài chính nghĩa là Công ty đã phân tích được thực trạng tài chính của mình, nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh đế tù’ đó phát huy được những thành tích đã đạt được và khắc phục các hạn chế còn tồn tại, qua đó sẽ nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.2.7. Đổi mói hệ thống thông tin quản lý
Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích bao gồm thông tin từ bên ngoài và thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, chính vì vậy các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng của phân tích tài chính nên chất lượng những thông tin sử dụng trong phân tích tài chính cần phản ánh chính xác tình hình tài chính bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp, cần tạo nên một luồng thông tin thông suốt liên tục giữa bộ phận phân tích tài chính
(ẺỈIUIẬỈM itỉ tốt nụhìèp rưònụ ^Đại '3ŨỌ(Í (Kỉnh ^7êQitòt‘ nữ ăn
và bộ phận tổng hợp, lập báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán. Với các thông tin bên ngoài doanh nghiệp, muốn nắm bắt được kịp thời thì bộ phận tài chính cần được nối mạng với các Ban chức năng khác
Ngoài ra, đế cho công tác hoạch định tương lai của doanh nghiệp có hiệu quả thì việc phân tích tài chính cần thực hiện một cách khách quan, và các thông tin sử dụng phải đảm bảo chất lượng. Vì nếu thông tin sử dụng thiếu chính xác sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, của người quản lý tài chính, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Một số kiến nghị về phía nhà nước
- Chính phủ cần có sự ổn định trong việc ban hành các chế độ quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh, tránh tình trạng chế độ chính sách thay đối thường xuyên gây lúng túng cho doanh nghiệp trong quá trình quản lý hoạt động của mình. Bên cạnh đó cần tránh không đế xảy ra tình trạng nhiều cơ quan cùng có những quy định khác nhau về cùng một lĩnh vục hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác cũng cần phải thường xuyên thay đối, chỉnh sửa những quy định chưa hợp lý và bố sung thêm các quy định phù hợp đế điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp theo yêu cầu của tùng thời kỳ phát triển của nền kinh tế.
- Chính phủ cần sớm thành lập một cơ quan chuyên thành lập số liệu đế đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành đế các doanh nghiệp có cơ sở chính xác trong việc đánh giá vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó có biện pháp giải quyết các mặt yếu kém và phát huy những mặt mạnh của doanh nghiệp mình.
- Chính phủ nên có chính sách xây dựng và phát triến thị trường tài chính ổn định để tạo ra nhiều kênh huy động vốn cho doanh nghiệp bằng cách phát hành trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn liên doanh... thông qua các tổ
(ẺỈIUIẬỈM itỉ tốt nụhìèp rưònụ ^Đại '3ŨỌ(Í (Kỉnh ^7êQitòt‘ nữ ăn
chức tài chính trung gian khác nhau như : các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư phát triến...
3.3.2. Kiến nghị vói các ngành liên quan
- Hoàn thiện công tác kế toán : hiện nay chế độ kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều điếm chưa hợp lý, số liệu, số sách còn chưa thống nhất gây khó khăn cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý và Chính phủ. Do vậy, Bộ Tài chính cần có những quy định cụ thế và phù hợp hơn đế hoàn thiện công tác kế toán doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc xem xét và ra các quyết định quản lý.
- Bộ Tài chính cần có quy định yêu cầu các doanh nghiệp bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm cung cấp các thông tin về luồng tiền vào, ra trong kỳ, phản ánh trạng thái động của doanh nghiệp đế bố sung cho các tài liệu khác như bảng cân đổi kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh khi đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp.
- Mặt khác, nên có quy định cụ thế về vấn đề các doanh nghiệp phải thực hiện công khai các báo cáo tài chính đế làm cơ sở cho việc quản lý doanh nghiệp và phân tích tài chính được dễ dàng, thuận lợi hơn. Hiện nay chỉ có doanh nghiệp là có đủ tài liệu đế phân tích tài chính còn những người ngoài doanh nghiệp chưa thế tìm hiểu cụ thể về doanh nghiệp mà mình quan tâm.
- Các cơ quan kiếm toán Nhà nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đế đảm bảo tính khách quan của công tác kiểm toán, tăng cường sự kiểm tra đánh giá của nhà nước, đảm bảo công tác kiểm toán của các cơ quan này tiến hành tại doanh nghiệp đúng thời hạn, đầy đủ các nội dung nghiệp vụ, báo cáo kịp thời lên bộ tài chính những phát sinh bất hợp lý nhằm kiểm chứng tính chính xác của các số liệu tài chính của doanh nghiệp, góp phần mang lại một kết quả phân tích tài chính sát thực và chuấn xác.
(ẺỈIUIẬỈM itỉ tốt nụhìèp rưònụ ^Đại '3ŨỌ(Í (Kỉnh ^7êQitòt‘ nữ ăn
- Cần tiến tới yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện phân tích tài chính một cách nghiêm túc đế tụ’ đánh giá hoạt động tài chính của mình, đề ra phương hướng phát triển và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên. Phân tích tài chính vẫn còn là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp nên Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan cần có những hướng dẫn cụ thể, phối họp giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về trình độ nghiệp vụ, trình độ kỹ thuật, đào tạo cán bộ phân tích và đánh giá tài chính trong quá trình thực hiện phân tích tài chính tại doanh nghiệp.
(ẺỈIUIẬỈM itỉ tốt nụhìèp rưònụ ^Đại '3ŨỌ(Í (Kỉnh ^7êQitòt‘ nữ ăn
KẾT LUẬN
Hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính, một công cụ hữu hiệu luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động tài chính nói riêng ở các doanh nghiệp. Qua kết quả phân tích tài chính, nhà quản lý có thế đưa ra các chiến lược tài chính trong tương lai. Chính vị vậy, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp là một đòi hỏi bắt buộc với tất cả các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.
Sau thời gian Công ty dựa trên những kiến thức đã học được ở trường, em đã xem xét hoạt động phân tích tài chính tại Công ty những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính của Công ty. Tuy nhiên do còn hạn chế về trình độ nhận thức cũng như kiến thức thực tiễn nên những giải pháp em đưa ra chưa hắn đã thích hợp và tối ưu nhưng cũng hi vọng có đóng góp nhỏ bé giúp cho công tác phân tích tài chính của Công ty ngày càng đạt được kết quả cao hơn.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc Công ty, các anh chị trong Phòng Tài chính kế toán và của thầy giáo hướng dẫn thực tập PGS TS. vũ DUY HÀO. Qua đây em xin chân thành cảm ơn quý Công ty và thầy giáo đã giúp đỡ em trong thời gian qua!
(ẺỈIUIẬỈM itỉ tốt nụhìèp rưònụ ^Đại '3ŨỌ(Í (Kỉnh ^7êQitòt‘ nữ ăn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS.Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê.
2. PGS. TS Vũ Duy Hào (Chủ biên), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê.
3. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê.
4. Nguyễn Tấn Bình (Chủ biên), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê.
5. TS. Bùi Hữu Phước (Chủ biên), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê.
(ẺỈIUIẬỈM itỉ tốt nụhìèp rưònụ ^Đại '3ŨỌ(Í (Kỉnh ^7êQitòt‘ nữ ăn
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỤC TẬP Tên đơn vị thực tập Công ty TNHH CA BA
Tên đề tài: “hoàn thiện phân tích tài chỉnh tại công ty TNHH CABA”
Nhân xét
NGƯỜI NHẬN XÉT
PhuẤẬỀn itỉ tốt ntịhièp (Trưònụ ^Đại Tôạe (Kỉnh ^TêQitòe nữ ăn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: PGS TS vũ DUY HÀO
Sinh viên thực hiện : Hà Thanh Bình
Lóp TC Khoá 36
Tên đề tài: “hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty TNHH CABA”
Điểm:
- Bằng Số:..
(ThuẤịin itỉ tốt nụhìèp Tĩntềnụ (Đại Tùợc. 3CJ*th ^Ề QỊLÍỐC(Dân
NGƯỜI NHẶN XÉT