2.2.4.Dư nợ cho vay DNVVN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI -CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 54 - 63)

2.2.Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của MSB Thanh Xuân

2.2.4.Dư nợ cho vay DNVVN

Tổng dư

nợ 781,143 714,497

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 - MSB Thanh Xuân)

Nhìn khái quát qua các số liệu trên bảng 2.4 cũng như trên biểu đồ có thể thấy rằng, dư nợ đối với DNVVN có sự gia tăng mạnh mẽ trong những năm qua cả về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng. Nếu như năm 2008, DNVVN không có dư nợ thì sang năm 2009, dư nợ của nhóm DNVVN đã là 474.614 triệu đồng, tương ứng 60,74%. Đến cuối năm 2010, dư nợ của DNVVN là 649.209 triệu đồng, chiếm 90,86% tổng dư nợ toàn Chi nhánh. So với cuối năm 2009 dư nợ DNVVN đã tăng 36,79%, ứng với 174.595 triệu đồng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ với DNVVN của Chi nhánh ở mức khá cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh (64%). Trong năm 2010, Chi nhánh đã xác định xây dựng mạng lưới khách hàng DNVVN là ưu tiên hàng đầu, chưa vội mở rộng dư nợ tín dụng nhanh. Điều này là hợp lý, trong bối cảnh nền kinh tế trong năm 2010, lạm phát hai con số, lãi suất tăng cao, thị trường tiêu thụ không ổn định khiến cho việc mở rộng tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, phần lớn DNVVN chưa có quan hệ tín dụng lâu dài với Chi nhánh, do đó cần có thời gian để Chi nhánh hiểu hơn khách hàng của mình, việc mở rộng tín dụng khi đó sẽ bền vững hơn.

2.2.5. Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay

Bảng 2.7 Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của DNVVN theo thời hạn.

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu

31/12/2009 31/12/2010 So sánh 2010/2009

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Số tiền %

Dư nợ với DNVVN 474.614 100,00% 649.209 100,00% 174.595 36,79% Dư nợ ngắn hạn 289.638 61,03% 422.645 65,10% 133.007 45,92% Dư nợ trung, dài hạn 184.976 38,97% 226.564 34,90% 41.588 22,48%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 – MSB Thanh Xuân)

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ của DNVVN theo thời hạn.

Năm 2009: Dư nợ tín dụng năm 2009 đối với DNVVN là 474.614 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 289.638 triệu đồng, chiếm 61,03%; dư nợ

trung, dài hạn là 184.976 triệu, chiếm 38,97%. 31/07/2010: Dư nợ trung, dài hạn tăng lên 269.778 triệu, chiếm 49,42% trong khi dư nợ ngắn hạn chiếm 50,58% với dư nợ 276.095 triệu. Và đến cuối năm 2010, dư nợ DNVVN là 649.209 triệu, trong đó 65,10% ứng với 442.645 triệu là dư nợ ngắn hạn và 34,90% tức 226.564 triệu là dư nợ trung, dài hạn. Như vậy, Chi nhánh đã có sự cân đối giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, dư nợ trung dài hạn thường chiếm trên 1/3, cá biệt có những thời điểm lên gần ½ dư nợ DNVVN. Điều này cho thấy, nhu cầu đầu tư vào máy móc, dây chuyền sản xuất, công nghệ của DNVVN trên địa bàn là không nhỏ, nếu quản lý tốt chất lượng các khoản vay này chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận của Chi nhánh vì lãi suất trung dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn.Tốc độ tăng trưởng của dư nợ DNVVN năm 2010 cũng không đồng đều ở các kỳ hạn. Dư nợ trung, dài hạn tăng 41.588 triệu, tương ứng tăng 22,48%. Trong khi đó, dư nợ ngắn hạn tăng mạnh hơn với 133.007 triệu, tăng 45,92% so với 2009. Điều này phản ánh khá chính xác tình hình nền kinh tế nhiều biến động trong năm 2010, bất ổn vĩ mô khiến việc kinh doanh của các DNVVN không thuận lợi cùng với lãi suất tăng cao khiến họ hạn chế vay trung, dài hạn để đầu tư máy móc, công nghệ…mà chủ yếu vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất, kinh doanh.

Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành kinh tế

Dư nợ phân theo ngành kinh tế phân theo 4 loại chính là: Nông nghiệp; Công nghiệp- Xây dựng; Thương mại- Dịch vụ và ngành khác. Nhìn chung, dư nợ đối với công nghiệp- xây dựng và thương mại- dịch vụ là chủ yếu với một NHTM, cơ cấu dư nợ với DNVVN của Chi nhánh Thanh Xuân cũng không ngoại lệ, khi dư nợ với hai ngành này luôn xấp xỉ 90%.

Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành kinh tế.

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 So sánh 2010/2009

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Số tiền %

Dư nợ DNVVN 474.614 100,00% 649.209 100,00% 174.595 36,79%

Thương mai- Dịch vụ 224.985 47,40% 324.005 49,91% 99.020 44,01% Công nghiệp- Xây dựng 187.636 39,53% 286.963 44,20% 99.327 52,94%

Nông nghiệp 11.379 2,40% 16.128 2,48% 4.749 41,73%

Ngành khác 50.614 10,66% 22.113 3,41% -28.501 -56,31%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 – MSB Thanh Xuân))

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng với DNVVN theo ngành kinh tế.

Dư nợ của ngành Thương mại- Dịch vụ cuối năm 2010 là 324.005 triệu, tăng 99.020 triệu, tương ứng tăng 44,01% so với cuối năm 2009. Dư nợ với Công nghiệp- Xây dựng cuối năm là 286.963 triệu, tăng 99.327 triệu( tăng 52,94%). Tỷ trọng của 2 ngành này năm 2009 lần lượt là 47.40% và 39,53% , năm 2010, tỷ lệ này tăng lên với 49.91% và 44,20% . Sở dĩ có điều này là do Chi nhánh hoạt động trên địa bàn chủ yếu là 2 quận Thanh Xuân và

Hà Đông, nơi đang có tốc độ đô thị hóa và phát triển thương mại rất nhanh của Thành phố. Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp có tốc độ tăng khá cao- 41,73% năm 2010, tuy nhiên số tuyệt đối còn rất nhỏ, dư nợ chỉ có 16.128 triệu. Đảng và Nhà nước có chủ trương rõ ràng về khuyến khích phát triển nông nghiệp- nông thôn, do đó khu vực kinh tế này có rất nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Thực tế, địa bàn Chi nhánh hoạt động không cách các huyện ngoại thành như Thanh Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức…là bao, những địa phương này là nơi cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho thành phố Hà Nội và đang rất cần vốn để phát triển nông nghiệp sạch- bền vững. Như vậy, trong thời gian tới Chi nhánh một mặt cần giữ vững tốc độ tăng trưởng dư nợ với ngành Công nghiệp và Dịch vụ, đồng thời cân nhắc mở rộng tín dụng với lĩnh vực nông nghiệp

2.2.6. Chất lượng tín dụng với DNVVN Bảng 2.9 Chất lượng tín dụng với DNVVN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 So sánh 2010/2009 Số tiền % Dư nợ với DNVVN 474.614 649.209 174.595 36,79% Nợ nhóm 1 465.842 562.450 96.608 20,74% Nợ nhóm 2 8.654 86.617 77.963 900,89% Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 13 -13 Nợ nhóm 5 105 142 37 35,24% Tỷ lệ nợ xấu 0,025% 0,022% Tỷ lệ nợ quá hạn 1,848% 13,364%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 – MSB Thanh Xuân)

Để việc mở rộng tín dụng với DNVVN đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững thì chất lượng tín dụng phải luôn được đảm bảo, mà biểu hiện ra ngoài chính là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn.

- Tỷ lệ nợ xấu:

Với mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5% của Ngân hàng Hàng Hải, Chi nhánh Thanh Xuân trong những năm qua luôn đảm bảo mục tiêu này. Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 0,025%, tương ứng dư nợ xấu là 118 triệu đồng, trong số này có 105 triệu đồng là nợ nhóm 5 và 13 triệu đồng là nợ nhóm 4, không có nợ nhóm 3. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ khi ở mức 0,022% nhưng dư nợ xấu lại tăng lên 142 triệu đồng và toàn bộ là nợ nhóm 5.

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Một điều đáng chú ý trong chất lượng tín dụng của Chi nhánh, đó là tỷ lệ nợ quá hạn còn cao. Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,848% tương ứng dư nợ quá hạn là 8.772 triệu đồng, trong đó nợ nhóm 2 là 8.654 triệu đồng. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng cao lên 13,364%, điều này là do nợ nhóm 2 đã tăng hơn 900% so với cuối 2009 và lên mức 86.617 triệu đồng.

Thấy rằng, năm 2010, tỷ lệ xấu của DNVVN cao hơn tỷ lệ nợ xấu của cả danh mục tín dụng của Chi nhánh(0,022% với 0,020%), tỷ lệ nợ quá hạn cũng tương tự(13,364% với 12,434% của cả danh mục). Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng đột biến trong nửa cuối 2010, chính tình hình kinh tế vĩ mô đầy khó khăn đã có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của DNVVN và kéo theo đó khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của một số DN với Chi nhánh bị suy giảm. Vì lãi suất vay vốn- đầu vào của quá trình sản xuất, tăng cao khiến cho chi phí của DN bị đẩy lên, trong khi không dễ gì để DN tăng giá bán vì lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng rất “nhạy cảm” với giá. Với mặt bằng lãi suất cho vay 18-20% của ngân hàng, không nhiều DNVVN có đủ khả năng tạo ra lợi nhuận 25-30% để trả lãi cho ngân hàng cũng như tạo ra lợi nhuận cho chính họ.

Như vậy, chất lượng tín dụng đối với DNVVN vẫn còn một số tồn tại và cần giải quyết ngay. Tuy chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh ở mức rất thấp nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại quá cao và các tỷ lệ này đối với tín dụng DNVVN lại cao hơn mức chung của toàn danh mục tín dụng.Điều này nói lên rằng tín dụng với DNVVN chưa thật sự bền vững và cũng đặt ra vấn đề cho Ban giám đốc cũng như cán bộ tín dụng cần quan tâm sát sao đến vấn đề quản lý, giám sát, thu nợ, không để nợ nhóm 2 chuyển thành nợ xấu. Chi nhánh cũng cần thận trọng hơn trong giai đoạn này của nền kinh tế, việc cấp tín dụng cần xem xét kỹ lưỡng về hiệu quả của phương án kinh doanh cũng như uy tín của chủ doanh nghiệp, đây là 2 yếu tố cơ bản nhất quyết định đến chất lượng của khoản tín dụng.

2.2.7. Thu nhập từ hoạt động tín dụng với DNVVN

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chính của bất kỳ một NHTM nào và Ngân hàng Hàng Hải cũng như Chi nhánh Thanh Xuân cũng không ngoại lệ. Trong đó, thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng với DNVVN đóng góp phần lớn vào thu nhập chung của toàn Chi nhánh, cụ thể:

Bảng 2. 10 Thu nhập từ hoạt động tín dụng với DNVVN

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010/2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền %

Thu nhập lãi 86.927 151.176 64.249 73,91% TN lãi từ DNVVN 56.824 65,37% 122.566 81,08% 65.742 115,69% Thu nhập từ hoạt động DV 10.632 9.545 -1.087 -10,22% TN từ hoạt động DV với DNVVN 5.943 55,90% 8.054 84,38% 2.111 35,52%

( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 – MSB Thanh Xuân)

Năm 2009, thu nhập lãi từ DNVVN là 56.824 triệu đồng, chiếm 65,37% thu nhập lãi. Và năm 2010, tín dụng với DNVVN đóng góp 81,08% tương ứng 122.566 triệu đồng vào thu nhập lãi của Chi nhánh. Tốc độ tăng của thu nhập lãi từ DNVVN (115,69%) cũng lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập lãi nói chung (73,91%). Có tốc độ tăng lớn như vậy, một phần là do năm 2010, lãi suất vay vốn tăng cao so với năm 2009 nhưng cũng không thể phủ định thực tế là DNVVN đóng góp phần lớn vào thu nhập lãi của Chi nhánh.

Bên cạnh thu nhập lãi, một lợi ích nữa khi mở rộng tín dụng với DNVVN đó là làm tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ cho Chi nhánh. Năm 2010, tuy thu nhập từ hoạt động dịch vụ nói chung giảm 10,22% nhưng thu nhập từ dịch vụ với DNVVN tăng 35,52%, tương ứng 2.111 triệu đồng. Tỷ trọng của thu nhập DNVVN đóng góp trong tổng thu nhập dịch vụ cũng tăng từ mức 55,90% năm 2009 lên 84,38% năm 2010 và tỷ trọng này còn lớn hơn thu nhập lãi (81,08%). Thu nhập từ dịch vụ của DNVVN ngày càng trở nên quan trọng với Chi nhánh.

Như vậy, mở rộng tín dụng với DNVVN đã gia tăng thu nhập từ lãi và cả thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh, lãi suất cho vay áp dụng với DNVVN thường có lãi suất cao hơn các DN lớn cùng với đó là nhu cầu sử dụng các dịch vụ gia tăng như thanh toán qua ngân hàng, chuyển tiển, L/C….

của DNVVN rất lớn chính là nguyên nhân của sự gia tăng đó.

2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Chi

nhánh Thanh Xuân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI -CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w