DNVVN( JASME) đã được thành lập với mục đích là mở rộng cho vay loại hình doanh nghiệp này, trên cơ sở xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn phân tích tình hình tài chính và mức độ rủi ro tín dụng của doanh nghiệp. Theo đó, dựa trên hệ số tín nhiệm, JASME xem xét các khoản vay mà không cần có tài sản bảo đảm. Đổi lại, JASME áp dụng một hệ thống tính phí bảo hiểm khoản vay dựa trên cơ sở rủi ro tín dụng. Nhật Bản cũng đã thực hiện chương trình hiện đại hóa DNVVN với hàng loạt các chính sách tập trung vào: xúc tiến hiện đại hóa hạ tầng kinh doanh, cung ứng hoạt động tư vấn, áp dụng các giải pháp tài chính… cho các DNVVN. Bên cạnh đó, các DNVVN đã tiếp cận
được nguồn vốn tín dụng với sự giúp đỡ của hai ngân hàng lớn là Shoko Chukin Bank (SCB) và Ngân hàng phát triển Nhật Bản (DBJ).
Kinh nghiệm của Singapore: Chính phủ Singapore đã có nhiều chính
sách để hỗ trợ các DNVVN. Đặc biệt, việc hỗ trợ này không chỉ dành cho các doanh nghiệp trong nước mà cho cả các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Singapore. Hiện tại số doanh vừa và nhỏ chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp; 62% tổng số lao động; 48% tổng số giá trị gia tăng của Singapore. Trước hết, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề về vốn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều sinh viên tài năng, có ý tưởng tốt nhưng thiếu vốn đã được Chính phủ hỗ trợ vốn để thành lập doanh nghiệp, từ đó nhiều doanh nghiệp đã thành công, nhiều doanh nhân tài năng đã phát triển. Những doanh nghiệp có tính sáng tạo cao, có tiềm năng phát triển trong tương lai cũng được Chính phủ xem xét hỗ trợ về mặt tài chính. Chính sách hỗ trợ được thực hiện thông qua việc Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như thiên tai…sẽ được Chính phủ giúp đỡ thông qua miễn giảm thuế thu nhập cho họ. Các cơ quan quản lý Nhà nước còn xuất bản một số tạp chí dành riêng cho giới doanh nghiệp để phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp. Đây cũng là diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi quan điểm kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, thông tin thị trường….
Kinh nghiệm Trung Quốc: Trung Quốc ban hành Luật phát triển DNVVN để luật hóa các chính sách hỗ trợ cho đối tượng này. Hỗ trợ tài chính của Chính phủ Trung Quốc cho DNVVN theo phương thức Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB) là ngân hàng thực hiện hỗ trợ tài chính, còn chính quyền địa phương chịu trách nhiệm điều phối tín dụng. Trên thực tế Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều biện pháp thiết thực để hỗ trợ DNVVN như miễn giảm thuế và các chi phí hành chính, xây dựng hơn ba trăm cơ quan bảo
lãnh tín dụng giúp doanh nghiệp, giúp DNVVN vay số tiền tương đương 36 tỷ đôla để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Việt Nam là một nước đi sau
trong quá trình phát triển kinh tế, vì vậy điều thuận lợi cho chúng ta là có thể học hỏi được kinh nghiệm của những nước đi trước để áp dụng xây dựng đất nước. Thông qua những bài học của các nước trong quá trình hỗ trợ cho các DNVVN, chúng ta có thể thấy vai trò rất lớn của Nhà nước trong quá trình này, một số biện pháp mà Chính phủ các nước đã sử dụng thành công và Việt Nam có thể học hỏi , đó là:
- Thiết lập các thể chế bảo lãnh tín dụng cho DNVVN vay vốn ngân hàng. Thể chế này sẽ nhận được sự hỗ trợ của ngân sách, các hiệp hội ngành nghề cũng như một số ngân hàng.
- Thành lập quỹ phát triển DNVVNở các địa phương. Mục đích của quỹ này là tài trợ cho các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNVVN, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới sản phẩm có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
- Thành lập trung tâm thông tin có hiệu quả để cung cấp cho DNVVN những thông tin về thị trường, chính sách…,giúp đỡ DNVVN trong các thủ tục với ngân hàng…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1