TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI- 2.1.Khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải- CN Thanh Xuân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI -CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 38 - 49)

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank hay MSB) chính thức được thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 12/07/1991 MSB chính thức đi vào hoạt động tại Thành phố cảng Hải Phòng, và kể từ đó Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, có được kết quả đó là nhờ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập như: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam…

Năm 1991, khi mới bắt đầu hoạt động trong hệ thống NHTM thì MSB chỉ có 24 cổ đông, với số vốn điều lệ là 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, sự ra đời và phát triển hoạt động của MSB đã góp phần tạo nên bước đột phá lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Trong quá trình phát triển, mặc dù trải qua không ít thử thách nhưng MSB vẫn phát triển bền

vững, và không ngừng lớn mạnh. Song song với việc phát triển đa dạng hoá các dịch vụ khách hàng và sản phẩm Ngân hàng, MSB không ngừng nâng cao và mở rộng mạng lưới nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Cụ thể là với mạng lưới chi nhánh năm 2005 từ 16 điểm giao dịch đã lên tới 110 vào cuối năm 2009, đặc biệt trong số các chi nhánh của MSB trên toàn quốc, Maritime Bank Thanh Xuân được đánh giá là chi nhánh có quy mô lớn tại Hà Nội với nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của toàn bộ hệ thống NHTM nói chung và MSB nói riêng.

Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập tại địa chỉ tầng 1, nhà A, đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội vào ngày 27/06/2006. Cho đến nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ, bền vững và tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng, Chi nhánh đã khẳng định được vị thế quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Hàng Hải. Theo thống kê kết quả kinh doanh năm 2010, tổng tài sản của Chi nhánh tăng từ 55 tỷ đồng (2006) lên tới 765 tỷ đồng tính đến cuối năm 2010, nguồn nhân lực hoạt động trong Chi nhánh cũng được nâng cao và đẩy mạnh về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ qua các năm, cụ thể là hiện nay có hơn 50 nhân viên là cử nhân, thạc sĩ thuộc các chuyên ngành tài chính - ngân hàng và quản trị kinh doanh.

CN Thanh Xuân từ khi thành lập luôn giữ vai trò là một chi nhánh xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng Hàng Hải, với sự năng động trong hoạt động ngân hàng và một đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao. Nguồn vốn huy động Chi nhánh liên tục tăng lên qua các năm, dư nợ tín dụng tăng nhanh và đặc biệt Chi nhánh đang hướng tới đối tượng khách hàng chiến lược là các DNVVN với những sản phẩm hấp dẫn.

2.1.2. Cơ cấu quản lý bộ máy Chi nhánh Thanh Xuân

Hiện nay, chi nhánh Thanh Xuân được tổ chức với cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt như sau:

(Nguồn: Tổ hành chính tổng hợp- MSB Thanh Xuân) Trong đó chức năng của từng bộ phận là:

Ban giám đốc:

- Giữ chức năng quản lý điều hành hoạt động của Chi nhánh và hướng dẫn triển khai các kế hoạch cho từng bộ phận và từng phòng ban.

- Đồng thời ban giám đốc thực hiện tham mưu, đề ra các chính sách hoạt động, chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn để Chi nhánh đi vào hoạt động.

Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Đây là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng (các doanh nghiệp) để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoại tệ. Phòng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của MSB. Mặt khác trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp.

- Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến các khách hàng (doanh nghiệp), thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch đảm

Ban giám đốc Phòng khách hàng doanh nghiệp nghiệpnghiệ p Tổ hành chính tổng hợp Tổ tài chính- kế toán Phòng giao dịch Phòng khách hàng cá nhân PGD Thanh

bảo đúng quy chế hiện hành của MSB Thanh Xuân. Phòng có nhiệm vụ nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác. Sau đó tiến hành thẩm định khách hàng, dự án, phương án kinh doanh và đưa ra các đề xuất chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. Cuối cùng là kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.

Phòng giao dịch:

Hiện nay Chi nhánh có 3 phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn 2 quận Thanh Xuân và Hà Đông. Các phòng giao dịch trực tiếp nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng theo sự phân công của Ban Giám đốc,cụ thể:

- Nhận tiền gửi dân cư bằng VNĐ và USD dưới hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu….

- Thực hiện cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong phạm vi được uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh.

- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại tệ, thu đổi tiền mặt, ngân phiếu….

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của NHNN, MSB, ủy quyền của Tổng giám đốc MSB, quy định của Giám đốc chi nhánh.

Tổ hành chính tổng hợp:

- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của MSB.

- Thực hiện công tác quản lý và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn của chi nhánh.

- Thực hiện các giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý hành chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch.

- Thực hiện tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh.

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của MSB Thanh Xuân giai đoạn 2008- 2010

Ba năm qua là thời kỳ hết sức khó khăn của cả nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Khủng hoảng tài chính 2007- 2008 bắt nguồn từ Mỹ, kéo theo đó là suy thoái kinh tế toàn cầu 2008- 2009, và mới chỉ có dấu hiệu hồi phục trong nửa đầu năm 2010. Tuy nhiên, đà hồi phục này lại phải đối mặt với những thách thức từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu từ quý II năm 2010 và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Và gần đây nhất, trong những tháng đầu năm 2011 này, lại có thêm những khó khăn mới: giá dầu thế giới tăng cao do khủng hoảng chính trị ở Trung Đông- Bắc Phi, cũng như thảm họa thiên nhiên chưa từng có tạị nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, Nhật Bản hay lạm phát tại nhóm các nền kinh tế mới nổi, điển hình là Trung Quốc… khiến cho triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên khó đoán định. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn. Mặc dù, nền kinh tế vẫn tăng trưởng 5,32% trong năm 2009 và 6,78% trong năm 2010 nhưng đáng chú ý là lạm phát năm 2010 đã lên tới hai con số- 11,75% và vẫn chưa dừng lại trong những tháng đầu năm 2011, cùng với đó những yếu kém của nền kinh tế càng bộc lộ rõ, đó là: đầu tư kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp….

Chính trong những khó khăn vĩ mô đó, Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung và MSB Thanh Xuân đã có những chính sách hợp lý để giữ vững tốc độ tăng trưởng, thể hiện qua kết quả kinh doanh dưới đây.

2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Thanh Xuân giai đoạn 2008- 2010

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Thanh Xuân giai đoạn 2008- 2010

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thu nhập lãi thuần 15.346 25.032 50.079

Thu nhập lãi 62.521 86.927 151.176 Chi phí lãi 47.175 61.895 101.097 Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ 5.210 10.244 8.722 Thu nhập từ hoạt động DV 5.481 10.632 9.545 Chi phí hoạt động DV 271 388 823 Lãi/lỗ từ hoạt động

kinh doanh ngoại hối -1.275 -4.282 720

Lãi/lỗ từ hoạt động khác 14 217 3.452

Chi phí hoạt động 6.626 8.298 11.580

LN thuần trước chi phí

dự phòng rủi ro tín dụng 12.669 22.913 51.393

Chi phí dự phòng RRTD 2.422 501 1.318

Lợi nhuận trước thuế 10.247 22.412 50.075

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 – MSB Thanh Xuân)

Nhìn vào Bảng 2.1, ta thấy rằng lợi nhuận Chi nhánh đạt được là khá tốt và có mức tăng trưởng cao qua các năm. Nếu so với lợi nhuân của toàn Ngân hàng Hàng Hải năm 2010 là 1.518 tỷ đồng thì lợi nhuận Chi nhánh đóng góp 3,3% trong số này. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Chi nhánh là rất cao, năm 2009, lợi nhuận của Chi nhánh là 22.412 triệu đồng, tăng 118,72%. Năm 2010, lợi nhuận tăng 123,43% lên 50.075 triệu đồng. Lợi nhuận của Chi nhánh chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, với mức đóng góp của thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập của Chi nhánh ổn định ở mức 80% qua trong ba năm. Hoạt động mang lại lợi nhuận lớn thứ hai là mảng dịch vụ, tuy nhiên đóng góp của nó biến động khá lớn qua các năm, lần lượt chiếm 27%;

32,82% và 13,85%. Hoạt động kinh doanh ngoại hối không mang lại lợi nhuận đáng kể cho Chi nhánh, cá biệt, Chi nhánh còn lỗ hơn 1.275 triệu và 4.282 triệu trong năm 2008 và 2009 và chỉ lãi 720 triệu trong năm 2010. Một thành công nữa của Chi nhánh, đó là đã quản lý tốt chi phí – thu nhập lãi khi mà tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên chi phí trả lãi lần lượt là 32,53%; 40,44% và 49,54%. Qua quan sát thực tế, thấy rằng trong giai đoạn cuối 2010- đầu 2011 khi “cuộc đua lãi suất” diễn ra, Chi nhánh cũng như Ngân hàng Hàng Hải thường vẫn duy trì lãi suất tiền gửi tối đa 13,5%- 14%/năm trong khi nhiều Ngân hàng đẩy lên kịch trần 14% hoặc “lách luật” tăng thêm nữa. Với mức lãi suất cho vay tương ứng các ngân hàng khác, Ngân hàng đã thu được lợi nhuận lớn. Dự phòng rủi ro tín dụng của Chi nhánh năm 2010 tăng 817 triệu đồng , tương đương tăng 163,07% lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập lãi thuần là 100,06%, tuy nhiên số tuyệt đối của nó không lớn nên ảnh hưởng đến lợi nhuận là không đáng kể.

2.1.3.2. Tình hình huy động vốn

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2008- 2010.

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm2008 Năm2009 Năm2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Tổng VHĐ 643.855 777.566 855.570 133.711 20,77% 78.004 10,03%

Phân loại theo loại tiền

VNĐ 467.571 590.439 660.235 122.868 26,28% 69.796 11,82%

Ngoại tệ 176.284 187.127 195.335 10.843 6,15% 8.208 4,39%

Phân loại theo thành phần kinh tế

Cá nhân 301.388 387.780 656.813 86.392 28,66% 269.033 69,38%

Tổ chức kinh tế 342.467 389.786 198.757 47.319 13,82% -191.029 -49,01%

Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2009 là 777.566 triệu đồng tăng 133.711 triệu so với năm 2008, tương ứng tăng 20,77%. Sang năm 2010, vốn huy động của Chi nhánh đạt 855.570 triệu, tăng 78.004 triệu, tức 10,03%. Thấy rằng, tốc độ tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh không phải là cao nếu so với tốc độ tăng trên 70% của hệ thống Ngân hàng Hàng Hải cũng như 31,1% trên toàn địa bàn Hà Nội trong năm 2010. Để tìm hiểu nguyên nhân, ta xem xét cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh dưới đây:

Xét về cơ cấu nguồn huy động theo thành phần kinh tế, nguồn vốn huy động từ cá nhân đã có sự tăng lên đáng kể, năm 2009 tăng 28,66% và năm 2010 tăng 69,38% lên mức 656.813 triệu đồng. Trong khi đó huy động từ tổ chức kinh tế chỉ tăng 13,82% năm 2009 và sụt giảm 49,01% còn 198.757 triệu đồng năm 2010. Nguyên nhân của việc sụt giảm nguồn vôn huy động từ tổ chức kinh tế là do: Trong năm 2010, Ngân hàng Hàng Hải đã thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng chuyên môn hóa đối tượng khách hàng, các khách hàng doanh nghiệp sẽ chia thành 2 loại là DN lớn và DNVVN và được quản lý bởi 2 bộ phận riêng. Chi nhánh Thanh Xuân theo đó sẽ chỉ tổ chức phòng Khách hàng DNVVN để chuyên sâu phục vụ đối tượng này, các DN lớn mà Chi nhánh trước kia quản lý sẽ chuyển sang Chi nhánh khác có tổ chức phòng Khách hàng DN lớn. Chính vì vậy, không chỉ dư nợ đối với các DN lớn bị chuyển mà nguồn vốn tiền gửi của các DN này cũng dần bị chuyển đi. Cuộc đua lãi suất trong những tháng cuối năm 2010 tuy rất gay gắt nhưng nguồn vốn huy động từ cá nhân của Chi nhánh lại tăng mạnh trong năm 2010 đã chứng tỏ bản lĩnh cũng như sự nhạy bén của Ban lãnh đạo cũng như sự nhiệt tình, năng động của đội ngũ cán bộ, nhân viên của MSB Thanh Xuân.

Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền với 2 loại chính là VNĐ và ngoại tệ, thấy rằng xu hướng huy động nguồn vốn VNĐ tăng lên trong khi ngoại tệ giảm đi. Năm 2008, vốn huy động VNĐ là 467.571 triệu

đồng, sang năm 2009 đã tăng lên 590.439 triệu, tăng 26,28%. Và năm 2010, VNĐ tăng 11,82%, với số tiền tăng là 69.796 triệu đồng. Vốn ngoại tệ tuy vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với VNĐ khiến cho tỷ trọng của nó trong cơ cấu vốn huy động giảm dần. Năm 2008, vốn huy động bằng ngoại tệ là 176.284 triệu đồng, sang năm 2009, tăng 6,15% lên 187.127 triệu và năm 2010, số dư vốn huy động ngoại tệ của Chi nhánh tăng 4,39% lên 195.335 triệu đồng. Điều này là do trong những năm qua tỷ giá USD/VNĐ biến động rất nhanh và mạnh, trong khi đó luôn tồn tại 2 loại tỷ giá là tỷ giá chính thức do NHNN công bố và tỷ giá “chợ đen” trong đó tỷ giá “chợ đen” thường cao hơn. Những người có ngoại tệ mà chủ yếu là USD do đó có xu hướng tiến hành mua bán USD trên thị trường chợ đen để kiếm lời mà ít có xu hướng gửi tiết kiệm khiến cho việc huy động ngoại tệ của Chi nhánh gặp khó khăn.

2.1.3.3. Tình hình sử dụng vốn

Hoạt động sử dụng vốn mà chủ yếu là tín dụng, là hoạt động sinh lời chủ yếu của một NHTM và cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Do vậy, trong những năm qua Chi nhánh đã đặc biệt quan tâm đến công tác mở rộng về doanh số cho vay cũng như đến chất lượng hoạt động tín dụng.

Trước khi đi vào phân tích, có điều rất đáng lưu ý, đó là Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong năm 2010 đã có sự thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức, liên quan đến hoạt động tín dụng, theo QĐ 14/2010/QĐ HĐQT về tổ chức bộ máy hoạt động của hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải, kể từ ngày 1/8/2010, Ngân hàng Hàng Hải sẽ tổ chức thành hai khối riêng biệt là Khối khách hàng doanh nghiệp lớn và Khối khách hàng DNVVN. Kể từ ngày trên, chi nhánh Thanh Xuân sẽ chỉ phục vụ tín dụng cho DNVVN, tất cả dư nợ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI -CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w