Yêu cầu và quan điểm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và tăng cường vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố hồ chí minh) (Trang 88 - 94)

- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành và người tham gia tố tụng Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.

1.8.Yêu cầu và quan điểm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và tăng cường vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện

tăng cường vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện

Những yêu cầu hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và tăng cường vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện

Ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW đặt ra mục tiêu tổng quát của chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đó là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”.

Căn cứ vào những điều kiện cụ thể của đất nước và quá trình cải cách tư pháp (CCTP) trong những năm qua và trên cơ sở các luận điểm mang tính chỉ đạo rất tiến bộ và dân chủ của các Đại hội Đảng lần thứ X (2006) và XI (2011) cho phép đưa ra định nghĩa khoa học như sau: Yêu cầu của CCTP trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền là sự đòi hỏi phù hợp với các quy luật phát triển khách quan, biện chứng và tất yếu của các quan hệ xã hội để làm cho đổi mới hệ thống các cơ quan tư pháp và hệ thống pháp luật có liên quan có thể đạt được kết quả cuối cùng với tính chất là các chế định pháp lý và các giá trị tinh thần cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại trong Nhà nước pháp quyền.

Tại Nghị quyết cũng đã đặt ra yêu cầu từ nay đến năm 2010 phải làm được những công việc chính sau đây:

- Hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02-01- 2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đề ra.

- Sửa đổi, bổ sung các chính sách hình sự và từng bước sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội tham nhũng, tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp; từng bước xã hội hóa một số hoạt động tư pháp.

- Tăng quyền hạn, trách nhiệm tố tụng của điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng.

- Hoàn thành việc tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện, chuẩn bị điều kiện thành lập Tòa án khu vực ở cấp này; từng bước đổi mới tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân các cấp.

- Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính; xác định rõ thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp; chuẩn bị điều kiện tổ chức viện kiểm sát các cấp phù hợp với hệ thống Tòa án.

- Xây dựng các chế định bổ trợ tư pháp đủ mạnh, đáp ứng kịp với tình hình; làm thí điểm ở một số địa phương về chế định thừa phát lại; từng bước xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp.

- Thực hiện việc đổi mới phân bổ ngân sách đối với hoạt động tư pháp, khắc phục những bất hợp lý và đổi mới chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ tư pháp.

- Xây dựng đủ trụ sở cho các cơ quan tư pháp cấp huyện, các trại giam bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định hiện hành

Như vậy tại nghị quyết vừa nêu đã đặt ra nhiều yêu cầu liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và tăng cường vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện đó là:

- Hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02-01- 2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đề ra.

- Sửa đổi, bổ sung các chính sách hình sự và từng bước sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự, Thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội tham nhũng, tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp; từng bước xã hội hóa một số hoạt động tư pháp.

- Tăng quyền hạn, trách nhiệm tố tụng của điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng.

- Hoàn thành việc tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện, chuẩn bị điều kiện thành lập Tòa án khu vực ở cấp này; từng bước đổi mới tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân các cấp.

- Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính; xác định rõ thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp; chuẩn bị điều kiện tổ chức viện kiểm sát các cấp phù hợp với hệ thống Tòa án.

thiện pháp luật tố tụng hình sự; Hoàn thành việc tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện, chuẩn bị điều kiện thành lập Tòa án khu vực ở cấp này; từng bước đổi mới tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân các cấp”. [27]

Theo tinh thần cải cách tư pháp Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho đến nay cơ bản đã phân định phần địa hạt theo Tòa án khu vực. Từ 24 quận, huyện sẽ được xác định lại thành 19 Tòa án khu vực. Các Thẩm phán cấp huyện đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu thành lập Tòa án khu vực, các Thẩm phán xét xử không phụ thuộc vào địa hạt lãnh thổ.

Những quan điểm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và tăng cường vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện

Qua nghiên cứu nhận thấy công cuộc cải cách tư pháp của Đảng ta có những quan điểm chính sau:

- Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với đổi mới công tác lập pháp, cải cách hành chính.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân.

- Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp thu có

chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai.

- Cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cải cách Tòa án theo tinh thần của Nghị quyết số 49 là Tòa án không xét xử thẩm quy theo lãnh thổ mà chuyển sang tiêu chí chức năng, nhiệm vụ. Tòa án sẽ có bốn cấp gồm: Tòa sơ thẩm cấp khu vực (không còn Tòa án huyện); Tòa phúc thẩm (không còn Tòa án Tỉnh), có thể hai hoặc ba Tòa án khu vực sẽ có một tòa phúc thẩm; Tòa thượng thẩm: có chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm. Tòa thượng thẩm có thể được thành lập ở ba miền: Bắc, Trung, Nam; Tòa án tối cao có chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm, ban hành án lệ.

Việc sửa đổi toàn diện Bộ luật Tố tụng Hình sự lần này phải quán triệt các quan điểm cơ bản sau đây:[17]

Một là, quán triệt các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, nhất

là Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị, tiếp tục sửa đổi Bộ luật theo mô hình tố tụng hình sự mà nền tảng là thẩm vấn, tăng cường hơn nữa các yếu tố tranh tụng theo hướng phân định rạch ròi giữa chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử để xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cơ quan trong quá trình tố tụng hình sự; đề cao tính độc lập của các chức danh tư pháp để họ chủ động và nâng cao trách nhiệm khi thực hiện các hành vi, quyết định tố tụng; nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự.

Hai là, việc sửa đổi Bộ luật phải tập trung giải quyết những vấn đề bức

xúc, phức tạp nhất của tố tụng hình sự trên nền tảng của cải cách tư pháp với những nội dung cụ thể như đã được nêu trong Nghị quyết số 49 trong điều kiện cải cách mạnh mẽ thể chế hành chính, chế độ quản lý kinh tế, xã hội,

cùng với việc không ngừng nâng cao trình độ dân trí, văn hoá, ý thức pháp luật của công dân. Bộ luật mới phải thể hiện cao độ tinh thần chủ động đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nhanh chóng, kịp thời và bảo vệ có hiệu quả quyền tự do, dân chủ, quyền con người trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế. Đồng thời, việc sửa đổi Bộ luật phải gắn liền với những thay đổi các chế định về tội phạm và hình phạt trong Bộ luật Hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, bảo đảm đường lối điều tra, truy tố và xét xử tập trung đấu tranh với các loại tội phạm nghiêm trọng, phức tạp; hạn chế việc tạm giam, đề cao tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong việc xử lý người phạm tội và phòng ngừa tội phạm.

Ba là, sửa đổi một cách toàn diện các trình tự, thủ tục tố tụng, bảo đảm

tính công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện để người dân dễ tiếp cận công lý, bên tiến hành và tham gia hoạt động tố tụng thực sự dân chủ, bình đẳng; khắc phục các thủ tục tố tụng còn rườm rà, phức tạp để thuận lợi cho việc áp dụng và đẩy nhanh quá trình tố tụng nhằm tiết kiệm thời gian và nhân lực, vật lực trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự; bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân; coi trọng việc phòng ngừa tội phạm và không để xảy ra các trường hợp oan, sai.

Bốn là, việc sửa đổi Bộ luật được tiến hành trên sở tổng kết những

vướng mắc trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; có kế thừa truyền thống pháp lý và tham khảo kinh nghiệm pháp luật tố tụng tiên tiến của các nước; gắn với việc đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng độc lập trên cơ sở đề cao pháp luật và thực hiện đầy đủ nguyên tắc giám sát, cân bằng quyền lực nhằm chống lạm quyền, đồng thời phát huy cao độ tính chủ động của mỗi cơ quan tố tụng; bảo đảm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án vận hành trôi chảy.

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố hồ chí minh) (Trang 88 - 94)