Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong xét xử các vụ

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố hồ chí minh) (Trang 48 - 53)

- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành và người tham gia tố tụng Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.

1.5. Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong xét xử các vụ

vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong xét xử các vụ án hình sự

Ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho TAND. Do vậy, TAND có vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Toà án có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp. Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”[12].

TANDTC, các TAND địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. [30]

Tòa án giữ vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp, trong đó Thẩm phán là người thay mặt Tòa án được giao nhiệm vụ xét xử, nên Thẩm phán cũng thể hiện vị trí trung tâm của mình. Thẩm phán là người thay mặt Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc kết thúc một quá trình tố tụng, phán quyết một hay một vài người nào đó là có tội hay không và hậu quả pháp lý

kèm theo nếu họ có tội. Chỉ có Thẩm phán mới được vinh dự để pháp luật trao cho nhiệm vụ quan trọng này, thông qua đó thấy được vị trí của Thẩm phán trong xã hội cũng như trong các cơ quan tiến hành tố tụng.

Vì vậy trong BLTTHS năm 2003, vị trí, vai trò của Thẩm phán được quy định cụ thể như sau:

Về thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện cũng là thẩm quyền xét xử của Thẩm phán (một trong ba thành viên của Hội đồng xét xử). Thẩm quyền của Tòa án được xác định là quyền xem xét giải xem xét giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật, nó bao gồm tổng hợp các quyền mà pháp luật cho phép Tòa án quyết định đối với các vấn đề liên quan đến nội dung vụ án hoặc đảm bảo cho việc xét xử trong giới hạn hoặc phạm vi nhất định. [25]. Hiện nay, ở nước ta, Tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. TATC xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, phúc thẩm; Tòa án cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu vừa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, vừa có thẩm quyền xét xử phúc thẩm; TAND cấp huyện và TAQS khu vực chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm.

Thẩm quyền xét xử của Tòa án được hiểu là quyền của Tòa án với việc xét xử (xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng) các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại (trước đây là kinh tế), lao động và hôn nhân và gia đình.

Như vậy, thẩm phán Tòa án cấp huyện chỉ được quyền xét xử sơ thẩm (xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu để quyết định tất cả các vấn đề liên quan trong vụ án) [43] các vụ án thuộc thẩm quyền của mình.

Tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS quy định như sau:

“Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự”.

Theo quy định trên thì Tòa án cấp huyện chỉ được xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm mà mức hình phạt cao nhất của tội phạm ấy là đến mười lăm năm tù và trừ những tội phạm theo quy định tại Điều 170 BLTTHS. Sau khi được phân công, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa nếu thấy rằng vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì đề nghị với Chánh án Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 176, BLTTHS năm 2003: Thẩm phán được quyền ra các quyết định sau: a) Đưa vụ án ra xét xử; b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; c) Đình chỉ vụ án; d) Tạm đình chỉ vụ án.

Nếu qua nghiên cứu hồ sơ vụ án mà thấy răng vụ án đủ chứng cứ chứng minh tội phạm thì Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa Quyết định

đưa vụ án ra xét xử: Trong thời hạn mời lăm ngày, kể từ ngày có quyết định

đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn ba mươi ngày. Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán là người quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.

Nếu trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, thấy có các căn cứ quy định tại Điều 160, Bộ luật Tố tụng hình sự: Bị can bị bện tâm thầm hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận Hội đồng giám định pháp y hoặc chưa xác định được bị cáo hoặc không biết rõ được bị cáo đang ở đâu thì Thẩm phán ra Quyết

định tạm đình chỉ vụ án, nếu thấy có: 1. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 105,

luật Tố tụng hình sự; 3. Hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán ra Quyết định đình chỉ vụ án.

Khi làm chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán TAND cấp huyện là người tổ chức và điều khiển phiên tòa; tham gia vào việc ra bản án, quyết định, thay mặt HĐXX (Luật còn quy định một thành viên khác của HĐXX) tuyên bản án nhân danh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Các phán quyết của HĐXX là biểu hiện tập trung và là kết quả cuối cùng không chỉ của quá trình xét xử mà đồng thời là kết quả của quá trình điều tra, truy tố.

Đối với thủ tục bắt đầu phiên tòa, Thẩm phán với tư cách là chủ tọa phiên tòa có vai trò quan trọng là điều hành phiên tòa. Thẩm phán tiến hành những thủ tục cần thiết trong thủ tục bắt đầu phiên tòa (Đ. 201 BLTTHS), điều khiển các thủ tục xét hỏi, tranh luận, nghị án và là người tuyên đọc bản án, đảm bảo cho việc xét xử khách quan, đúng người, đúng tội.

Đối với hoạt động tố tụng tại phiên tòa thì vai trò của Thẩm phán được thể hiện một cách rõ nét và đầy đủ nhất. Chính tại phiên tòa là nơi diễn ra hoạt động tranh tụng công khai và bình đẳng, nó bao gồm đầy đủ các dấu hiệu, đặc điểm của việc tranh tụng và cũng tại giai đoạn này vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng được thể hiện một cách nổi bật. Thẩm phán là người điều khiển, dẫn dắt việc xét hỏi, tranh luận để việc tranh tụng diễn ra một cách có trật tự, đi đúng trọng tâm vào những vấn đề mấu chốt, những điểm còn mâu thuẫn, cần làm rõ của vụ án hình sự. Thông qua kết quả xét hỏi và tranh luận, Thẩm phán đánh giá nội dung thực chất của vụ án, các chứng cứ, các lý lẽ, lập luận của mỗi bên, trên cơ sở đó căn cứ vào quy định của pháp luật để có ý kiến khi nghị án và ra quyết định đúng đắn.

Điều 9 BLTTHS năm 2003 quy định không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật. Điều này thể hiện vị trí quan trọng của Thẩm phán trong xã hội và bộ máy nhà nước. Tuy

Thẩm phán TAND cấp huyện chỉ là một trong 03 thành viên của HĐXX, nhưng vị trí của Thẩm phán vẫn là người quan trọng nhất trong HĐXX thông qua việc điều khiển phiên tòa, xét hỏi, điều khiển hoạt động tranh luận và chủ động trong mọi hoạt động, kể cả khi nghị án.

Bản án của HĐXX được ban hành và được bảo đảm thực hiện trong thực tiễn. Điều 22 BLTTHS năm 2003 quy định: “Bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó; Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, tổ chức và công dân phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án; Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án”.

Thông qua những quy định của pháp luật càng làm nổi lên vị trí trung tâm của Tòa án trong hoạt động tư pháp, mà trong đó Thẩm phán là người trực tiếp thay mặt Tòa án để thực hiện chức năng xét xử.

Thông qua vai trò xét xử các vụ án hình sự, Thẩm phán góp phần to lớn vào việc giáo dục, trừng trị kịp thời, có hiệu quả những kẻ phạm tội, nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ các quyền con người, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Tòa án là nơi bảo vệ công lý, trong đó Thẩm phán là trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho công dân, tổ chức Nhà nước trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm.

to lớn, có hiệu quả trong công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, thông qua công tác áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong thực tiễn xét xử, có thể đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu, góp phần kiến nghị, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện pháp luật.

Từ những phân tích trên, một lần nữa khẳng định Thẩm phán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự. Qua đó, góp phần bảo vệ các quyền con người, bảo vệ công lý, đấu tranh phòng chống tội phạm, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố hồ chí minh) (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w