Doanh số nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Chi nhánh Bình Định (Trang 58 - 61)

- Cuối cùng là xem xét ảnh hưởng của dự án đầu tư về mặt xã hội, môi trường, và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

b. Dư nợ theo thành phần kinh tế.

2.4.3.2. Doanh số nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.

DAB luôn nỗ lực rất nhiều trong việc giảm bớt nợ quá hạn và ngày càng sử dụng vốn vay có hiệu quả. Nhưng một khi đã phát sinh nợ quá hạn nghĩa là các khoản vay của ngân hàng đang có nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Khi đó ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân làm phát sinh những khoản nợ đó, đồng thời cũng phải đề ra giải pháp nhằm giảm thiểu và xử lý được những rủi ro đó một cách đúng đắn và thích hợp.

Bảng 2.11: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chênh lệch

2009/2008 2010/2009Số Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Cá thể 1.055 50,19 1.910 45,2 2.933 61,8 855 81,04 1.023 53,56 TCKT 528 25,12 1.115 26,38 738 15,56 587 111,2 -377 33,81 TCTD 320 15,23 457 10,81 909 19,16 137 42,81 452 98,91 Trả góp 199 9,46 743 17,61 166 3,48 544 2,73 -577 -77,66 Tồng 2.102 100 4.225 100 4.746 100 2.123 101,0 521 12,33 (Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)

Trong 3 năm qua, nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, cá thể và cả thành phần trả góp tăng giảm không ổn định, nguyên nhân do tổng doanh số cho vay và dư nợ tại chi nhánh trong 3 năm qua không ngừng tăng lên. Tuy chi nhánh đã thu được nhiều nợ từ khách hàng, nhưng trong đó cũng có một phần nhỏ nợ mà ngân hàng không thu hồi được từ khách hàng. Nguyên nhân là do một số các hộ kinh doanh cá thể, các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất không hiệu quả, mua bán chịu, bị chiếm dụng vốn làm cho khả năng tài chính giảm, không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, những khách hàng đang vay trả góp lại có nhu cầu vay thêm, trong khi nợ gốc và lãi chưa thanh toán hết cho ngân hàng. Cụ thể tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại chi nhánh được thể hiện như sau:

Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế này tăng nhiều hơn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các thành phần kinh tế. Cụ thể như sau: năm 2008 là 1.055 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50,19%. Năm 2009 là 1.910 triệu đồng, tăng 855 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 81,04% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 45,2%. Đến năm 2010 là 2.933 triệu đồng, tăng 1.023 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 53,56% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 61,8% trên tổng nợ quá hạn..

 Nợ quá hạn của tổ chức kinh tế.

Năm 2008 là 528 triệu đồng. Năm 2009 là 1.115 triệu đồng, tăng 587 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 111,2% so với năm 2008. Sang năm 2010, mức dư nợ quá hạn là 738 triệu đồng, giảm 377 triệu đồng so với năm 2009, với tỷ lệ giảm là 33,81%.

Nợ quá hạn của tổ chức tín dụng.

Năm 2008 mức dư nợ quá hạn là 320 triệu đồng. Năm 2009 là 457 triệu đồng, tăng 137 triệu đồng, tốc độ tăng 42,81% so với năm 2008. Qua năm 2010 là 909 triệu đồng, tăng 452 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 98,91% so với năm 2009.

Nợ quá hạn của thành phần trả góp.

Trong tất cả các thành phần kinh tế, thì thành phần này có mức nợ quá hạn thấp nhất. Ở năm 2008, dư nợ quá hạn đối với các khoản vay cho trả góp là 199 triệu đồng. Năm 2009, nợ quá hạn tăng thêm 544 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 2,73% so với năm 2008. Đến năm 2010 nợ quá hạn đã giảm xuống còn 166 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ giảm tương ứng là 77,66%.

Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa chuyên môn thẩm định của cán bộ tín dụng, để khả năng dự đoán mức độ ảnh hưởng của những biến động về kinh tế đối với các khoản vay được chính xác và khách quan hơn. Thực hiện được điều này thì chi nhánh mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng tín dụng, và hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới ngày càng phát triển tốt hơn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Chi nhánh Bình Định (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w