- Cuối cùng là xem xét ảnh hưởng của dự án đầu tư về mặt xã hội, môi trường, và đóng góp cho ngân sách nhà nước.
b. Dư nợ theo thành phần kinh tế.
2.4.3.1. Doanh số nợ quá hạn theo thời hạn.
Bảng 2.10: Doanh số nợ quá hạn theo thời hạn
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch2009/2008 Chênh lệch2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 1.474 70,12 3.839 90,87 3.278 69,08 2.365 160,5 -561 -14,61 Trung hạn và dài hạn 628 29,88 386 9,13 1.468 30,92 -242 -38,54 1.082 280,3 Tổng 2.102 100 4.225 100 4.746 100 2.123 101,0 521 12,33 (Nguồn: Phòng KHDN – KHCN) Chuyên đề tốt nghiệp 56
Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ, nợ quá hạn của DAB Bình Định trong giai đoạn 2008-2010 cũng có những biến động lớn. Tổng dư nợ quá hạn năm 2008 là 2.102 triệu đồng, sang năm 2009 là 4.225 triệu đồng, tăng ở mức 2.123 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 101% so với năm 2008. Và đến năm 2010 dư nợ quá hạn là 4.746 triệu đồng, tăng 521 triệu đồng, tốc độ tăng 12,33% so với năm 2009.
Phân tích nợ quá hạn ra từng loại vay cụ thể như sau:
Nợ quá hạn ngắn hạn.
Trong năm 2008, mức nợ quá hạn là 1.474 triệu đồng, đến năm 2009 là 3.839 triệu đồng, tăng 2.365 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 160,5% so với năm 2008. Bước qua năm 2010, mức nợ quá hạn là 3.278 triệu đồng, giảm đi 561 triệu đồng, với tỷ lệ giảm là 14,61% so với năm 2009. Trong năm 2009, nợ quá hạn tăng là do vào năm 2008-2009, ngân hàng đã mở rộng thêm doanh số cho vay nhiều lần, mở rộng nhiều đối tượng tham gia vay vốn, nhằm đáp ứng mục tiêu là tìm kiếm thêm ngày càng nhiều khách hàng mới. Thêm vào đó, trong 2 năm qua thị trường luôn có sự biến động mạnh làm cho giá cả về nguyên nhiên liệu không ngừng gia tăng, điều kiện tự nhiên bất lợi… ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định. Những đơn vị vay vốn này do không thể lường trước được rủi ro, dẫn đến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, không thể hoàn trả vốn và lãi vay đúng thời
hạn. Chính vì thế đã làm cho nợ quá hạn của ngân hàng có sự gia tăng trong 2 năm qua.
Nợ quá hạn trung và dài hạn.
Trong năm 2008, mức nợ quá hạn là 628 triệu đồng, sang năm 2009 là 386 triệu đồng, giảm 242 triệu đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ là 38,54% so với năm 2008. Và đến năm 2010 nợ quá hạn lại tăng nhanh đến 1.468 triệu đồng, tăng 1.082 triệu đồng, tốc độ tăng là 280,3% so với năm 2009. Mức nợ quá hạn trung và dài hạn trong 3 năm 2008-2010 tăng giảm không đều, và chiếm tỷ trọng nhỏ, bởi vì doanh số cho vay và mức dư nợ trung và dài hạn luôn thấp hơn nhiều so với ngắn hạn. Do đó việc nợ quá hạn tăng lên ở năm 2010 là không đáng kể, và nó cũng không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên không ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà nó phụ thuộc vào chính sách quản lý của ngân hàng tại từng thời kỳ cụ thể. Tuy vậy với bất kỳ một ngân hàng nào dù thiếu vốn hay thừa vốn hoạt động, khi đã tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng đều mong muốn thu được vốn và lãi đúng hạn. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục thì còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn và quản lý tốt công tác thu nợ.