- Cuối cùng là xem xét ảnh hưởng của dự án đầu tư về mặt xã hội, môi trường, và đóng góp cho ngân sách nhà nước.
c. Giai đoạn 3: Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu nợ: gồm 3 bướ
2.4.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.
Trong những năm gần đây, với sự thay đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế phát triển, quan trọng là phát triển kinh tế cá thể, đã làm tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng vốn, điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của DAB. Tình hình cho vay tại chi nhánh đối với từng thành phần kinh tế như sau.
Bảng 2.5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch2009/2008 Chênh lệch2010/2009
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Cá thể 113.815 42,66 197.341 38,03 349.374 38,67 83.526 73,39 152.033 77,04 TCKT 62.208 23,32 212.612 40,98 265.293 29,36 150.404 241,8 52.681 24,78 TCTD 75.235 28,20 94.650 18,24 263.169 29,13 19.415 25,81 168.519 178,0 Trả góp 15.522 5,82 14.258 2,75 25.738 2,84 -1.264 -8,14 11.480 80,52 Tổng 266.780 100 518.861 100 903.574 100 252.081 95,5 384.713 74,15 (Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)
Cùng với sự gia tăng của tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay theo từng thành phần kinh tế cũng tăng trưởng tương ứng, tuy nhiên tốc độ tăng ở mỗi thành phần kinh tế qua các năm lại không đều nhau. Hiện nay, các đối tượng cho vay tại chi nhánh tương đối phong phú và đa dạng. Từ biểu đồ trên, ta thấy cho vay cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là cho vay tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và trả góp. Doanh số cho vay của các thành phần này đều tăng qua các năm. Cụ thể tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế: năm 2009 đạt 518.861 triệu đồng tăng 252.081 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 95,5%, đến năm 2010 đạt 903.574 triệu đồng tăng 384.713 triệu đồng, tăng với tỷ lệ tương ứng 74,15% so với năm 2009. Trong thời gian này, DAB đã áp dụng chương trình tín dụng mới là tập trung cho vay những ngành trọng điểm, ưu tiên cho vay cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đầu tư cho các phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Ngoài ra, chi nhánh còn mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng nên số lượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng ngày càng tăng.
Đối với cho vay cá thể.
Đây là đối tượng mà chi nhánh tập trung phát triển, vì vốn tín dụng tài trợ cho thành phần này luôn mang lại lợi nhuận cao hơn những thành phần khác. Cá thể hay các hộ sản xuất muốn tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải có khoản chi phí rất tốn kém mà bản thân chủ đầu tư không thể trang trải hết ngoài nguồn vốn tự có, như vậy cần bổ sung vốn kinh doanh.
Nguồn vốn này có thể được tài trợ từ ngân hàng, được hỗ trợ ít hay nhiều là phụ thuộc vào quy mô đầu tư hoạt động của các cá thể, các hộ kinh doanh…Trong 3 năm qua, chi nhánh Đông Á đã không ngừng củng cố và mở rộng đầu tư tín dụng cho thành phần kinh tế này. Tình hình cho vay cá thể tại chi nhánh cụ thể như sau: trong năm 2008 doanh số cho vay cá thể đạt 113.815 triệu đồng, chiếm 42.66% trong tổng doanh số cho vay cá thể. Năm 2009 doanh số đạt 197.341 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,03%, tăng 83.526 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 đạt 349.374 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,67%, tăng 152.033 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 77,04%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các đơn vị sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, mở rộng thêm quy mô sản xuất, kéo theo nhu cầu vốn là rất lớn. Mặt khác, chi nhánh cũng đã mở rộng phạm vi hoạt động, giúp cho khách hàng có điều kiện thuận lợi, dễ dàng tiếp cận trong vấn đề vay vốn từ ngân hàng.
Đối với cho vay tổ chức kinh tế.
Doanh số cho vay tổ chức kinh tế có xu hướng tăng trưởng liên tục. Năm 2009, doanh số cho vay đạt 212.612 triệu đồng, tăng 150.404 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 241,8%. Năm 2010 doanh số đạt 265.293 triệu đồng, tăng 52.681 triệu đồng, tăng tương ứng với tỷ lệ 24,78% so với năm 2009. Nhìn chung trong 3 năm qua thì kinh tế trong tỉnh tăng trưởng tốt, điều này được nhận thấy thông qua việc đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của các tổ chức kinh tế ngày càng tăng. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định lại đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, là nơi ra đời ngày càng nhiều của các dự án đầu tư khả thi, điều này thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Song song với sự phát triển đó thì nhu cầu sử dụng vốn trong đầu tư là rất lớn, nên cho vay đối với thành phần kinh tế này có khả năng phát triển mạnh. Về phía ngân hàng, do luôn chủ động được nguồn vốn, nên đã mạnh dạn đầu tư tín dụng cho các tổ chức kinh tế. Nhờ đó, ngân hàng đã thiết lập được mối quan hệ rộng lớn trong xã hội, tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng trong thời gian tới.
Một số tổ chức tín dụng do không có đủ nguồn vốn dự trữ. Điều này bắt buộc họ phải tìm một nguồn vốn khác bổ sung. Một trong những hình thức giải quyết tốt nhất là vay vốn từ ngân hàng để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh. Doanh số cho vay của các tổ chức tín dụng tại DAB như sau: năm 2008 doanh số đạt 75.235 triệu đồng, năm 2009 đạt 94.650 triệu đồng, tăng 19.415 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 25,81%. Đến năm 2010, doanh số đạt 263.169 triệu đồng, tăng 168.519 triệu đồng, tốc độ tăng 178% so với năm 2009. Trong 3 năm qua, doanh số cho vay của tổ chức tín dụng tăng đều hàng năm. Điều này cho thấy các tổ chức tín dụng đang ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có quá nhiều những tổ chức tín dụng với quy mô nhỏ như là các quỹ tín dụng. Thông thường đối tượng khách hàng của những quỹ tín dụng là các hộ nông dân và cá thể. Nhóm khách hàng này phần lớn có nhu cầu vốn nhỏ nên họ không trực tiếp đến vay vốn từ ngân hàng mà vay thông qua các quỹ tín dụng. Vì thế, nhu cầu về vốn của nó ngày càng nhiều mà chỉ có các ngân hàng là nơi đáp ứng vốn kịp thời và đúng lúc cho nhu cầu trên.
Đối với cho vay trả góp.
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của tỉnh khá cao, đời sống của người dân ngày càng cải thiện, vì vậy nhu cầu về vật chất và sở thích cũng tăng theo. Trả góp là đối tượng cho vay góp phần cải thiện đời sống của người dân. Việc cho vay này giúp nâng cao khả năng tiêu dùng và sinh sống của nhiều người. Doanh số cho vay trả góp tại chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm. Cụ thể: doanh số cho vay trả góp năm 2009 là 14.528 triệu đồng, giảm 1.264 triệu đồng so với năm 2008, giảm với tỷ lệ tương ứng 8,14%. Đến năm 2010 đạt 25.738 triệu đồng, tăng 11.480 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng 80,52%. Nguyên nhân của sự tăng vọt này là do kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu mua sắm cho đời sống sinh hoạt của người dân ngày càng tăng. Khi họ có nhu cầu mua sắm hoặc cần một dịch vụ nào đó tức thời, nhưng không đủ khả năng tài chính, không thể thanh toán hết một lần, vì thế họ sẽ chọn hình thức đơn giản
nhất là vay vốn, và ngân hàng sẽ là nơi đáp ứng nhu cầu đó. Điều này giúp cho ngân hàng tiếp cận dễ dàng hơn với cuộc sống của khách hàng.
Tuy trong thời gian qua, chi nhánh đã mở rộng cho vay đối với nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhưng vẫn chưa khai thác hết được thế mạnh của tỉnh. Trong 3 năm qua, doanh số cho vay thành phần kinh tế tại chi nhánh có tăng nhưng tốc độ tăng không đều, tỷ trọng của một số thành phần kinh tế quá thấp, gây mất cân đối trong cơ cấu cho vay. Do vậy, chi nhánh cần phải có kế hoạch cho từng thành phần kinh tế trên địa bàn, giúp cho hoạt động cho vay vốn của chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn.