6. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
3.6 Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác tín dụng
LÀM CÔNG TÁC TÍN DỤNG
Không chỉ vừng vàng về nghề nghiệp chuyên môn mà còn phải am hiểu thị trường, có kiến thức nhất định về lĩnh vự nông nghiệp để có thể xét duyệt mức cho vay, thời hạn vay cũng như định kì hạn trả nợ phù hợp với đối tượng cho vay. Góp ý cho bà con nuôi trồng con gì, cây gì nhăm tránh thiệt hại do sự biến động thị trường.
Tuyển chọn cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất. Tác phong làm việc tốt, tận tụy với nghề.
Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng bằng lợi ích vật chất cho cán bộ làm tốt công tác được giao, khuyến khích họ gắn bó với công việc và xử lý nghiêm minh những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật trong hợp đồng tín dụng.
PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ------
1. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH
Sau 3 tháng thực tập tại Ngân hàng tôi có một số kiến nghị sau:
1.1. Luôn coi trọng công tác huy động vốn để tăng trưởng nguồn vốn cho vay.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, ngoài việc đa dạng hóa hình thức huy động, đưa ra chính sách lãi suất hấp dẫn, chi nhánh cần chủ động tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tiếp tục duy trì và phát huy tác phong làm việc văn minh, lịch sự, thái độ giao tiếp niềm nở, ân cần, thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác làm hài lòng khách hàng.
1.2. Không đặt nặng vần đề tài sản thế chấp.
Một trong những điều kiện cho vay của ngân hàng là khách hàng cần phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho ngân hàng có nguồn vốn khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Thế nhưng chi nhánh không nên xem đây là yếu tố quyết định để xét duyệt mức cho vay. Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Nếu khách hàng có đủ tài sản làm đảm bảo tiền vay nhưng không có năng lực thực hiện tốt phương án sản xuất sẽ đem lại rủi ro lớn cho ngân hàng mà Ngân hàng lại không muốn thu hồi vốn bằng cách thanh lý vì nó rất phức tạp. Vì thế chi nhánh nên chú trọng vào tính khả thi, hiệu quả của phương án để xem xét cho vay, và có thể cho vay vượt tỷ lệ tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho khách hàng khi xét thấy hiệu quả của phương án là khả thi.
1.3. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, quản lý nợ nói chung và nợ quá hạn nói riêng
Thực hiện nghiêm túc quá trình tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định trên các phương diện năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín của khách hàng, tính khả thi của phương án sản xuất nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Tích cự giám sát kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi chi cho vay, tiến độ thực hiện phương án của hộ vay vốn, kịp thời hỗ trợ bà con giải quyết những khó khăn phát sinh, đồng thời phát hiện và ngăn chặn hành vi sử dụng vốn sai mục đích để có biện pháp xử lý phù hợp, bảo toàn vốn của Ngân hàng.
1.4. Đối với các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ
Hoạt động kinh doanh tiền tệ gắn liền với các rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất, nó ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì thế, việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là việc rất cần thiết để bù đắp rủi ro khi chúng phát sinh. Bên cạnh đó Ngân hàng nên khuyến khích hộ vay vốn mua bảo hiểm rủi ro đối với cây trồng, vật nuôi nhằm giảm thiểu thiệt hại. Động viên nông dân tham gia vào các hiệp hội, tổ vay vốn để tăng cường sự liên kết về kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, tương trợ lẫn nhau, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.5. Chính sách khoanh nợ, xóa nợ
Có chính sách khoanh nợ xóa nợ đối với các trường hợp đặc biệt khó khăn, gặp rủi ro bất khả kháng và xem xét cho vay tiếp khoản mới giúp họ có điều kiện sản xuất tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.
2. KẾT LUẬN
Với hơn 80% dân số chủ yếu sống bằng nghề nông nên nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với sự lãnh đạo của Đảng việc phát triển một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng. Để làm đựơc điều đó thì cần phải có đủ vốn. Vì vậy mà vai trò của Ngân hàng mà đặc biệt NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành – Tỉnh Kiên Giang nói riêng là hết sức to lớn. Trong những năm qua NHNo & PTNT Chi Nhánh huyện Châu Thành đã có nhiều đóng góp vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của địa phương.
Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất của người dân, dư nợ cho vay năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng ngày càng nâng cao, hoạt động của Đảng bộ và các đoàn thể phát triển ngày càng mạnh và vững chắc góp phần quan trọng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngân hàng, đồng thời góp phần đưa nền kinh tế huyện nhà phát triển, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn.
Bên cạnh đó còn có một khó khăn hết sức lớn nữa là cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng khác về huy động vốn, đầu tư cung ứng các dịch vụ và tiện ích của Ngân hàng, chi nhánh NHNo & PTNT Chi Nhánh huyện Châu Thành đã và đang đứng vững đi lên, giữ vững vai trò tích cực trong nghiệp vụ hỗ trợ vốn
cho các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, hộ gia đình làm kinh tế. Ngân hàng không những giữ vững được khách hàng thân thiết mà còn có thêm nhiều khách hàng mới, phát triển đối với đầu tư và khoa học giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng hiện nay đạt hiệu quả.
Có được những kết quả khả quan như vậy là do sự chỉ đạo kiên quyết, kịp thời của các cấp các ngành ở cấp trên và sự đồng lòng vượt khó của ban lãnh đạo, và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Và NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành đã xác định rõ được vị trí, trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của đất nước, phù hợp với chính sách phát triển của địa phương là: ngoài mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận thì Ngân hàng còn chú trọng đến mục tiêu chính sách xã hội, vốn tín dụng của Ngân hàng một phần giúp cải thiện đời sống người dân, mặt khác nó cũng góp phần ổn định an ninh chính trị ở địa phương, đồng thời góp phần đẩy nhanh việc thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các báo cáo của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành qua 3 năm ( 2009 – 2011)
2. Thái Văn Đai (2004), Quản Trị Ngân Hàng, tủ sách Đại học Cần Thơ 3. Báo cáo tổng kết tín dụng năm 2009, 2010, 2011. Phòng kế hoạch kinh doanh huyện Châu thành.
4. NHNo & PTNT Việt Nam, “Cẩm nang tín dụng”, nhà xuất bản thống kê.
5. Website: www.agribank.com.vn www.tailieu.vn