Phân tích nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngăn hạn tại NHNN PTNT chi nhánh huyện Châu Thành (Trang 53)

6. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU

2.2.3.4 Phân tích nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.9: Doanh số nợ xấu ngắn hạn theo thành phần Kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền +/-(%) Số tiền +/-(%) Các Doanh nghiệp 10 14 24 4 40.0 10 71.4 Hộ SXKD cá thể 2,690 2,486 1,976 (204) (7.5) (510) (20.5) Tổng cộng 2,700 2,500 2,000 (200) (7.4) (500) (20)

( Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Châu Thành)

Doanh số nợ xấu ngắn hạn của các doanh nghiệp:

Theo bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu của doanh nghiệp qua mỗi năm điều tăng lên cụ thể là năm 2009 chi có 10 triệu đến năm 2010 nợ xấu tăng lên 14 triệu tăng về số tuyệt đối là 4 triệu đồng. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu tăng cao 24 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối 10 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân tăng nợ xấu là do một số doanh nghiệp làm ăn không đạt hiệu quả nên dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng làm cho nợ quá hạn của các doanh nghiệp tăng giảm không ổn định.

Doanh số nợ xấu ngắn hạn của hộ sản xuất kinh doanh cá thể:

Nợ xấu của ngân hàng chủ yếu tập trung ở hộ sản xuất kinh doanh cá thể vì NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành chủ yếu cho vay đối với thành phần hộ sản xuất kinh doanh cá thể nên tình hình nợ quá hạn của thành phần này cũng cao so với thành phần khác. Cụ thể, năm 2010 nợ xấu thành phần này là 2,486 triệu đồng giảm 204 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm 510 triệu đồng so với 2010 giảm về số tương đối là 20.5%. Tuy là chủ yếu nợ xấu của ngân hàng đều tập trung ở hộ sản xuất kinh doanh cá thể nhưng mỗi năm tỷ lệ nợ xấu luôn giảm xuống ở mức đáng kể, đây là một tính hiệu tốt giúp ngân hàng giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ xấu của thành phần này.

Tóm lại: Tình hình nợ xấu của ngân hàng vẩn còn cao nguyên nhân là vì số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng đông trong khi lượng cán bộ tín dụng còn ít nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ chưa kịp thời dẫn đến nợ quá hạn. Thêm vào đó, khách hàng vay vốn họat động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có tính cạnh tranh trên thị trường, giá cả biến động, tìm ẩn nhiều rủi ro lớn mà cán bộ tín dụng thường rất khó phát hiện.

2.2.3.5. Phân tich hoạt động cho vay ngắn hạn theo ngành Kinh tế

Bảng 2.10: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành Kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010So sánh Số tiền +/-(%) Số tiền +/-(%) Công nghiệp 10,000 25,000 30,000 15,000 150 5,000 20 Nông nghiệp 125,000 152,300 185,300 27,300 21.8 33,000 21.7 Thương mại-DV 52,300 100,500 120,000 48,200 92.2 19,500 19.4 Ngành khác 68,920 96,060 98,965 27,140 39.4 2,905 3.0 Tổng cộng 256,220 373,860 434,265 90,640 32.0 60,405 16.2

( Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Châu Thành)

Ngành Nông nghiệp

Châu Thành là huyện với đa số người dân sống bằng nghề nông. Do vậy, Ngân hàng xác định khách hàng chủ yếu là vùng nông dân và tập trung đầu tư cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp với tỷ trọng cao trên tổng doanh số cho vay. Năm 2009 doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 125,000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,1% trong tổng doanh số cho vay của tất cả các ngành nghề. Đến năm 2010 doanh số cho vay tăng lên 152,300 triệu đồng, tăng 27,300 triệu đồng, tương đương tăng 21,8% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 185,300 triệu đồng tăng 33,000 triệu đồng so với năm 2010.. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng nguyên nhân là do:

- Ngân hàng đã bố trí cán bộ tín dụng xuống phụ trách ở xã để giúp bà con nông dân có điều kiện tiếp xúc với các điều kiện vay vốn.

- Diện tích đất nông nghiệp chưa được vay ngày càng nhiều nên ngày càng có nhiều nông dân đến giao dịch.

- Đa số nông dân sản xuất chủ yếu là cây lúa, mía ít có nguồn thu khác, mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều phải dựa vào khoản thu nhập này nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro như thiên tai hay mất giá bà con đều thiếu vốn sản xuất nên phải nhờ vào vốn Ngân hàng.

Ngành Công nghiệp

Do Châu Thành là một huyện nghiêng về sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu, đồng thời chưa phát triển mạnh về Khoa học kỹ thuật, các ngành công nghiệp chưa nhiều nên tỷ lệ cho vay đối với ngành Công nghiệp còn ở mức thấp, chỉ chiếm 3,5% trong tổng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Tuy nhiên mức cho vay của Ngân hàng đối với ngành công nghiệp vẫn tăng qua 3 năm cho thấy ngành công nghiệp ngày càng được chú trọng hơn tại địa phương. Cụ thể năm 2009, doanh số cho vay chỉ có 10,000 triệu đồng nhưng đến năm 2011 doanh số này tăng lên đến 150%, tức doanh số cho vay năm 2010 được 25,000 triệu đồng. Đến 2011 doanh số này tiếp tục tăng lên 5,000 triệu đồng so với 2010 tương đương tăng lên 20% nghĩa là doanh số cho vay của năm này đạt được 30,000 triệu đồng.

Ngành Thương mại – Dịch vụ

Hòa theo xu hướng xã hội thì Châu Thành ngoài là một huyện phát triển về nông nghiệp thì huyện còn đẩy mạnh phát triển về thương mại và dịch vụ. Doanh số cho vay trong ngành này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của các ngành nghề. Trong đó, năm 2010 doanh số cho vay là 100,500 triệu đồng tăng 48,200 triệu đồng so với năm 2009 chỉ có 52,300 triệu đồng tương

đương tăng đến 92,2% . Sang 2011 thì doanh số cho vay này tiếp tục tăng lên 120,000 triệu đồng, tăng 19,500 triệu đồng so với năm 2010.

Ngành nghề khác

Trong Huyện ngoài nghề nông là nghề chủ đạo thì các ngành nghề khác cũng phát triển khá mạnh, trong năm 2009 nó chiếm tỷ trọng khá lớn là 33,9% trong tổng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng nhưng mức biến động qua các năm lại không cao. Cụ thể, dựa trên bảng số liệu ta có một số nhận xét như: năm 2009 doanh số cho vay của các ngành nghề khác là 95,920 triệu đồng thì năm 2010 doanh số này chỉ tăng có 140 triệu đồng tương ứng chỉ tăng được 0,1%. Đến năm 2011 doanh số cho vay này có tăng lên nhưng cũng không nhiều, chỉ tăng lên 2,905 triệu đồng so với năm 2010.

2.2.3.6. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các Ngân hàng. Việc thu hồi nợ tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Bảng 2.11: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền +/-(%) Số tiền +/-(%) Công nghiệp 8,000 10,000 15,000 2,000 25 5,000 50 Nông nghiệp 122,300 195,700 200,500 73,400 60.0 4,800 2.5 Thương mại-DV 40,100 52,000 65,000 11,900 29.7 13,000 25 Ngành Khác 33,570 54,160 78,765 20,590 61.3 24,605 45.4 Tổng cộng 203,970 311,860 358,765 107,890 52.9 46,905 15.0

( Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Châu Thành)

Hình 2.11:Biểu đồ doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Ngành Nông Nghiệp: theo như biểu đồ trên ta có thể thấy rõ doanh số thu nợ của Nông Nghiệp chiếm vị trí cao nhất trong ngân hàng. Năm 2009 thu nợ đạt 122,300 triệu đồng, sang năm 2010 thu nợ đạt 195,700 triệu đồng tăng 60% so với năm 2009. Đến năm 2011 thu nợ đạt 200,500 triệu đồng tăng 2.5% so với năm 2010. Nhìn chung doanh số thu nợ của ngành nông nghiêp qua 3 năm đều tăng, nguyên nhân do trong nhưng năm gần đây giá lương thực, thực phẩm tăng cao người dân thuân lợi trong viêc trồng trọt và chăn nuôi, mà ngươi dân trong huyện lại chủ yếu là làm nông nghiệp nên có tiền trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, trong khi dó doanh số cho vay của ngành Nông nghiêp chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành nên doanh số thu nợ của ngành Nông nghiệp cũng cao nhất so với các ngành nghề khác trong Huyện.

Ngành Công Nghiệp: là một ngành nghề chưa phát triển trong huyện, khoa học kỹ thuật còn kém, mà người dân trong huyện lại chủ yếu làm nghề Nông nên doanh số cho vay với ngành này không cao điều dó dẫn đến doanh số thu nợ của ngành Công nghiệp cũng ở múc thấp chi tiết như sau: năm 2009 thu nợ chỉ đạt 8,000 triệu đông thấp hơn năm 2010 là 2,000 triệu đồng. Sang năm 2011 doanh số thu nợ là cao nhất so với các năm đat 15,000 triệu chiếm tỷ lệ 50% so với năm 2010 điều này chứng tỏa ngành Công nghiệp trong Huyện đang có những chuyển biến tích cực.

Thương mại – Dịch vụ: doanh số cho vay ngắn hạn của ngành chiếm vị trí khá cao so với các ngành nghề khác dẫn đến doanh số thu nợ của ngành cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Trong đó, năm 2010 thu nợ đạt 54,160 triệu đồng tăng 20,590 so với năm 2009 chi được 33,570 triệu đồng tỷ lệ tăng là 61.3%, sang

tăng 24,605 triệu đồng đạt tỷ lệ 45.4%. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng của huyện được đầu tư, nâng cấp lại, thuận lợi cho việc giao thương với các tỉnh, thành phố khác. Hơn nữa trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện làm ăn có kết quả khả quan, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh quyết tâm không để nợ quá hạn, giữ gìn uy tín để có mối quan hệ vay vốn lâu dài với ngân hàng.

Ngành nghề khác: ngoài các ngành nghề chính thì trong huyện củng còn các ngành nghề khác cũng phát triển khá mạnh và có mức thu nhập khá cao. Trong đó doanh số thu nợ năm 2009 là 33,570 triệu đồng, đến năm 2010 thu nợ tăng lên 54,160 triệu đồng tăng 20,590 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 thu nợ lại tiếp tục tăng 24,605 triệu đồng chiếm tỷ lệ 45.4% so với năm 2010. Nguyên nhân là do nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao. Vì thế, dù giá cả hàng hóa trong thời gian qua có tăng cao song nhu cầu tiêu dùng của người dân không hề giảm. Bên cạnh đó, công tác thẩm định cho vay của ngân hàng thực hiện khá tốt dẫn đến doanh số thu nợ ngành này qua các năm cũng tăng theo.

 Điều này cho thấy ngày nay ý thức trả nợ của người dân khi đến vay vốn tại ngân hàng đã được nâng lên rõ rệt, thêm vào đó là sự năng động, nhiệt tình trong công tác tín dụng của các cán bộ làm công tác tín dụng tại ngân hàng, vì vậy khi cho vay thì doanh số thu lại luôn được đảm bảo kịp thời và khá đầy đủ.

2.2.3.7. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 2.12: Doanh số dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010So sánh Số tiền (%)+/- tiềnSố +/-(%) Công nghiệp 7,600 9,500 12,300 1,900 25.0 2,800 29.4 Nông nghiệp 170,400 220,000 287,500 49,600 29.1 67,500 30.6 TM- DV 19,400 25,800 28,700 6,400 32.9 2,900 11.2 Ngành khác 15,600 19,700 22,000 4,100 26.2 2,300 11.6 Tổng cộng 213,000 275,000 350,500 62,000 29.1 75,500 27.4

Hình 2.12: Biểu đồ dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Ngành Nông Nghiệp: Nhìn chung dư nợ ngành nông nghiệp qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2010 dư nợ ngành này là 220,000 triệu đồng tăng 49,600 triệu đồng với tốc độ tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2011 dư nợ ngành này đạt 297,500 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 67,500 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 30.6% so với năm 2010. Nguyên nhân do công nghệ ngày càng phát triển, ngày nay việc sản xuất nông nghiệp đã được tiện lợi hơn với các máy móc, thiết bị nông nghiệp, nhưng chi phí mua sắm các thiết bị này cũng không nhỏ và thế là nhu cầu vốn lại xuất hiện và dư nợ ngân hàng đã tăng lên cho khoản máy móc thiết bị này.

Ngành Công nghiệp: Dư nợ qua 3 năm có sự biến động theo chiều hướng tăng. Năm 2010 dư nợ ngành này đạt 9,500 triệu đồng tăng 1,900 triệu đồng hay tăng 25.0% so với cùng kỳ năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ ngành công nghiệp là 12,300 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 2,800 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 29.4% so với 2010. Nguyên nhân dư nợ ngành công nghiệp tăng qua các năm là do họat động sản xuất công nghiệp trong thời gian qua luôn tăng trưởng khá ổn định, tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm chủ lực dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn của huyện và có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.

Ngành Thương Mại – Dịch Vụ: Dư nợ qua 3 năm đều tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể, năm 2010 dư nợ ngành này đạt 25,800 triệu đồng tăng 6,400 triệu đồng với tốc độ tăng 32.9% so 2009. Năm 2011 dư nợ ngành TM - DV đạt 28,700 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 2,900 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 11.2% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện Châu Thành đang chuyển dịch theo hướng

tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và TM – DV nên cho vay ngành này tăng dẫn đến dư nợ ngành này cũng tăng theo.

Ngành nghề khác: Nhìn chung, dư nợ của ngành này luôn tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng là khác nhau. Năm 2010, doanh số dư nợ đạt 19,700 triệu đồng, tăng 4,100 triệu đồng tương đương tăng 26.2% so với năm 2009. Sang năm 2011, tốc độ tăng dư nợ vẩn tăng đạt 22,000 triệu đồng, tương đương tăng 2,300 triệu đồng so với năm 2010.

2.2.3.8. Phân tích nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 2.13 : Doanh số nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền (%)+/- Số tiền (%)+/- Công nghiệp 200 0 0 (200) (100) 0 0 Nông nghiệp 1,000 1,200 1,000 200 20 (200) (16.7) TM-DV 200 300 500 100 50 200 66.7 Ngành khác 1,300 1,000 500 (300) (23.1) (500) (50) Tổng cộng 2,700 2,500 2,000 (200) (53.1) (500) 0

( Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Châu Thành)

Ngành nông nghiệp: Nợ xấu qua 3 năm có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2010 nợ xấu ngành này là 1,200 triệu đồng tăng 200 triệu đồng với tốc độ tăng là 20% so cùng kỳ năm 2009. Đến năm 2011 nợ xấu ngành nông nghiệp là 1,000 triệu đồng giảm so vời năm 2010 giảm 200 triệu đồng tỷ lệ là (16,7)%, tỷ lệ nợ xấu 2010 tăng cao nhất là do:

Quá trình sản xuất kinh doanh của bà con hầu như là tự phát, đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh, giá cả không ổn định trong khi giá nguyên vật liệu và phân bón tăng cao. Vì vậy, khi bà con nông dân trúng mùa thì lại rơi vào tình trạng bị ép giá. Hộ nông dân không có điều kiện để tồn trữ chờ khi giá tăng cũng như tự tìm cho mình đầu ra tiêu thụ sản phẩm với giá hợp lý nên đành bán sản phẩm của mình với giá rẻ. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến nợ xấu tại ngân hàng.

Sang năm 2011, tình hình nợ xấu của ngành nông nghiệp đã trở nên khởi sắc hơn nhờ vào tình hình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đã dần được khôi phục, kinh doanh ngày càng có lợi nhuận. Ngòai ra, có được kết quả khả quan trên còn nhờ vào công tác thu hồi nợ tích cực, có hiệu quả của cán bộ tín dụng ngân hàng

Hình 2.13: Biểu đồ tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế

Công Nghiệp: Tăng trong năm 2009 và đến năm 2010, năm 2011 thì

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngăn hạn tại NHNN PTNT chi nhánh huyện Châu Thành (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w