Đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngăn hạn tại NHNN PTNT chi nhánh huyện Châu Thành (Trang 63)

6. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU

2.2.4. Đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của tín dụng

ngắn hạn

Bên cạnh doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn thì còn một số chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng như: dư nợ trên vốn huy động, dư nợ trên tổng nguồn vốn, hệ số thu nợ, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, vòng quay vốn tín dụng.

Bảng 2.14: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của tín dụng ngăn hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 225,360 290,036 369,376 Vốn huy động Triệu đồng 103,000 125,300 157,300 Doanh số cho vay

ngắn hạn Triệu đồng 256,220 373,860 434,265 Thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 203,970 311,860 358,765 Dư nợ ngăn hạn Triệu đồng 213,000 275,000 350,500

Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 2,700 2,500 2,000 Dư nợ bình quân ngắn hạn Triệu đồng 197,500 237,750 298,750 Dư nợ/vốn huy động (lần) 2.07 2.2 2.23 Hệ số thu nợ (lần) 0.79 0.83 0.82 Nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0.01 0.009 0.005

Vòng quay vốn tín

dụng (Vòng) 0.95 1.13 1.02

Tông nguồn vốn:

Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập được, dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác.

Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành tăng đều theo mổi năm cụ thể, năm 2009 nguồn vốn là 225,360 triệu đồng đến năm 2010 nguồn vốn tăng lên 290,036 triệu đồng. Năm 2011 nguồn vốn của Ngân hàng 369,376 triệu đồng tăng 86,840 triệu đồng so với năm 2010. Nguôn vốn liên tục tăng qua mổi năm đều này có thể thấy được Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả và doanh thu ngày càng cao.

Vốn huy động :

Là nguồn vốn chủ yếu cho các hoạt động của NHTM và được huy động bằng nhiều hình thức. Vốn huy động mổi năm đều tăng lên điều này có thể thấy được Ngân hàng có nhiều biện pháp thích hợp để khuyến khích khách hàng đến gởi tiền giúp tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, múc tăng cụ thể nhu sau:

Năm 2009 vốn huy động đạt được là 103,000 triệu đồng đến năm 2010 vốn huy động tăng lên 125,300 triệu đồng. Sang năm 2011 nguồn vốn huy động được của Ngân hàng tiếp tục tăng lên 157,300 triệu đồng.

Doanh số cho vay ngắn hạn:

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay không tính đến việc khoản vay đó có thu được hay chưa trong một khoảng thời gian nhất định.

Từ bảng số liệu trên ta có thể nhận xét được doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng mỗi năm đều tăng nhanh. Cụ thể năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 256,220 triệu đồng đến năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên 373,860 triệu đồng và tiếp tục tăng thêm vào năm 2011 là 434,365 triệu đồng. doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, thị phần hoạt động ngày càng rộng, số lượng khách hàng nhiều.

Doanh số thu nợ ngắn hạn:

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.

Thu nợ ngắn hạn qua 3 năm đều tăng cụ thể như sau: năm 2009 thu nợ đạt 203,970 triệu đồng và tăng cao 311,860 triệu đồng vào năm 2010. Đến năm 2011 thu nợ vân tăng 358,765 triệu đồng. Ta có thể thấy trong 3 năm từ 2009 – 2011

doanh số thu nợ đều tăng, vì doanh số cho vay tăng đều theo các năm dẫn đến kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng theo.

Doanh số dư nợ ngắn hạn:

Là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu dư nợ năm trước, doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong kỳ. Dư nợ trong hạn càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của ngân hàng càng dồi dào và vai trò cung cấp vốn cho địa phương ngày càng cao.

Qua bảng sồ liệu ta thấy du nợ mổi năm đều tăng năm 2009 dư nợ đạt 213,000 triệu đồng, năm 2010 dư nợ là 275,000 triệu đồng, tổng du nợ của năm 2011 đạt 350,500 triệu đồng.

Nợ xấu ngắn hạn

Là những khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc gốc hoặc lãi không thu được khi đến hạn. Chỉ tiêu này cho thấy một số nhận xét về chất lượng đầu tư tín dụng của ngân hàng. Ở Việt Nam, nợ xấu là những khoản nợ tính từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quyết định 493/2005/NHNN

Qua 3 năm tình hình nợ xấu của ngân hàng liên tục giảm cụ thể: năm 2009 nợ xấu là 2,700 triệu đồng, đến năm 2010 chi số này giảm xuống 2,500 triệu đồng và năm giảm nhiều nhất là vào năm 2011 chi còn 2,000 triệu đồng.

Tổng dư nợ trên vốn huy động:

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, nó thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ.

Qua bảng trên ta thấy năm 2009 thì bình quân 2.07 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia. Năm 2010 tình hình huy động vốn của Ngân hàng giảm so với năm 2009, thể hiện bình quân 2.2 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động. Sang năm 2011 bình quân 2.23 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động. Như vậy tình hình vốn huy động của Ngân hàng giảm so với năm 2008.

Để vốn huy động sử dụng có hiệu quả hay nói cách khác để nâng cao vốn huy động trong dư nợ thì Ngân hàng cần đề ra các biện pháp thích hợp để khuyến khích người dân gửi tiền tăng nguồn vốn huy động và tạo thu nhập hơn cho Ngân hàng.

Hệ số thu nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng trong công tác thu nợ. Hệ số thu hồi nợ của Ngân hàng năm 2009 là 0.79 . Năm 2010 mặt dù bị khủng hoảng kinh tế xảy ra nhưng hệ số thu nợ của ngân hàng vẫn tăng 0.83. Năm 2011 hệ số thu hồi nợ giảm còn 0.82, điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ năm 2011 gặp nhiều

khó khăn. Nguyên nhân làm giảm hệ số thu hồi nợ là do khách hàng đầu tư vào những dự án có nhiều rủi ro, hơn nữa những năm gần đây giá cả hàng hóa biến động làm cho khách hàng làm ăn thua lỗ, bên cạnh đó do ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh nên ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho Ngân hàng khi đến hạn.

Nợ xấu trên tổng dư nợ:

Chỉ số này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này trong 3 năm đều giảm, năm 2009 chỉ tiêu nợ xấu trên dư nợ là 0,01%, năm 2010 là 0,009%. Chỉ số này cho thấy công tác tín dụng của Ngân hàng được đánh giá một cách tương đối tốt. Điều này có thể giải thích là do Ngân hàng đã tăng cường thêm cán bộ tín dụng giỏi, xuống xã có dư nợ cao, số hộ vay nhiều nên việc kiểm tra quản lý chặt chẽ hơn vì vậy nợ quá hạn giảm xuống. Đến năm 2009 thì chỉ số này giảm còn 0,005%. Thời gian này Ngân hàng đang đẩy mạnh thu nợ quá hạn nên làm cho chỉ tiêu này giảm một cách đáng kể.

Ngân hàng cần xem xét kỹ những dự án cũng như thận trọng trong việc đánh giá khách hàng và công tác thẩm định cho vay. Ngoài ra, nợ quá hạn phát sinh do người dân không sử dụng vốn theo đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà Ngân hàng không kiểm soát dẫn đến tình trạng khi đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, do đó rủi ro nợ quá hạn xảy ra. Đa số các khoản vay đều phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên, đây cũng là đối tượng chịu nhiều rủi ro, nhưng trong những năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, người dân áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, sủ dụng vốn vay của ngân hàng dung mục đích tạo ra thu nhập cho người dân nên có tiền trả nợ cho ngân hàng giúp ngân hàng giảm được chỉ tiêu nợ xấu.

Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm

Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng luôn biến động không đồng đều lúc tăng lúc giảm, năm 2009 là 0.95 vòng, năm 2010 tăng lên là 1.13 vòng, sang năm 2011 lại giảm xuống 1.02 vòng. Qua phân tích ta thấy được vòng quay vốn của Ngân hàng tăng lên vào năm 2010 và lại giảm ở năm 2011, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng chỉ có hiệu quả từ năm 2009 đến năm 2010, còn năm 2011 không đạt hiệu quả tốt.

Tóm lại: Dựa vào chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn ở phần trên, nhìn chung ngân hàng cho vay mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt trong cho vay ngắn hạn, ngân hàng đã đa dạng hóa cho vay các ngành nghề khác nhau nhằm tạo điều kiện mang lại thu nhập cho người dân, góp phần làm tăng tốc

độ phát triển của huyện Châu Thành, góp phần cùng các cấp chính quyền địa phương cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập người dân.

2.2.5. Những thuận lợi – khó khăn và kết quả đạt đượctrong hoạt động tín dụng

2.2.5.1. Thuận lợi

NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang, chi nhánh huyện Châu Thành đang hoạt động trong môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, thông thoáng hơn, biểu hiện qua các mặt :

- Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, từ NHNo&PTNT VN, sự chỉ đạo của Ngân hàng của tỉnh; từ quận uỷ, UBND huyện đã đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện cho chi nhánh trong quá trình hoạt động, nhằm nâng cao hiệu quả của chi nhánh .

- Bên cạnh chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới nền kinh tế của Đảng, nhà nước là khuôn khổ pháp lý ngày càng được hoàn chỉnh phù hợp với với các qui định chuẩn mực quốc tế.

- Đối tượng khách hàng chủ yếu của NHNN&PTNT huyện Châu Thành thuộc mọi thành phần kinh tế, đang phát triển cả về số lượng lẫn quy mô, năng lực tài chính và cả trình độ quản lý ngày càng được nâng lên. Khách hàng chủ lực và truyền thống của chi nhánh là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hộ sản xuất kinh doanh, các hộ chuyên về sản xuất nông nghiệp ; đây là đối tượng mà mục tiêu của NHNo&PTNT VN đặt ra.

- NHNo&PTNT huyện Châu Thành có cơ sở vật chất khang trang, trình độ cán bộ viên chức thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn, lẫn nghiệp vụ bỗ trợ : trình độ ngoại ngữ, trình độ vi tính, kiến thức pháp luật …đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của ngành trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

- Bên cạnh trình độ được nâng lên, đội ngũ cán bộ viên chức của NHNo &PTNT huyện Châu Thành có thái độ phục vụ khách hàng : tận tình, chu đáo, có tinh thần trách nhiệm cao.

2.2.5.2. Khó khăn

- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng Thương mại về lãi suất, về việc mở rộng thị phần ; đặc biệt trong giai đoạn hội nhập sự cạnh tranh này không chỉ đối với Ngân hàng thương mại trong nước mà còn cả ngân hàng, các tổ chức tài chánh nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam.

- Khách hàng chủ lực của chi nhánh chủ yếu là Doanh nghiệp nhỏ và vừa, là Hộ sản xuất kinh doanh …phần lớn còn bị hạn chế về khả năng tài chính, về trình độ quản lý. Từ đó ít nhiều gây khó khăn cho chi nhánh trong việc thẩm định, đánh giá để đưa ra các quyết định cho vay.

- Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro luôn được chi nhánh quan tâm, nhưng việc tận thu nợ xấu vẫn còn bị hạn chế, nhất là nợ ở nhóm 5

2.2.5.3. Những kết quả đạt được trong công tác tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành

Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế của huyện Châu Thành trong điều kiện có những thuận lợi cơ bản đan xen những khó khăn, nhất là thời tiết diễn biến thất thường, sự tác động do lạm phát trong nước và khu vực, giá cả vật tư xăng dầu, giá điện và các mặt hàng tiêu dùng không ổn định, giá cả ngày càng tăng, lạm phát những tháng đầu năm liên tục tăng nhanh kéo theo lãi suất tín dụng tăng cao, giá lúa hè thu sụt giảm mạnh, giá vàng biến động lớn ảnh hưởng đến tình hình SXKD và đời sống của nhân dân trong Huyện.

Trên lĩnh vực kinh tế: Tổng sản phẩm xã hội (GDP) của Huyện đạt 18,5% Chủ yếu tập trung phát triển Nông nghiệp – Chế biến – khai thác hải sản, đối tượng đầu tư đã mở rộng, cơ cấu đầu tư chuyển dịch khá, sản xuất Nông nghiệp tiếp tục tăng theo hướng đa canh và mang lại hiệu quả kinh tế theo sự phát triển kinh tế của Huyện.

Ngân hàng mở rộng phòng giao dịch cụm Mong Thọ, Phòng giao dịch Bình An, Phòng giao dịch Vĩnh hòa hiệp tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hút lượng tiền mặt và mở rộng đầu tư tín dụng và tạo điều kiện cho người dân đi lại giao dịch Ngân hàng được thuận tiện.

Với đồng vốn tín dụng của NHNo& PTNT huyện Châu Thành đã tạo điều kiện hỗ trợ cho các khách hàng vay vốn là Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các Hộ sản xuất kinh doanh …làm ăn có hiệu quả và từ đó khách hàng trả nợ Ngân hàng sòng phẳng, đầy đủ gốc lẫn lãi. Kết quả tài chính của chi nhánh ngày càng được ổn định và nâng cao ; góp phần đáng kể trong việc tăng lợi nhuận của ngành.

Về công tác quản trị điều hành, chi nhánh luôn thực hiện đúng tiêu chí điều hành trên cơ sở đúng pháp luật, đúng điều lệ, quy chế, đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của chi nhánh.

Việc tăng trưởng dư nợ phù hợp với mức tăng của nền kinh tế đã khẳng định được vai trò chủ đạo chủ lực của NHNo&PTNT huyện Châu Thành.

Chất lượng tín dụng được thường xuyên quan tâm và nâng cao hơn trước, chấp hành tốt việc phân loại nợ.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH KIÊN GIANG – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH

Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp kém. Do vậy, Đảng và nhà nước ta luôn xem CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu cần thực hiện trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Để tiến hành CNH – HĐH, đổi mới nền kinh tế thì phải có vốn. Vốn là yếu tố rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết để thực hiện chiến lược này. Vốn đầu tư của nước ta bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn nước ngoài, vốn của dân và vốn của các tổ chức tín dụng. Trong điều kiện vốn từ ngân sách nhà nước còn hạn chế thì vốn tín dụng Ngân hàng giữ vai trò hết sức quan trọng. Với chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà Nước trong trong việc cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng, thị trường tín dụng nông thôn không ngừng phát triển, mạng lưới tín dụng được mở rộng, đáp ứng vốn kịp thời phục vụ cho nhu cầu sản xuất và nhu cầu đời sống của người dân nông thôn. Thời gian qua, hoạt động tín dụng Ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở tành một nước công nghiệp, từng bước rút ngắn khoản cách về kinh tế , xã hội với các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngăn hạn tại NHNN PTNT chi nhánh huyện Châu Thành (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w