Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngăn hạn tại NHNN PTNT chi nhánh huyện Châu Thành (Trang 42 - 45)

6. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU

2.2.2.Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế-xã hội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống ngân hàng thương mại cung cấp một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn này mà nền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng là xem xét mức độ sử dụng vốn đầu tư tín dụng của ngân hàng có hiệu quả không? Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện sự thành bại trong kinh doanh của ngân hàng nhất là vào thời điểm cạnh tranh như hiện nay. Do đó, mỗi ngân hàng cần tạo cho mình một thế đứng vững chắc, một vị thế cạnh tranh cao để chống lại quy luật đào thải - một quy luật tất yếu của cơ chế thị trường.

Vấn đề đặt ra là NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành phải luôn nắm bắt được tình hình hoạt động của mình thông qua phân tích hoạt động tín dụng và nhận diện được rủi ro tín dụng để từ đó có những chiến lược thích hợp. Phân tích hoạt động tín dụng là một công cụ không thể thiếu được đối với các nhà quản trị kinh doanh ngân hàng. Nó giúp nhà quản trị nhận diện và dự đoán các rủi ro, đồng thời điều chỉnh cơ cấu đầu tư kịp thời theo tín hiệu thị trường. Vì vậy, NHNo & PTNT chi nhánh huyên Châu Thành xem việc phân tích tín dụng không những là việc làm cấp thiết mà tự thân của việc phân tích tín dụng cũng mang tính chất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Trước khi đi vào phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành chúng ta tiến hành phân tích khái quát hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành nhằm giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm 2009 - 2011 cũng như làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và giải thích một số vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng trong 3 năm qua sẽ được trình bày ở phần sau:

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm của ngân hàng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009So sánh 2011/2010So sánh Số tiền +/-(%) Số tiền +/-(%) Doanh số cho vay 342,530 465,160 531,687 122,630 35.8 66,527 14.3 Ngắn hạn 256,220 373,860 434,265 117,640 45.9 60,405 16.2 Trung, dài hạn 86,310 91,300 97,422 4,990 5.7 6,122 6.7 Doanh số thu nợ 253,310 368,460 422,186 115,150 45.4 53,726 14.5 Ngắn hạn 203,970 311,860 358,765 107,890 52.9 46,905 15.1 Trung, dài hạn 49,340 56,600 63,421 7,260 14.7 6,821 12.05 Dư nợ 264,110 333,230 415,300 69,210 26.2 82,070 24.6 Ngắn hạn 213,000 275,000 350,500 62,000 29.1 75,500 27.4 Trung, dài hạn 51,110 58,230 64,800 7,120 13.9 6,570 11.2 Nợ xấu 3,000 2,700 2,050 (300) (10) (650) (24.07) Ngắn hạn 2,700 2,500 2,000 (200) (7.4) (500) (20) Trung, dài hạn 300 200 50 (100) (33.3) (150) (75)

Hình 2.4: Biểu đồ tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng

Về doanh số cho vay:

Doanh số cho vay chính là biểu hiện của sự mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có nguồn vốn lớn mạnh và uy tín thì doanh số cho vay sẽ cao, còn ngược lại một ngân hàng có nguồn vốn nhỏ thì doanh số cho vay sẽ thấp. Bản chất họat động kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay nên sau khi huy động được vốn thì những nhà quản trị sẽ phân bổ những nguồn vốn đó vào các khoản mục đầu tư của tài sản một cách có hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và tránh tình trạng ứ đọng vốn.

- Năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng chỉ có 342,530 triệu đồng nhưng đến năm 2010 thì doanh số này tăng lên một cách đáng kể, tăng lên đến 122,630 triệu đồng tức doanh số của năm 2010 đạt được 465,106 triệu đồng tương đương tăng 35,8%. Sang năm 2011 doanh số cho vay vẫn tăng nhưng tăng không cao bằng năm 2010, nghĩa là doanh số cho vay của năm 2011 là 531,687 triệu đồng, tăng 66,527 triệu đồng tức tăng 14.3% so với năm 2010.

Về doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khỏang thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong họat động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng là điều đáng mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và là dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng

- Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt khá cao, trong năm đã thu được 368,460 triệu đồng thu hơn năm 2009 là 115,150 triệu đồng, đạt đến 45.4% trong khi năm 2009 thu được 253,310 triệu đồng. Đến năm 2011 doanh số thu nợ đạt

422,186 triệu đồng tăng 53,726 triệu đồng so với năm 2010, tương đương doanh số thu nợ tăng lên 14.5%.

Về tình hình dư nợ:

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện mục tiêu của Hội sở đề ra cho ngân hàng Agribank chi nhánh Huyện Châu Thành về tốc độ tăng trưởng tín dụng, chi nhánh luôn tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình; đồng thời duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ, có uy tín.

Năm 2009 tình hình dư nợ của Ngân hàng là 264,110 triệu đồng, và tình hình này liên tục tăng lên qua 3 năm cho thấy tình hình kinh tế có nhiều biến động làm cho kinh tế suy yếu, khả năng trả nợ của người dân giảm. Năm 2010 lượng tiền dư nợ tăng lên 333,230 triệu đồng, tăng đến 69,210 triệu đồng so với năm 2009. Và đến năm 2011 lượng dư nợ này vẫn tăng lên đến 415,300 triệu đồng và cao hơn năm 2010 là 82,070 triệu đồng.

Về vấn đề nợ xấu:

Theo bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu đã liên tục giảm qua 3 năm. Trong đó, năm 2010 nợ xấu là 2,000 triệu đồng giảm đi 300 triệu đồng so với năm 2009 là 3,000 triệu đồng. Và đến năm 2011 số nợ xấu này tiếp tục giảm đi còn 2,050 triệu đồng, giảm được 650 triệu đồng so với năm 2010, tương đương giảm đi 24,07%. Trong 3 năm 2009 đến năm 2011 tình hình nợ xấu liên tục giảm đây là một đông thái tích cực giúp ngân hàng giảm đi phân nợ xấu tồn đọng trong ngân hàng. Trong những năm tới ngân hàng cần tăng cường công tác quản lý nợ để giảm nợ xấu xuống mức thấp nhất góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngăn hạn tại NHNN PTNT chi nhánh huyện Châu Thành (Trang 42 - 45)