Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngăn hạn tại NHNN PTNT chi nhánh huyện Châu Thành (Trang 59 - 61)

6. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU

2.2.3.7. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 2.12: Doanh số dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010So sánh Số tiền (%)+/- tiềnSố +/-(%) Công nghiệp 7,600 9,500 12,300 1,900 25.0 2,800 29.4 Nông nghiệp 170,400 220,000 287,500 49,600 29.1 67,500 30.6 TM- DV 19,400 25,800 28,700 6,400 32.9 2,900 11.2 Ngành khác 15,600 19,700 22,000 4,100 26.2 2,300 11.6 Tổng cộng 213,000 275,000 350,500 62,000 29.1 75,500 27.4

Hình 2.12: Biểu đồ dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Ngành Nông Nghiệp: Nhìn chung dư nợ ngành nông nghiệp qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2010 dư nợ ngành này là 220,000 triệu đồng tăng 49,600 triệu đồng với tốc độ tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2011 dư nợ ngành này đạt 297,500 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 67,500 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 30.6% so với năm 2010. Nguyên nhân do công nghệ ngày càng phát triển, ngày nay việc sản xuất nông nghiệp đã được tiện lợi hơn với các máy móc, thiết bị nông nghiệp, nhưng chi phí mua sắm các thiết bị này cũng không nhỏ và thế là nhu cầu vốn lại xuất hiện và dư nợ ngân hàng đã tăng lên cho khoản máy móc thiết bị này.

Ngành Công nghiệp: Dư nợ qua 3 năm có sự biến động theo chiều hướng tăng. Năm 2010 dư nợ ngành này đạt 9,500 triệu đồng tăng 1,900 triệu đồng hay tăng 25.0% so với cùng kỳ năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ ngành công nghiệp là 12,300 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 2,800 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 29.4% so với 2010. Nguyên nhân dư nợ ngành công nghiệp tăng qua các năm là do họat động sản xuất công nghiệp trong thời gian qua luôn tăng trưởng khá ổn định, tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm chủ lực dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn của huyện và có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.

Ngành Thương Mại – Dịch Vụ: Dư nợ qua 3 năm đều tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể, năm 2010 dư nợ ngành này đạt 25,800 triệu đồng tăng 6,400 triệu đồng với tốc độ tăng 32.9% so 2009. Năm 2011 dư nợ ngành TM - DV đạt 28,700 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 2,900 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 11.2% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện Châu Thành đang chuyển dịch theo hướng

tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và TM – DV nên cho vay ngành này tăng dẫn đến dư nợ ngành này cũng tăng theo.

Ngành nghề khác: Nhìn chung, dư nợ của ngành này luôn tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng là khác nhau. Năm 2010, doanh số dư nợ đạt 19,700 triệu đồng, tăng 4,100 triệu đồng tương đương tăng 26.2% so với năm 2009. Sang năm 2011, tốc độ tăng dư nợ vẩn tăng đạt 22,000 triệu đồng, tương đương tăng 2,300 triệu đồng so với năm 2010.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngăn hạn tại NHNN PTNT chi nhánh huyện Châu Thành (Trang 59 - 61)