6. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
2.2.3.2. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn theo thành phần Kinh tế
Cũng như phân tích doanh số cho vay, phân tích doanh số thu nợ trước hết chúng ta phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế nhằm giúp ngân hàng nhìn nhận lại thực trạng công tác thu hồi nợ đối với từng thành phần kinh tế tại ngân hàng trong thời gian qua. Qua đó giúp ngân hàng có chính sách thu hồi nợ hiệu quả hơn trong thời gian tới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Bảng 2.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần Kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Hnh 2.7: Biểu đồ doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần Kinh tế
Doanh số thu nợ ngắn hạn của các Doanh nghiệp:
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thu nợ của doanh nghiệp tăng không đồng đều qua các năm. Cụ thể: năm 2009 doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp là 71,570 triệu đồng nhưng đến năm 2010 thu nợ của các doanh nghiệp tăng cao và đạt đến 126,310 triệu đồng tức tăng 54,740 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 76.4% về số tương đối so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số này vẩn tăng nhưng không cao đạt 139,275 triệu đồng tương đương tăng 12,965 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 10.2% về số tương đối so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ ngắn hạn qua các năm tăng là do các doanh nghiệp sản xuất ngày càng có hiệu quả, ý thức trả nợ của họ cao hơn, hơn nữa do họ muốn tạo lập mối quan hệ lâu dài với ngân hàng. Thêm vào đó, đối với doanh nghiệp, ngân hàng thường cho vay theo hạn mức nên doanh số thu nợ tăng nhanh. Mặc khác do trong quá trình cho vay cán bộ dụng luôn phân tích đánh giá và xếp loại khách hàng để từ đó lựa chọn những khách hàng có ý thức trả nợ tốt (luôn trả nợ đúng hạn) để cho vay tiếp và loại bỏ đối với những khách hàng không có ý thức trả nợ tốt (thường xuyên để nợ quá hạn), đồng thời cũng theo dõi việc sử dụng vốn vay và động viên khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế gia hạn nợ.
Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh cá thể:
Đây là đối tượng cho vay chính của ngân hàng nên bên cạnh doanh số cho vay tăng cao thì doanh số thu nợ đối với lĩnh vực này cũng tăng qua từng năm, cụ thể: Năm 2010 doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể đạt 185,550 triệu đồng tương đương tăng 53,150 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 40.1 về số tương đối so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số này cũng tăng cụ thể là doanh số thu nợ đạt 219,490 triệu đồng tương đương tăng 33,940 triệu đồng về số
tuyệt đối và tăng 18.2 về số tương đối so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể tăng là do các hộ sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả bên cạnh đó là luôn có sự theo dõi sát sao của cán bộ tín dụng. Trong những năm qua ngân hàng rất quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm soát, và coi đây là công việc hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, an toàn kho quỹ, quản lý tài sản, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm. Đồng thời theo dõi tiến độ thực hiện kế họach thu nợ của từng xả, ấp nhằm nắm bắt kịp thời các hộ chưa trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, để đôn đốc nhắc nhở kịp thời. Hàng tháng, hàng quý thực hiện tốt việc phân nhóm nợ theo quy định, đồng thời tổ chức phân nhóm nợ còn tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro, xác định nguyên nhân từ đó có biện pháp thu nợ có hiệu quả.
2.2.3.3. Phân tích hoạt động dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Để thấy được doanh số dư nợ ngắn hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành trong 3 năm gần đây đối với từng thành phần kinh tế tại địa bàn biến động như thế nào ta cần đi sâu vào phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Doanh số dư nợ ngắn hạn theo thành phần Kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền +/-(%) Số tiền +/-(%) Các Doanh nghiệp 52,200 80,530 110,000 28,330 54.2 29,470 36.5 Hộ SXKD cá thể 160,800 194,470 240,500 33,670 20.9 46,030 23.6 Tổng cộng 213,000 275,000 350,500 62,000 29.1 75,500 27.4
Hình 2.8: Biểu đồ doanh số dư nợ ngắn hạn theo thành phần Kinh tế
Doanh số dư nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp:
Dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp cũng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 dư nợ ngắn hạn đối với thành phần này là 80,530 triệu đồng tương đương tăng 28,330 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 54.2% về số tương đối so với cùng kỳ năm 2009. Và năm 2011 đạt 110,000 triệu đồng tương đương tăng 29,470 triệu đồng hay tăng 36.5% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp đều có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh để tăng tính cạnh tranh trên thương trường nên nhu cầu vay vốn của thành phần này trên địa bàn cũng tăng lên dẫn đến đối tượng khách hàng vay vốn cũng nhiều hơn. Cộng thêm sự chỉ đạo của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành đã hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cơ cấu lại tình hình tài chính.
Doanh số dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh cá thể:
Từ bảng số liệu và hình thể hiện doanh số dư nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế cho thấy doanh số dư nợ ngắn hạn đối với thành phần hộ sản xuất kinh doanh cá thể luôn tăng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ ngắn hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành. Cụ thể, năm 2009 dư nợ ngắn hạn đối với thành phần này là 160,800 triệu đồng, đến năm 2010 doanh số này đạt 194,470 triệu đồng tương đương tăng về số tuyệt đối là 33,670 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 20.9% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số này đạt 240,500 triệu đồng tương đương tăng 46,030 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 23.6% về số tương đối so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến doanh số này tăng là do hộ sản xuất kinh doanh cá thể là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng
và doanh số cho vay đối với thành phần này luôn tăng ổn định nên đã dẫn dến doanh số dư nợ ngắn hạn cũng tăng lên.
Tóm lại: Họat động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc, các trưởng phòng, phó phòng, phải kể đến sự nỗ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng. Từ đó càng nâng cao được vị thế của ngân hàng so với các ngân hàng khác trên địa bàn.
2.2.3.4 Phân tích nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 2.9: Doanh số nợ xấu ngắn hạn theo thành phần Kinh tế
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền +/-(%) Số tiền +/-(%) Các Doanh nghiệp 10 14 24 4 40.0 10 71.4 Hộ SXKD cá thể 2,690 2,486 1,976 (204) (7.5) (510) (20.5) Tổng cộng 2,700 2,500 2,000 (200) (7.4) (500) (20)
( Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Châu Thành)
Doanh số nợ xấu ngắn hạn của các doanh nghiệp:
Theo bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu của doanh nghiệp qua mỗi năm điều tăng lên cụ thể là năm 2009 chi có 10 triệu đến năm 2010 nợ xấu tăng lên 14 triệu tăng về số tuyệt đối là 4 triệu đồng. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu tăng cao 24 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối 10 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân tăng nợ xấu là do một số doanh nghiệp làm ăn không đạt hiệu quả nên dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng làm cho nợ quá hạn của các doanh nghiệp tăng giảm không ổn định.
Doanh số nợ xấu ngắn hạn của hộ sản xuất kinh doanh cá thể:
Nợ xấu của ngân hàng chủ yếu tập trung ở hộ sản xuất kinh doanh cá thể vì NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành chủ yếu cho vay đối với thành phần hộ sản xuất kinh doanh cá thể nên tình hình nợ quá hạn của thành phần này cũng cao so với thành phần khác. Cụ thể, năm 2010 nợ xấu thành phần này là 2,486 triệu đồng giảm 204 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm 510 triệu đồng so với 2010 giảm về số tương đối là 20.5%. Tuy là chủ yếu nợ xấu của ngân hàng đều tập trung ở hộ sản xuất kinh doanh cá thể nhưng mỗi năm tỷ lệ nợ xấu luôn giảm xuống ở mức đáng kể, đây là một tính hiệu tốt giúp ngân hàng giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ xấu của thành phần này.
Tóm lại: Tình hình nợ xấu của ngân hàng vẩn còn cao nguyên nhân là vì số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng đông trong khi lượng cán bộ tín dụng còn ít nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ chưa kịp thời dẫn đến nợ quá hạn. Thêm vào đó, khách hàng vay vốn họat động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có tính cạnh tranh trên thị trường, giá cả biến động, tìm ẩn nhiều rủi ro lớn mà cán bộ tín dụng thường rất khó phát hiện.
2.2.3.5. Phân tich hoạt động cho vay ngắn hạn theo ngành Kinh tế
Bảng 2.10: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành Kinh tế
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010So sánh Số tiền +/-(%) Số tiền +/-(%) Công nghiệp 10,000 25,000 30,000 15,000 150 5,000 20 Nông nghiệp 125,000 152,300 185,300 27,300 21.8 33,000 21.7 Thương mại-DV 52,300 100,500 120,000 48,200 92.2 19,500 19.4 Ngành khác 68,920 96,060 98,965 27,140 39.4 2,905 3.0 Tổng cộng 256,220 373,860 434,265 90,640 32.0 60,405 16.2
( Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Châu Thành)
Ngành Nông nghiệp
Châu Thành là huyện với đa số người dân sống bằng nghề nông. Do vậy, Ngân hàng xác định khách hàng chủ yếu là vùng nông dân và tập trung đầu tư cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp với tỷ trọng cao trên tổng doanh số cho vay. Năm 2009 doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 125,000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,1% trong tổng doanh số cho vay của tất cả các ngành nghề. Đến năm 2010 doanh số cho vay tăng lên 152,300 triệu đồng, tăng 27,300 triệu đồng, tương đương tăng 21,8% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 185,300 triệu đồng tăng 33,000 triệu đồng so với năm 2010.. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng nguyên nhân là do:
- Ngân hàng đã bố trí cán bộ tín dụng xuống phụ trách ở xã để giúp bà con nông dân có điều kiện tiếp xúc với các điều kiện vay vốn.
- Diện tích đất nông nghiệp chưa được vay ngày càng nhiều nên ngày càng có nhiều nông dân đến giao dịch.
- Đa số nông dân sản xuất chủ yếu là cây lúa, mía ít có nguồn thu khác, mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều phải dựa vào khoản thu nhập này nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro như thiên tai hay mất giá bà con đều thiếu vốn sản xuất nên phải nhờ vào vốn Ngân hàng.
Ngành Công nghiệp
Do Châu Thành là một huyện nghiêng về sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu, đồng thời chưa phát triển mạnh về Khoa học kỹ thuật, các ngành công nghiệp chưa nhiều nên tỷ lệ cho vay đối với ngành Công nghiệp còn ở mức thấp, chỉ chiếm 3,5% trong tổng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Tuy nhiên mức cho vay của Ngân hàng đối với ngành công nghiệp vẫn tăng qua 3 năm cho thấy ngành công nghiệp ngày càng được chú trọng hơn tại địa phương. Cụ thể năm 2009, doanh số cho vay chỉ có 10,000 triệu đồng nhưng đến năm 2011 doanh số này tăng lên đến 150%, tức doanh số cho vay năm 2010 được 25,000 triệu đồng. Đến 2011 doanh số này tiếp tục tăng lên 5,000 triệu đồng so với 2010 tương đương tăng lên 20% nghĩa là doanh số cho vay của năm này đạt được 30,000 triệu đồng.
Ngành Thương mại – Dịch vụ
Hòa theo xu hướng xã hội thì Châu Thành ngoài là một huyện phát triển về nông nghiệp thì huyện còn đẩy mạnh phát triển về thương mại và dịch vụ. Doanh số cho vay trong ngành này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của các ngành nghề. Trong đó, năm 2010 doanh số cho vay là 100,500 triệu đồng tăng 48,200 triệu đồng so với năm 2009 chỉ có 52,300 triệu đồng tương
đương tăng đến 92,2% . Sang 2011 thì doanh số cho vay này tiếp tục tăng lên 120,000 triệu đồng, tăng 19,500 triệu đồng so với năm 2010.
Ngành nghề khác
Trong Huyện ngoài nghề nông là nghề chủ đạo thì các ngành nghề khác cũng phát triển khá mạnh, trong năm 2009 nó chiếm tỷ trọng khá lớn là 33,9% trong tổng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng nhưng mức biến động qua các năm lại không cao. Cụ thể, dựa trên bảng số liệu ta có một số nhận xét như: năm 2009 doanh số cho vay của các ngành nghề khác là 95,920 triệu đồng thì năm 2010 doanh số này chỉ tăng có 140 triệu đồng tương ứng chỉ tăng được 0,1%. Đến năm 2011 doanh số cho vay này có tăng lên nhưng cũng không nhiều, chỉ tăng lên 2,905 triệu đồng so với năm 2010.
2.2.3.6. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các Ngân hàng. Việc thu hồi nợ tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Bảng 2.11: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền +/-(%) Số tiền +/-(%) Công nghiệp 8,000 10,000 15,000 2,000 25 5,000 50 Nông nghiệp 122,300 195,700 200,500 73,400 60.0 4,800 2.5 Thương mại-DV 40,100 52,000 65,000 11,900 29.7 13,000 25 Ngành Khác 33,570 54,160 78,765 20,590 61.3 24,605 45.4 Tổng cộng 203,970 311,860 358,765 107,890 52.9 46,905 15.0
( Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Châu Thành)
Hình 2.11:Biểu đồ doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Ngành Nông Nghiệp: theo như biểu đồ trên ta có thể thấy rõ doanh số thu nợ của Nông Nghiệp chiếm vị trí cao nhất trong ngân hàng. Năm 2009 thu nợ đạt 122,300 triệu đồng, sang năm 2010 thu nợ đạt 195,700 triệu đồng tăng 60% so với năm 2009. Đến năm 2011 thu nợ đạt 200,500 triệu đồng tăng 2.5% so với năm 2010. Nhìn chung doanh số thu nợ của ngành nông nghiêp qua 3 năm đều tăng, nguyên nhân do trong nhưng năm gần đây giá lương thực, thực phẩm tăng cao người dân thuân lợi trong viêc trồng trọt và chăn nuôi, mà ngươi dân trong huyện lại chủ yếu là làm nông nghiệp nên có tiền trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, trong khi dó doanh số cho vay của ngành Nông nghiêp chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành nên doanh số thu nợ của ngành Nông nghiệp cũng cao nhất so với các ngành nghề khác trong Huyện.
Ngành Công Nghiệp: là một ngành nghề chưa phát triển trong huyện, khoa học kỹ thuật còn kém, mà người dân trong huyện lại chủ yếu làm nghề Nông nên doanh số cho vay với ngành này không cao điều dó dẫn đến doanh số