Trích DPRR Tỷ đồng 57,61 62,993 9,63 81,238 28,

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư xin vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 35)

“Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh”. Năm 2005, tình hình kinh tế chính trị có nhiều biến động bất ổn, lũng đoạn các tập đoàn kinh tế và sự biến động của các đồng tiền chủ chốt đã làm cho một số ngành gặp nhiều khó khăn, do đó tác động đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo chi nhánh và sự cố gắng của các cán bộ, nhân viên, vì vậy kết thúc năm 2005 chi nhánh đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu kế hoạch, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận vượt 9,6%.

Sang năm 2006, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại diễn ra rất sôi động. Chi nhánh NHCT Ba Đình cũng không nằm ngoài sự phát triển đó, chi nhánh luôn khẳng định mục tiêu tăng trưởng đi đôi với chất lượng, tích cực tìm kiếm khách hàng, đồng thời áp dụng phân loại nợ hàng tháng theo quyết định 493 của NHNN. Do vậy, năm 2006 chi nhánh đã đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan, huy động vốn tăng 16,4%, tỷ trọng nợ xấu trước khi XLRR ở mức 1%, sau khi XLRR nợ xấu chỉ còn 0,04%, lợi nhuận chưa trích DPRR đạt 110,497 Tỷ đồng, tăng 28,93% so với năm 2005.

1.2. Khái quát về khách hàng là DNV&N tại chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình. vực Ba Đình.

1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ.1.2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay trên thế giới có nhiều loại hình doanh nghiệp đa dạng và phong phú. Nếu chúng ta căn cứ vào quy mô hoạt động của các doanh nghiệp thì chia ra làm hai loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các tiêu chuẩn để xác định quy mô doanh nghiệp nhìn chung ở các quốc gia là: (1) số lượng lao động, (2) tổng nguồn vốn, (3) doanh thu

trung bình hàng năm. Tuy nhiên 2 tiêu chuẩn đầu tiên được sử dụng phổ biến hơn cả.

Hiện nay theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới – WB các doanh nghiệp vừa và nhỏ được phân chia theo quy mô như sau:

Bảng 1.10: Tiêu chí xác định DNV&N của Ngân hàng Thế giới.

STT Loại hình DN Số lao động (người) Doanh thu hàng năm (USD) Tổng tài sản (USD) 1 DN siêu nhỏ dưới 9 < 0.1 triệu < 0.1triệu 2 DN nhỏ từ 10 đến 49 < 3 triệu < 3 triệu 3 DN vừa từ 50 đến 300 < 15 triệu < 15 triệu

“Nguồn: http:// www. worldbank.org”

Còn tại Việt Nam phân loại DNV&N được Chính phủ quy định tại nghị định 90/2001/NĐ – CP. Trong đó quy định DNV&N là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.

Theo định nghĩa trên, các DNV&N gồm có các loại hình sản xuất kinh doanh nằm trong những tiêu thức và giới hạn tiêu chuẩn quy định sau:

- Các DNNN đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp.

- Các công ty CP, Công ty TNHH và các Doanh nghiệp tư nhân đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

- HTX đăng ký hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

Như vậy tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thoả mãn hai tiêu thức: vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc lao động trung bình hàng năm không quá 300 người thì đều là DNV&N.

Theo cách phân loại trên thì DNV&N ở nước ta chiếm hơn 90% trong tổng số các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

1.2.1.2. Đặc điểm của các DNV&N.

Hiện nay, nước ta có khoảng 200.000 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể là DNV&N, chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp của cả nước, đóng góp trên 30% vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và là nhân tố quan trọng đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

Đặc điểm phân biệt loại hình DNV&N với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế được thể hiện qua một số tiêu chí sau:

- Về loại hình sở hữu: các DNV&N thuộc các hình thức sở hữu đa dạng (sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp, sở hữu nước ngoài).

- Về nghành nghề kinh doanh: các DNV&N hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

- Về vốn: không quá 10 tỷ đồng, nên việc nắm bắt cơ hội kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

- Về địa bàn hoạt động: Các DNV&N hoạt động năng động trên khắp cả nước.

- Về quản trị điều hành: thường đơn giản và giám sát sát sao hơn so với các doanh nghiệp lớn do giảm các khâu trung gian, quản lý trực tiếp nên công việc được tiến hành nhanh chóng hiệu quả.

Ưu điểm của các DNV&N.

- Năng động linh hoạt, tự do sáng tạo trong kinh doanh trước những thay đổi liên tục của thị trường.

- Có tính tự chủ cao, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân thường huy động vốn từ gia đình, bạn bè, hoạt động không chịu sự chi phối, quản lý trực tiếp của Nhà nước, chủ động trong kinh doanh.

- Vốn đầu tư ban đầu thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh, tạo điều kiện tăng tốc độ vòng quay vốn để đầu tư vào công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại hơn.

- DNV&N có suất đầu tư trên lao động thấp nên chúng có hiệu quả tạo việc làm cao hơn.

- DNV&N dễ dàng nhanh chóng thay đổi thiết bị công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ. DNV&N với yêu cầu vốn bổ sung không nhiều và giảm thiệt hại trong việc thay đổi tư bản cố định nên dễ dàng thay đổi công nghệ khi cần thiết.

- Hệ thống tổ chức sản xuất gọn nhẹ, linh hoạt nên tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp.

- DN hoạt động đa dạng phong phú trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Việc mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp này sẽ giúp các Ngân hàng phân tán được rủi ro, vốn đầu tư ít nên nếu có rủi ro cũng không gây biến động lớn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Nhược điểm của DNV&N

-Nguồn tài chính của DNV&N còn hạn chế dẫn đến vốn đầu tư cho DN còn hạn hẹp cộng với khả năng tự tích luỹ thấp, nên các DNV&N sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn mới hình thành. Các Ngân hàng thương mại thường e ngại khi hỗ trợ tín dụng vì họ chưa tạo được uy tín kinh doanh và uy tín trong khả năng trả nợ. Điều này ngăn cản sự mở rộng doanh nghiệp.

- Mặc dù việc tổ chức quản lý của DNV&N gọn nhẹ nhưng trình độ quản lý, tổ chức sản xuất còn chưa cao. Đây là trở ngại lớn cho các DNV&N trong thời kỳ hội nhập.

- Số liệu thiếu chính xác, tình hình tài chính thiếu minh bạch, gây khó khăn cho Ngân hàng khi đánh giá, quyết định cho vay vốn.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ còn lạc hậu. Do vậy năng suất lao động thấp, giảm khả năng cạnh tranh.

1.2.2. Khái quát về khách hàng là các DNV&N vay vốn tại Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình. nhánh NHCT khu vực Ba Đình.

1.2.2.1. Số lượng các DNV&N vay vốn tại Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình. vực Ba Đình.

Với phương châm trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng, Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình ngày càng thu hút nhiều khách hàng trong đó có số lượng đáng kể là DNV&N đến vay vốn. Trong những năm vừa qua, khách hàng DNV&N có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày càng tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Điều này được thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.4: Số lượng các khách hàng DNV&N tại NHCT Ba Đình.

“Nguồn: Bảng tổng kết của phòng khách hàng DNV&N tại chi nhánh”

DNV&N đề nghị vay vốn tại Chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2004 là 242 doanh nghiệp, nhưng đến năm 2005 là 283 DN, tăng 16,9% so với năm 2005. Năm 2006 thì số DNV&N đã tăng đến 310 DN với

tốc độ tăng là 9,54% so với năm 2005. Đến năm 2007, số lượng khách hàng DNV&N tại chi nhánh đã tăng lến 335 doanh nghiệp.Mặt khác, các DNV&N đến vay vốn tại chi nhánh NHCT Ba Đình rất đa dạng, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Như vậy số lượng khách hàng DNV&N tại chi nhánh ngày càng tăng lên và trở thành loại hình khách hàng chủ yếu của chi nhánh, điều này phù hợp với định hướng phát triển của chi nhánh: đó là hướng vào lực lượng khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời biểu hiện này cũng phù hợp với tình hình nền kinh tế nước ta, đó là DNV&N chiếm tỷ trọng lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

1.2.2.2. Cơ cấu khách hàng DNV&N theo thành phần kinh tế.

Cơ cấu khách hàng DNV&N có quan hệ tín dụng với NHCT Ba Đình theo thành phần kinh tế rất đa dạng. Chi nhánh đáp ứng hầu hết nhu cầu tín dụng của nền kinh tế: DNNN, DN TNHH,công ty cổ phần,…Tuy nhiên nếu phân theo chỉ tiêu DNNN và DN ngoài quốc doanh thì tỷ trọng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.11: Cơ cấu dư nợ khách hàng DNV&N theo thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư xin vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w