II Tổng mức đầu tư riêng của CCBM Triệu đồng 1
5. Dự phòng phí Triệu đồng 2.153 2
2.2.1. Một số giải pháp.
* Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định.
Trong mọi hoạt động con người luôn là trung tâm điều hành và quyết định hiệu quả công việc. Công tác thẩm định cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cán bộ thẩm định là những người trực tiếp thực hiện công việc thu thập thông tin, phân tích đánh giá và đề xuất phương án thực hiện các khoản vay. Kết quả thẩm định sẽ có độ tin cậy cao nếu được thực hiện một cách khách quan, khoa học và công tâm - điều đó phụ thuộc vào năng lực và đạo đức của cán bộ thẩm định.
Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, chi nhánh cần thực hiện các biện pháp sau:
- Về tuyển dụng cán bộ:
Cần có những chính sách hợp lý để thu hút những sinh viên giỏi của các trường đại học thuộc khối nghành kinh tế, tài chính, kỹ thuật, pháp lý,… cũng như những người có năng lực, kinh nghiệm để vào làm việc hoặc cộng tác với ngân hàng về lĩnh vực tín dụng.
Chi nhánh cần cử cán bộ xuống các trường đại học để gặp gỡ, trao đổi với sinh viên, trao học bổng cho các sinh viên giỏi, tạo điều kiện để các sinh viên có thể thực tập tại chi nhánh, từ đó thu hút họ vào làm việc.
- Về bố trí cán bộ:
Chi nhánh cần căn cứ vào năng lực, đạo đức của từng cán bộ để phân công công việc cho phù hợp; thường xuyên kiểm tra đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và thuyên chuyển cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác.
- Về cơ chế đãi ngộ:
Đặc thù của công tác thẩm định là nhu cầu thông tin rất lớn, cán bộ thẩm định không chỉ làm việc tại văn phòng mà thường phải đi lại nhiều để gặp gỡ khách hàng, tìm hiểu thông tin từ các cơ quan, ban nghành,…Vì vậy, ngân hàng nên xem xét chính sách ưu đãi cho cán bộ thẩm định để khuyến khích trách nhiệm, ý thức, tinh thần vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi cán bộ.
- Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ.
Chi nhánh cần nghiên cứu, xây dựng chương trình cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ thẩm định. Ngoài các đợt tập huấn do NHCT TW tổ chức, cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, các buổi giao lưu với các chi nhánh khác. Để cán bộ có thêm cơ hội tiếp cận với các phương pháp và kỹ năng thẩm định hiện đại cũng như kinh nghiệm của các nước đi trước, chi nhánh có thể mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, trao đổi,..
Mặt khác, cần khuyến khích các cán bộ tự trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học,….
* Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định.
Trước hết chi nhánh cần tách chức năng thẩm định ra khỏi chức năng quản lý, theo dõi khoản vay.
Để đảm bảo tính chính xác và khách quan trong thẩm định DAĐT nói chung và thẩm định tài chính DAĐT nói riêng, cần tách chức năng thẩm định ra khỏi chức năng quản lý giám sát khoản vay. Chi nhánh nên thành lập tổ thẩm định thuộc các phòng khách hàng tại chi nhánh. Tổ thẩm định có nhiệm vụ nghiên cứu các đường lối chủ trương kinh tế của Nhà nước, các văn bản pháp luật, các chế độ của các nghành; tổ thẩm định sẽ trực tiếp thẩm định các dự án đầu tư, lập tờ trình kết quả thẩm định. Cán bộ tín dụng sẽ có trách nhiệm theo dõi, thu hồi nợ gốc và lãi.
Trong tổ thẩm định, chi nhánh cũng cần chuyên môn hoá cán bộ thẩm định theo từng nhóm nghành, lĩnh vực cụ thể. Bởi một cán bộ thẩm định dù có giỏi cũng khó có thể hiểu sâu sắc về tất cả các lĩnh vực, chuyên môn hoá cán bộ thẩm định sẽ giúp phát huy được thế mạnh của từng người. Chi nhánh có thể chia thành tổ thẩm định những dự án về xây lắp, tổ thẩm định những dự án cho vay kinh doanh dịch vụ,…
Ngoài ra chi nhánh nên thành lập một tổ tư vấn về kỹ thuật, máy móc, pháp luật,…Tổ này có nhiệm vụ tư vấn cho các cán bộ thẩm định về mặt kỹ thuật trong các dự án xây dựng, lắp ráp máy móc,…như vậy thì ngân hàng sẽ chủ động hơn trong quá trình thẩm định các dự án xây lắp, một loại dự án tương đối phức tạp.
* Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính DAĐT.
Cán bộ tín dụng ngoài việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của DA thì cần phải phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó, so sánh các chỉ tiêu đó với các tiêu chuẩn của nghành và với các dự án tương tự. Như vậy mới đảm bảo tính vững chắc của dự án.
Khi tính toán dòng tiền của dự án, cán bộ tín dụng cần căn cứ vào thời điểm giải ngân của mình và căn cứ vào tiến độ của dự án để tính toán vốn đầu tư cho thích hợp, đảm bảo độ chính xác của các dòng tiền dự án. Tránh tình trạng đưa hết vốn đầu tư vào thời điểm ban đầu, dẫn đến không phản ánh chính xác hiệu quả của dự án.
Đối với những dự án đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng nhà xưởng, văn phòng, vòng đời của dự án có thể vượt quá tuổi đời kỹ thuật của máy móc, thiết bị,… Vì vậy, khi tính dòng tiền phải xác định thêm cho phí nâng cấp, bảo dưỡng.
Một dự án thường kéo dài trong nhiều năm, nó chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt trong điều kiện môi trường kinh tế có rất nhiều biến động như hiện nay. Do đó, phân tích dự án phải phân tích trong trạng thái động. Chi nhánh cần khuyến khích các cán bộ tín dụng thực hiện các phương pháp thẩm định: phương pháp phân tích theo kịch bản, phân tích xác suất, phân tích theo lưu đồ,…
* Xây dựng hệ thống thông tin có chất lượng cao.
Chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng nguồn thông tin thu thập được. Trong khi đó, có thể nói khó khăn lớn nhất của công tác thẩm định DAĐT hiện nay là thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy. Do đó, việc xây dựng và phát triển một hệ thống thông tin đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ công tác thẩm định là nhiệm vụ quan trọng đối với chi nhánh.
- Thông tin do doanh nghiệp xin vay vốn cung cấp:
Nguồn thông tin này tương đối đầy đủ nhưng đôi khi lại không chính xác. Để đảm bảo tính chính xác của nguồn thông tin này, ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin đã được thẩm tra bởi công ty kiểm toán độc lập.
- Thông tin trong nội bộ chi nhánh.
Chi nhánh cần thành lập một phòng/tổ chuyên thu thập, tổng hợp, lưu trữ những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định và cung cấp những thông tin này theo yêu cầu của cán bộ thẩm định. Tổ này có nhiệm vụ tổng hợp thông tin về các khách hàng có nhu cầu vay vốn, thông tin về các dự án đã thẩm định, thông tin về tình hình kinh tế xã hội, thông tin về thị trường tài chính, thông tin về các nghành nghề, lĩnh vực,….Cụ thể là:
+ Thông tin về các nghành kinh tế kỹ thuật: các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của nghành, tình hình sản xuất kinh doanh của nghành,….
+ Thông tin về khách hàng: tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng,…
+ Thông tin về thị trường trong và ngoài nước của các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của dự án.
- Ngoài ra chi nhánh cần triệt để khai thác nguồn thông tin từ các tổ
chức bên ngoài:
Nguồn thông tin này cực kỳ phong phú, tuy nhiên khi lựa chọn những thông tin này cần thận trọng để đảm bảo tính chính xác của thông tin.
+ Thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nước: một dự án muốn được thực hiện phải được các cấp có thẩm quyền cho phép (kể cả dự án của tư nhân thì Nhà nước cũng quản lý về quy mô và chủ trương). Vì vậy, hồ sơ của dự án sẽ được chính quyền địa phương lưu giữ, các cán bộ thẩm định có thể liên hệ với chính quyền địa phương nơi dự án xây dựng để thu thập thông tin.
+ Thông tin từ các công ty kiểm toán.
+ Thông tin từ các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực với dự án. Dựa vào thông tin do các doanh nghiệp này cung cấp để đánh giá tình hình chung của nghành.
+ Thông tin từ NHNN: cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin về khách hàng từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN.
* Nâng cao chất lượng của hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định.
Thông tin có vai trò quan trọng nhưng để có thể thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin một cách hiệu quả phải kể đến sự hỗ trợ của các máy móc thiết bị. Trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông tin còn hỗ trợ cho công tác thẩm định được chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Trong môi
trường cạnh tranh giữa các ngân hàng, bên nào biết sử dụng phương tiện công nghệ hiện đại xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, phục vụ cho công tác thẩm định sẽ nắm bắt được cơ hội đầu tư. Chính vì vậy, đầu tư cho cơ sở công nghệ ngân hàng là hoạt động chiến lược tuy nhiên phải tuân thủ theo các yêu cầu về tiết kiệm.
Chi nhánh cần nâng cao hệ thống máy vi tính hiện đại, tốc độ cao và nối mạng cho các phòng khách hàng.
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp các chương trình phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác thẩm định.
* Xây dựng quỹ hỗ trợ cho công tác thẩm định và quản lý hiệu quả quỹ này.
Công tác thẩm định có rất nhiều chi phí phát sinh mà hiện tại cán bộ thẩm định không nhận được sự hỗ trợ nào từ ngân hàng. Vì vậy, lập một quỹ thẩm định là yêu cầu cần thiết.
Nhưng khi thành lập quỹ này thì chi nhánh cần quản lý quỹ này cho hiệu quả, tránh lãng phí. Cụ thể:
- Phải quy định mức chi phí tối đa cho một dự án, với từng loại dự án cụ thể.
- Quy đinh công việc nào sẽ được cấp kinh phí từ quỹ này, công việc nào cán bộ thẩm định phải tự chi trả.
- Phải quyết toán chi tiết với từng công việc.
2.2.2. Kiến nghị.