II Tổng mức đầu tư riêng của CCBM Triệu đồng 1
5. Dự phòng phí Triệu đồng 2.153 2
1.5.2.1. Quy trình thẩm định.
Trong một số trường hợp, cán bộ thẩm định tại chi nhánh vẫn chưa tuân thủ một cách chặt chẽ quy trình thẩm định, còn bỏ qua việc thẩm định một số bước. Ví dụ, khi thẩm định khách hàng vay vốn nhiều khi chỉ quan tâm đến uy tín đạo đức và năng lực pháp lý của khách hàng, chưa coi trọng việc đánh giá tầm nhìn và năng lực năng lực tổ chức, quản lý kinh doanh của chủ đầu tư.
1.5.2.2. Phương pháp thẩm định.
Nhìn chung, các phương pháp thẩm định dự án mà cán bộ tại chi nhánh thực hiện là tương đối phù hợp với điều kiện hiện nay của ngân hàng cũng như điều kiện của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các phương pháp thẩm định được áp dụng chưa phong phú và chủ yếu thực hiện bằng phương pháp thủ công.
Các phương pháp thường được sử dụng là phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo. Một số dự án có tiến hành đánh giá độ nhạy. Rất ít dự án được đánh giá phân tích tình huống. Nhiều dự án phức tạp, hiệu quả tài chính chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có khả năng biến động lớn nhưng chỉ được đánh giá độ nhạy với mức độ biến động thấp hơn nhiều so với khả năng có thể xảy ra. Do đó chưa đánh giá được toàn diện các rủi ro của dự án.
1.5.2.3. Nội dung thẩm định.
Hiệu quả của dự án được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu: NPV, IRR, T, B/C ….Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính được tiến hành khá đầy đủ, nhưng chưa đi sâu vào phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đó, chưa có sự so sánh với các tiêu chuẩn của nghành.
Khi xây dựng dòng tiền của dự án, việc tính toán vốn đầu tư ban đầu chưa hợp lý. Đối với các dự án xây dựng thì vốn đầu tư ban đầu là rất lớn nhưng lại không tập trung vào một thời điểm mà phân bố theo tiến độ thi công
nên nếu tính tất cả vào một năm là không hợp lý. Ngân hàng cần xem xét thời gian giải ngân của mình để quy đổi vốn đầu tư cho thích hợp.
Dòng tiền của dự án thường bỏ qua đầu tư vào vốn lưu động thường xuyên.
Một hạn chế rất lớn trong nội dung thẩm định tại chi nhánh đó là: khách hàng vay vốn tại chi nhánh thuộc các nghành nghề, lĩnh vực khác nhau, mang những đặc điểm riêng biệt. Nếu chúng ta áp dụng một hệ thống các chỉ tiêu chung để đánh giá tất cả các loại dự án thì sẽ không chính xác.
1.5.2.4. Tổ chức thẩm định.
Tại chi nhánh chưa có sự tách rời giữa chức năng thẩm định và chức năng giám sát khoản vay.
Một cán bộ tín dụng tại chi nhánh phải đảm nhiệm tất cả các việc: từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn, quản lý khoản vay cho đến khi trả hết nợ. Điều này có ưu điểm là một cán bộ tín dụng sẽ hiểu rất rõ về khách hàng và khoản vay, đồng thời chủ động trong công việc của mình. Song cách tổ chức này có nhược điểm là công tác thẩm định không được chuyên môn hoá, làm giảm hiệu quả công việc; thêm vào đó là dễ dẫn đến những rủi ro về đạo đức.
Mặt khác, với cách tổ chức như thế này thì thời gian bố trí cho công tác thẩm định nhiều khi không hợp lý, do đó làm giảm chất lượng kết quả thẩm định.
Thêm vào đó, yêu cầu trình độ của công tác thẩm định và công tác theo dõi, quản lý khoản vay là khác nhau. Cán bộ thẩm định không chỉ là người hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải là người rất am hiểu về các nghành công nghệ kỹ thuật.
Mặt khác, một cán bộ tín dụng phải thẩm định tất cả các dự án trong tất cả các lĩnh vực khác nhau, mà không chuyên sâu theo nghành nghề lĩnh vực.
Như vậy sẽ gây khó khăn cho việc thu thập thông tin và xử lý thông tin tín