2 Dư nợ ngắn hạn Tỷ đồng 671,
1.3.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy * Điều kiện áp dụng.
* Điều kiện áp dụng.
Phương pháp này được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
Bản chất của phương pháp phân tích độ nhạy là xác định mối quan hệ động giữa các yếu tố của hoạt động đầu tư. Tức là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi có yếu tố có liên quan thay đổi. Phân tích độ nhạy giúp ta khẳng định xem dự án có vững chắc không trước những thay đổi của các yếu tố liên quan, từ đó kết luận dự án có thực sự hiệu quả hay không.
Khi phân tích độ nhạy, trước hết cần xem xét các biến chủ yếu của chỉ tiêu hiệu quả tài chính, tăng giảm mỗi yếu tố một tỷ lệ nào đó rồi tính toán lại các chỉ tiêu đang xem xét. Yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì dự án nhạy cảm với yếu tố đó. Yếu tố này cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tác động xấu tới DAĐT.
* Ưu điểm của phương pháp.
Phương pháp này giúp cho ngân hàng có thể biết mức độ nhạy cảm của dự án đối với các biến động của thị trường. Điều này là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hiện nay có rất nhiều biến động. Với phương pháp này ngân hàng có thể lựa
chọn được những dự án có độ an toàn cao, đảm bảo khả năng trả nợ trước các biến động của thị trường.
* Nhược điểm của phương pháp:
Thông thường các cán bộ tín dụng thực hiện phân tích độ nhạy 1 chiều. Để đánh giá sự nhạy cảm của dự án trước những biến động của nhiều yếu tố thì rất phức tạp, khó làm. Hiện nay chưa có phần mềm chuyên dụng để phục vụ cho công tác phân tích độ nhạy nhiều chiều, do đó việc sử dụng phương pháp này còn gặp nhiều hạn chế.