Kết quả phân tích hồi qui đa biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, viên chức tại sở tư pháp tỉnh vĩnh long (Trang 77 - 81)

Việc xem xét mức độ tác động của các nhân tố từ F1 đến F5 đến động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long sẽ được thực hiện bằng phân tích hồi quy đa biến.

Để thực hiện ước lượng mô hình nghiên cứu bằng phép phân tích hồi qui đa biến, các biến tham gia trong mô hình hồi qui đa biến phải là các biến định lượng. Do đó, cần phải tính các giá trị của các biến độc lập và biến phụ thuộc. Giá trị của các biến độc lập được tính bằng giá trị trung bình các quan sát thuộc các nhân tố đó, còn giá trị của biến phụ thuộc được đo lường bằng cách tính bằng trung bình của 4 biến quan sát dựa trên thang đo động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long. Các biến độc lập được đưa vào mô hình theo phương pháp Enter.

Mô hình hồi qui có dạng như sau:

ĐL = β0 + β1F1 + β2F2 + β3F3 + β4F4 + β5F5 + εi

Trong đó:

ĐL: Biến phụ thuộc (động lực làm việc của CCVC). β 0, β1, β2, β3, β4, β5: Hệ số hồi quy riêng phần.

Fi: Biến độc lập: Nhu cầu được thể hiện bản thân (F1), Công việc và đồng nghiệp (F2), Quan tâm của lãnh đạo (F3), Tiền lương (F4), Phúc lợi (F5).

εi: Sai số.

Để mô hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, quá trình phân tích có kiểm tra các vi phạm các giả định của mô hình hồi qui tuyến tính, quá trình phân tích thực hiện các bước như sau:

(1) Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số xác định R2 = 0,469. Như vậy, 46,90% thay đổi của động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập, còn lại là do các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình nghiên cứu.

(2) Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không (giả thiết H0). Ta dùng giá trị sig. Của kiểm định F (bảng ANOVA), kết quả cho thấy giá trị sig. = 0,000 < 0,01 (mức ý nghĩa). Như vậy, bác bỏ giả thiết H0, mô hình hồi quy có ý nghĩa về thống kê, tức là các biến độc lập đưa vào trong mô hình hồi qui có tác động đến biến phụ thuộc hay có sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long với ít nhất một trong các yếu tố là biến độc lập.

(3) Kiểm định tự tương quan: Sử dụng kiểm định Durbin – Watson Để kiểm tra giả định về tính độc lập của các sai số (không có tương quan giữa các phần dư). Hiện tượng tự tương quan không xảy ra khi đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) thỏa mãn du ≤ d ≤ 4 – du (du là giá trị tra bảng). Giá trị d tra bảng Durbin – Watson với 5 biến độc lập và 70 quan sát là (dL = 1,313; du = 1,611), giá trị d tính được rơi vào miền chấp nhận nên không có tự tương quan (du = 1,611 ≤ 2,119 ≤ 4 – du = 2,389).

(4) Kiểm định đa cộng tuyến: Kết quả phân tích ở bảng 4.4 chỉ ra rằng, các biến đưa vào mô hình đều có có hệ số phóng đại phương sai VIF (Varian Inflation Factor) nhỏ hơn nhiều so với 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Nhân tố Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Sai số chuẩn Hệ số hồi quy chuẩn hóa Giá trị t Sig. Hệ số phóng đại phương sai (VIF) (Hằng số) 1,105 0,517 2.136 0,037

Nhu cầu được thể

hiện bản thân (F1) 0,431 0,126 0,438 3,405 0,001*** 1,995

Công việc và đồng

nghiệp (F2) -0,224 0,146 -0,190 -1,531 0,131

NS

1,860

Quan tâm của lãnh

đạo (F3) 0,322 0,127 0,337 2,530 0,014** 2,135

Tiền lương (F4) 0,161 0,074 0,214 2,178 0,033** 1,164

Phúc lợi (F5) -0,031 0,129 -0,028 -0,242 0,809NS 1,585

Hệ số xác định R2 0,469 0,000 Sig. của kiểm định F

Hệ số d của kiểm định Durbin – Watson 2,119

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015.

Ghi chú: *: Mức ý nghĩa 10%, **: Mức ý nghĩa 5%, ***: Mức ý nghĩa 1%, NS: Không có ý nghĩa

Từ kết quả phân tích ở bảng 4.4 cho thấy, trong 5 biến độc lập đưa vào trong mô hình, có 3 biến (F1, F3 và F4) có các hệ số hồi qui có ý nghĩa ở mức 1% và 5% còn 2 biến (F2 và F5) có các hệ số hồi qui không có ý nghĩa thống kê. Trong đó, biến F1 có tác động tích cực và thuận chiều đến biến ĐL (động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long), cho thấy mức độ quan trọng của yếu tố này đến động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long là rất lớn và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hay biến F1 có Sig. < 0,01. Do đó, biến F1 tương quan có ý nghĩa với biến ĐL với độ tin cậy là 99%. Mặt khác, biến F1 có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,431 có nghĩa là khi CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long được tăng mức độ hài lòng về Nhu cầu được thể hiện bản thân thêm 1 đơn vị thì động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long tăng thêm 0,431 đơn vị trong khi các biến

độc lập khác không đổi. Điều này cho thấy hoàn toàn phù hợp với lập luận ban đầu mà tác giả đã đưa ra. Thật vậy, để động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long tăng lên càng nhiều thì vấn đề Được chủ động trong công việc; Có cơ hội được học tập; Có cơ hội thăng tiến; Công việc phù hợp, có điều kiện phát huy chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, mong muốn trải nghiệm những công việc mang tính thử thách sẽ tác động tích cực đến động lực làm việc, khiến cho họ chăm chỉ và cố gắng hơn để giải quyết các nhiệm vụ khó khăn.

Tương tự, biến F3 (Quan tâm của lãnh đạo) cũng là yếu tố tác động tích cực và thuận chiều đến động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long (ĐL). Biến F3 Sig.= 0,014 < 0,05. Do đó, biến F3 tương quan có ý nghĩa với biến ĐL với độ tin cậy là 95%. Mặt khác, biến F3 có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,322 có nghĩa là khi CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long được tăng mức độ hài lòng về quan tâm của lãnh đạo thêm 1 đơn vị thì động lực làm việc của CCVC tăng thêm 0,322 đơn vị trong khi các biến độc lập khác không đổi. Từ đó, cho thấy mức độ quan trọng của yếu tố này đến động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long. Các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới như sự hỗ trợ của lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, khả năng quản trị của lãnh đạo cần được quan tâm.

Bên cạnh đó, biến F4 (Tiền lương) cũng là yếu tố tác động tích cực và thuận chiều đến động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long (ĐL). Biến F4 có Sig.= 0,033 < 0,05. Do đó, biến F4 tương quan có ý nghĩa với biến ĐL với độ tin cậy là 95%. Tuy nhiên, với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,161 có nghĩa là khi CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long được tăng mức độ hài lòng về Tiền lương thêm 1 đơn vị thì đến động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long tăng thêm 0,161 đơn vị trong khi các biến độc lập khác không đổi. Một lần nửa cho thấy, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi vấn đề tiền lương là tất yếu trong cuộc sống, khi làm việc và cống hiến cho đơn vị tốt thì tiền lương của CCVC cũng phải đảm bảo được cuộc sống của họ, tương xứng với công sức và như thế mới có thể tái sản xuất sức lao động để tiếp tục cống hiến cho tổ chức về mặt lâu và dài. Do vậy,

tiền lương là yếu tố cũng khá quan trọng quyết định động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, viên chức tại sở tư pháp tỉnh vĩnh long (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)