Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, viên chức tại sở tư pháp tỉnh vĩnh long (Trang 73 - 77)

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được ứng dụng để nhận diện các nhân tố mới là các nhân tố ảnh hưởng động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long. Quá trình phân tích nhân tố được thực hiện qua các bước:

(1) Kiểm định tính thích hợp của phân tích nhân tố: Trong kết quả phân tích nhân tố, giá trị KMO = 0,843 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1 có thể chấp nhận được, hay nói cách khác phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu.

(2) Kiểm định tương quan của các biến quan sát: Giá trị sig. trong kiểm định Bartlett = 0,000 < 0,05 (mức ý nghĩa 5%), dựa vào kết quả này ta có thể bác bỏ giả thiết H0 (các biến quan sát không có tương quan với nhau). Vì vậy có thể kết luận các biến quan sát có tương quan với nhau hay nói cách khác các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một yếu tố chung.

(3) Theo tiêu chuẩn eigenvalues lớn hơn 1 thì có 5 nhân tố mới được tập hợp từ 18 biến quan sát với tổng phương sai trích được là 77,290% > 50%, tức là 5 nhân tố này giải thích được 77,290% biến thiên của dữ liệu.

Bảng 4.2 cho thấy có 5 nhân tố được tập hợp từ 18 biến quan sát, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 được chấp nhận.

Bảng 4.2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Ký hiệu Biến Nhân tố

1 2 3 4 5

TH5 Trách nhiệm đối với công việc rõ

ràng 0,852

TH4 Công việc phù hợp, có điều kiện phát

huy chuyên môn, nghiệp vụ 0, 844

TH6 Bản chất công việc thú vị, có nhiều

thử thách, nhiều ý nghĩa xã hội 0, 672

TH1 Sự chủ động trong công việc 0, 650

XH1 Quan hệ với đồng nghiệp 0,877

XH2 Quan hệ với lãnh đạo 0,869

XH4 Sự hỗ trợ của lãnh đạo và đồng

nghiệp trong công việc 0,588

TT4 Sự động viên khích lệ của lãnh đạo

đối với CCVC 0,823

TH3 Cơ hội được thăng tiến 0,752

TH2 Cơ hội được học tập 0,654

SH3 Lãnh đạo quan tâm đến đời sống vật

chất của CCVC 0,650

TT3 Sự ghi nhận của lãnh đạo và tập thể

đối với năng lực của cá nhân 0,647

SH1 Tiền lương hiện tại 0,934

SH2 Thu nhập từ công việc đem lại 0,900

AT3 Công việc ổn định lâu dài 0,874

AT4 Chế độ chính sách dành cho CCVC

nghỉ ốm, thai sản 0,641

AT1 An toàn tính mạng trong công việc 0,570

KMO 0,843

Kiểm định Bartlett’s Test sig. = 0,000

Tổng phương sai trích 77,290

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015.

Như vậy, với kết quả phân tích nhân tố khám phá như bảng 4.2 trên, có 5 nhân tố mới được hình thành nên phải đặt tên lại cho các nhân tố mới, để thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính đa biến tiếp theo. Các nhân tố mới được đặt tên như sau:

Nhân tố 1 (F1): có 4 biến quan sát tương quan chặt chẽ với nhau gồm: Trách nhiệm đối với công việc rõ ràng; Công việc phù hợp, có điều kiện phát huy chuyên môn, nghiệp vụ; Bản chất công việc thú vị, có nhiều thử thách, nhiều ý nghĩa xã hội và Sự chủ động trong công việc của nhân tố Nhu cầu được thể hiện bản thân, nên được đặt tên là “Nhu cầu được thể hiện bản thân”.

Nhân tố 2 (F2): được hình thành từ các biến quan sát Quan hệ với đồng nghiệp, Quan hệ với lãnh đạo, Quan hệ với khách hàng/công dân và Sự hỗ trợ của

lãnh đạo và đồng nghiệp trong công việc được đặt tên là “Công việc và đồng nghiệp”.

Nhân tố 3 (F3): được hình thành từ 5 biến quan sát Sự động viên khích lệ của lãnh đạo đối với CCVC, Cơ hội được thăng tiến, Cơ hội được học tập, Lãnh đạo quan tâm đến đời sống vật chất của CCVC và Sự ghi nhận của lãnh đạo và tập thể đối với năng lực của cá nhân của nhân tố Quan hệ với đồng nghiệp, nên được đặt tên là “Đồng nghiệp”. Các biến này thể hiện đặc trưng về sự quan tâm của lãnh đạo đối với CCVC, nên đặt tên lại là “Quan tâm của lãnh đạo”.

Nhân tố 4 (F4): được hình thành từ 2 biến quan sát Tiền lương hiện tại và Thu nhập từ công việc đem lại, được đặt tên là “Tiền lương”.

Nhân tố 5 (F5): được hình thành từ các biến quan sát Công việc ổn định lâu dài; Chế độ chính sách dành cho CCVC nghỉ ốm, thai sản và An toàn tính mạng trong công việc được đặt tên là “Phúc lợi”.

Bảng 4.3: Nhóm các nhân tố mới được rút ra

Nhân tố Tên Các biến thành phần

Nhân tố 1 (F1)

Nhu cầu được thể hiện bản

thân

Trách nhiệm đối với công việc rõ ràng

Công việc phù hợp, có điều kiện phát huy chuyên môn, nghiệp vụ

Bản chất công việc thú vị, có nhiều thử thách, nhiều ý nghĩa xã hội

Sự chủ động trong công việc

Nhân tố 2 (F2)

Công việc và đồng nghiệp

Quan hệ với đồng nghiệp Quan hệ với lãnh đạo

Quan hệ với khách hàng/công dân

Sự hỗ trợ của lãnh đạo và đồng nghiệp trong công việc

Nhân tố 3 (F3)

Quan tâm của lãnh đạo

Sự động viên khích lệ của lãnh đạo đối với CCVC Cơ hội được thăng tiến

Cơ hội được học tập

H1 H2 H3 H4 H5

Sự ghi nhận của lãnh đạo và tập thể đối với năng lực của cá nhân

Nhân tố 4

(F4) Tiền lương

Tiền lương hiện tại

Thu nhập từ công việc đem lại Nhân tố 5

(F5) Phúc lợi

Công việc ổn định lâu dài

Chế độ chính sách dành cho CCVC nghỉ ốm, thai sản An toàn tính mạng trong công việc

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015.

Qua kết quả phân tích nhân tố ở Bảng 4.3, cho thấy thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CCVC Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long ban đầu được xác định lại có 5 nhân tố. Do đó, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại. cho phù hợp với các nhân tố mới, mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh như sau:

Hình 4.6: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Các giả thuyết trước kia về mô hình nghiên cứu được đề xuất ban đầu không còn phù hợp, mô hình nghiên cứu cũ được hiệu chỉnh lại sau khi có các nhân tố mới. Do đó, từ mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sẽ hình thành các giả thuyết mới cho mô hình nghiên cứu mới. Các giả thuyết mới cho mô hình nghiên cứu được đặt ra như sau:

Động lực làm việc của

CCVC Nhu cầu được thể

hiện bản thân (F1) Công việc và đồng nghiệp (F2)

Quan tâm của lãnh đạo (F3) Tiền lương (F4)

Phúc lợi (F5) hiện công việc Hành vi thực

- H1: Nhu cầu được thể hiện bản thân có tác động đồng biến đến động lực làm việc.

- H2: Công việc và đồng nghiệp có tác động đồng biến đến động lực làm việc. - H3: Quan tâm của lãnh đạo có tác động đồng biến đến động lực làm việc. - H4 : Tiền lương có tác động đồng biến đến động lực làm việc.

- H5: Phúc lợi có tác động đồng biến đến động lực làm việc.

- H6: Sự ảnh hưởng của động lực làm việc đến hành vi thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, viên chức tại sở tư pháp tỉnh vĩnh long (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)