2.3.4.1 Chỉ tiêu mức sinh lời vốn lưu động
Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Sinh Lộc, chúng ta cần xem xét đến chỉ tiêu quan trọng nhất đó là mức sinh lời vốn lưu động, hay chính là một đồng vốn lưu động bình quân tham gia sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Bảng 2.13: Chỉ tiêu mức sinh lời vốn lưu động của công ty
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch Năm 2014/2013 Năm 2015/2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. LNST 1.215 472 488 -743 -61,15 16 3,39 2. VLĐ bq 18.409 15.678 17.700 -2.731 -14,84 2.022 12,9
(Nguồn: Công ty Cổ Phần Sản Xuất Nhãn Mác và Phụ Liệu Thanh Bình)
Nhìn vào bảng ta thấy trong giai đoạn 2013-2015 mức sinh lời vốn lưu động giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2013 là là 100 đồng vốn lưu động có 6,6 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2014 mức sinh lời VLĐ giảm đến 2,8% tức là 100 đồng VLĐ có 2,8 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do sự tăng lên của doanh thu bán hàng, bên cạnh đó tốc độ tăng chi phí cao hơn kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm.Tốc độ giảm đi của VLĐ bình quân ít hơn tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế. Điều này được đánh giá là không tốt vì nó chứng tỏ công ty chưa quản lý vốn lưu động chặt chẽ. Năm 2015 tỷ suất LN VLĐ đạt 2,8% với mức giảm 0,2% so với năm 2014. Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển một lần toàn bộ vào giá trị sản phẩm.
Qua đây cho thấy tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của công ty chưa cao cần phải đưa ra những biện pháp cụ thể để nâng cao lợi nhuận cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ, tiết kiệm tối đa vốn lưu động của mình.
2.3.4.2 Các chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vồn lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được phản ánh bằng tập hợp các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1. DTT (triệu) 38.428 40.860 43.598
2. VLĐ BQ (triệu) 18.409 15.678 17.700
4. Số ngày luân chuyển của một vòng quay (360/(3))
172 138 146
(Nguồn: Công ty Cổ Phần Sản Xuất Nhãn Mác và Phụ Liệu Thanh Bình)
-Vòng quay vốn lưu động: Số lần luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty. Số lần luẩn chuyển VLĐ càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả.
Năm 2013 đến năm 2014 số vòng vốn lưu động luân chuyển từ 2,09 vòng lên 2,61 vòng chứng tỏ tốc độ luân chuyển trong giai đoạn này tốt, việc sử dụng vốn lưu động tốt, hiệu quả.Năm 2014 số vòng luân chuyển của vốn lưu động tăng cũng do doanh thu của công ty tăng mạnh, sản lượng tiêu thụ được nhiều hơn năm 2013 và vốn lưu động bình
quân năm 2014 giảm 2.731 triệu đồng so với năm 2013.Như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động cua công ty trong giai đoạn này tăng lên.Tuy nhiên đến năm 2015, chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động có biểu hiện giảm xuống còn 2,46 do tốc độ tăng VLĐ bình quân cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần của công ty trong năm 2015. . Công ty cần có biện pháp kịp thời để tăng số vòng quay vốn lưu động đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
-Thời gian luân chuyển vốn lưu động:
Bảng 2.15: Bảng so sánh thời gian luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu Chênh lệch 2014 – 2013 Chênh lệch 2015 – 2014 Thời gian luân
chuyển vốn lưu
Giá trị (ngày) Tỷ lệ % Giá trị (ngày) Tỷ lệ %
-34 -19,77 8 5,78
Thời gian luân chuyển VLĐ là một chỉ tiêu có quan hệ tỷ lệ nghịch với số vòng quay vốn lưu động. Ta thấy thời gian luân chuyển vốn lưu động của công ty nhỏ và đang có xu hướng giảm xuống vào năm 2014, tăng nhẹ vào năm 2015. Điều này chứng tỏ việc sử dụng VLĐ của công ty là hiệu quả.
Năm 2014 ta thấy công ty đã rút ngắn được thời gian luân chuyển vốn lưu động, giảm 34 ngày so với năm 2013. Ta thấy rằng do đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực nghành sản xuất may mặc nên thời gian luân chuyển VLĐ sẽ nhỏ hơn so với một số ngành khác. Năm 2014 công ty đã rút ngắn được số ngày luân chuyển VLĐ xuống còn 138 ngày làm tăng khả năng quay vòng vốn, tránh được tình trạng lãng phí vốn lưu động, khả năng thanh toán được nâng lên. Năm 2015 số ngày luân chuyển của một vòng quay tăng lên 8 vòng so với năm 2014. Tuy nhiên con số này vẫn chấp nhận được, công ty nên có biện pháp phù hợp rút ngắn số ngày luân chuyển VLĐ để đảm bảo được nguồn vốn cung cấp cho kế hoạch kinh doanh tiếp theo
-Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Nó có tính chất tỷ lệ nghịch với vòng quay vốn lưu động. Hệ số càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Giá trị này của 3 năm không thay đổi nhiều và đều dưới 0,5cho thấy công ty bỏ ra một lượng vốn không nhiều nhưng thu về doanh thu khá cao.Công ty
đang cố gắng để giảm chỉ tiêu này hơn nữa vì nếu giảm được chỉ tiêu này thì mới tăng được vòng quay VLĐ, công ty mới có nhiều lợi nhuận.
2.3.4.3 Mức tiết kiệm vốn lưu động của công ty
-Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn:
Bảng 2.16: Mức tiết kiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Mức tiết kiệm tuyệt đối (triệu đồng)
-1.021 -2.731 2.022
Mức tiết kiệm tương đối (triệu đồng)
-2775.36 -3.859 968.84
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Nó có tính chất tỷ lệ nghịch với vòng quay vốn lưu động. Hệ số càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.Ta thấy rằng qua phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty có xu hướng tăng lên. Lượng vốn lưu động cần thiết đang có xu hướng giảm trong khi tốc độ tăng doanh thu năm 2013 và năm 2014 lớn hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân. Do đó trong 2 năm 2013, 2014 doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản vốn lưu động mặc dù chỉ ở mức nhỏ. Năm 2015 tốc độ tăng DTT nhỏ hơn tốc độ tăng của VLĐ bình quân, lượng VLĐ cần cho sản xuất kinh doanh tăng. Do đó không có mức tiết kiệm, ngược lại doanh nghiệp lại phải bỏ ra nhiều vốn hơn để thu về một đồng doanh thu. Đây là dấu hiệu cho thấy việc sử dụng VLĐ chưa đạt hiệu quả cao.
2.3.4.4 Hệ số sức sản xuất của vốn lưu động
Hệ số sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Bảng 2.17: Hệ số sức sản xuất của vốn lưu động
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
DTT (triệu đồng) 38.428 40.860 43.598
VLĐ bình quân
(triệu đồng) 18.409 15.678 17.700
Hệ số sức sản xuất
- Năm 2013 cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra ta thu về được 2,087 đồng doanh thu.
- Năm 2014 hệ số này tăng lên 0,519 đồng so với năm 2013. Hệ số này tăng lên là do tốc độ doanh thu thuần tăng cao hơn tốc độ tăng của VLĐ bình quân phải bỏ ra. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần ít vốn lưu động hơn để tạo ra một đồng doanh thu so với năm 2013.
- Năm 2015 ta thấy hệ số sức sản xuất của VLĐ giảm xuống 0,146 đồng so với năm 2014 do doanh thu thuần tăng chậm hơn tốc độ tăng VLĐ bình quân. Năm 2015 doanh nghiệp cần nhiều VLĐ hơn để tạo ra một đồng doanh thu.
2.3.4.5 Các hệ số khả năng thanh toán
Bảng 2.18:Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tài sản ngắn hạn
(đồng) 18.409 15.679 17.700
Nợ ngắn hạn (đồng) 17.620 9.240 8.565
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (lần)
1,04 1,7 2.07
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần)
1,02 1,95 1,94
• Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty
Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty tăng dần qua các năm cho thấy mức độ an toàn của công ty cao trong khả năng thanh toán ngắn hạn. Đặc biết năm 2015 hệ số này tăng cao 2,07 và là hệ số cao nhất kể từ năm 2013 tới nay.
Trong khi năm 2013 vẫn ở mức an toàn (bằng 1,04> 1) thì đến năm 2013 là 1,7 (cụ thể là với mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của Công ty thì có 1,7 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán). Nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn hiện hành cao hơn giá trị nợ ngắn hạn, chứng tỏ tài sản lưu động của Công ty đủ để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo của các tài sản ngắn hạn hiện có.
Năm 2015 hệ số thanh toán ngắn hạn tăng cao nhất. tài sản ngắn hạn tăng nhanh trong đó khoản mục hàng tồn kho, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, tiền và các khoản
tương đương tiền có mức tăng lớn. Bên cạnh đó nợ ngắn hạn giảm xuống do sự giảm xuống của khoản phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Doanh thu tăng, các khoản phải thu tăng, hàng tồn kho, tiền thu được từ khách hàng tăng lên đồng thời phải trả người bán cũng tăng theo. Hệ số thanh toán ngắn hạn tăng lên cao là do nợ ngắn hạn giảm, công ty tăng vốn chủ sở hữu lên đồng thời tài sản ngắn hạn lại tăng lên. Như vậy khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo hơn do lượng tiền mặt dự trữ nhiều hơn, nợ ngắn hạn cũng giảm dần khi vốn chủ sở hữu cũng tăng lên.
• Hệ số thanh toán nhanh
Cùng chiều giảm thì khả năng thanh toán nhanh tăng với tốc độ tương tự khả năng thanh toán ngắn hạn. Năm 2012 là 1,02; năm 2013 là 1,95 và giảm không đáng kể còn 1,94 vào năm 2014. Có nghĩa là giá trị tài sản lưu động có tính thanh khoản nhanh của Công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói cách khác là tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của Công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Bởi vì khoản mục hàng tồn kho và giá trị tài sản lưu động kém thanh khoản của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị tài sản lưu động. Dựa vào chỉ tiêu này, các nhà đầu tư bên ngoài sẽ đánh giá khi cho vay ngắn hạn và đầu tư vào doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nên duy trì và nâng cao khả năng thanh toán nhanh trong thời gian sắp tới.
2.3.4.6 Kỳ thu tiền bình quân và vòng quay hàng tồn kho
Bảng 2.19: Các tỷ số về khả năng hoạt động
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
DTT (triệu đồng) 38.428 40.860 43.598
Trị giá hàng tồn kho bình quân (triệu đồng)
455,5 575,5 880,5
Khoản phải thu bình quân (triệu đồng) 12.345 14.675 13.774,5 DT bình quân một ngày trong kỳ 106,74 113,5 121,11 Vòng quay khoản phải thu 3,11 2,78 3,17 Số vòng quay hàng tồn kho 84,36 71 49,52
Kỳ thu tiền bình quân ( ngày)
115,65 129,3 113,74
Chỉ tiêu Chênh lệch năm 2014 – 2013 Chênh lệch năm 2015 - 2014 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Số vòng quay hàng tồn kho -13,36 -15,84% -21,48 -30,25% Kỳ thu tiền bình quân 13,65 11,8% -15,56 -12,03%
• Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân cho biết khoảng thời gian để có thể thu được tiền bán hàng của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp thu hồi được tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn, khả năng thanh toán sẽ được đảm bảo.
- Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân năm 2014 lại tăng, tăng lên 13,65 ngày so với năm 2013. Đây là điểm không tốt đối với doanh nghiệp. Kỳ thu tiền đã kéo dài, doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn ngày càng lớn ở các khoản phải thu ảnh hưởng làm chậm khả năng quay vòng vốn cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Năm 2015 kỳ thu tiền bình quân lại giảm so với năm 2014, cụ thể là giảm 15,56 ngày. Nguyên nhân kỳ thu tiền bình quân giảm xuống là do số dư bình quân các khoản phải thu giảm và doanh thu thuần tăng.
• Vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy:
- Năm 2014 số vòng quay hàng tồn kho giảm 13,36 vòng so với năm 2013, tức là giảm 15,84%. Năm 2015 cũng giảm 21,4 vòng tương ứng 30,25% so với năm 2014. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do năm 2014 tốc độ gia tăng hàng tồn kho nhanh hơn tốc độ gia tăng doanh thu của doanh nghiệp. Hàng tồn kho của doanh nghiệp có số lần luân chuyển khá cao nhưng lại đang có xu hướng giảm dần, chứng tỏ việc kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng đi xuống, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, cung ứng đủ cho các hợp đồng, tuy nhiên cần phải xem xét sao cho hợp lý.
2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.4.1 Những mặt tích cực
Công ty cổ phần sản xuất nhãn mác và phụ liệu Thanh Bình là một đơn vị hạch toán độc lập.Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của đất nước, mặc dù có những lúc công ty hoạt động gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo Công ty
cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên.Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quản lý và sử dụng vốn.
Việc đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được cải thiện, nguồn tài trợ cho tài sản lưu động và tài sản cố định đều đảm bảo thường xuyên và liên tục theo đúng nguyên tắc là tài sản cố định được tài trợ bằng các nguồn vốn dài hạn, phần còn lại và phần vốn ngắn hạn được sử dụng vào đầu tư ngắn hạn vào tài sản lưu động.
-Trong công tác tiêu thụ, công ty đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ sản phẩm như: Giảm giá cho khách hàng trả tiền trước, giảm chi phí cho khách hàng mua với khốn lượng lớn.Điều này giúp công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, doanh thu tăng cao.
-Trong công tác sản xuất, công ty đã tiết kiệm được nhiều khoản chi phí ( chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) , hạ giá thành sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất được, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
-Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu VLĐ nên số vòng quay hàng tồn kho tăng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm qua các năm.
-Công ty đã cải tiến trang thiết bị, máy móc, lựa chọn những đối tác cung cấp sản phẩm uy tín.
-Sản lượng sản phẩm được phân phối tăng qua các năm, công ty đã mở rộng được quy mô kinh doanh cũng như nâng cao được uy tín trên thị trường.
2.4.2Những mặt hạn chế
- Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty là chưa tốt thể hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty luôn ở múc thấp, số vòng luân chuyển VLĐ nhỏ, thời gian luân chuyển VLĐ còn lớn. Do đó công ty không có được lượng VLĐ tiết kiệm năm 2013, 2014 do đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ. Nguyên nhân của việc tốc độ luân chuyển chậm là do năm 2015 công ty tăng cường nguồn VLĐ, doanh thu thuần tăng nhưng tốc độ tăng doanh