Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất nhãn mác và phụ liệu dệt may (Trang 64 - 68)

Vốn bằng tiền luôn là nguồn vốn quan trọng với bất kỳ công ty nào, giúp đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cảu công ty cũng như giảm chi phí phải trả cho khoản mục không sinh lời này.Thực hiện phân tích cho thấy, vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Chính vì vậy việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng dối với hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.

- Xác định mức tồn quỹ: Trong cơ cấu vốn bằng tiền thì tiền mặt tồn quỹ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất do đó nhiệm vụ quản trị mức tồn quỹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng và nhất là bộ phận không sinh lời. Công ty cần xác định mức dựu trữ tồn quỹ tối thiểu, tránh tình trạng tiền tồn quỹ như hiện nay.

- Một hạn chế của công ty là chưa có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn. Mặc dù trong các năm qua, công ty có các khoản lãi từ tiền vay ngân hàng cũng như lãi chênh lệch tỷ giá, tuy nhiên lượng tiền mặt lượng tiền mặt tại quỹ của công ty vẫn lớn, gây lãng phí vốn. Công ty có thể tiến hành đầu tư thêm một số khoản đầu tư ngắn hạn để một mặt thưc hiện tốt động cơ của việc giữ tiền, mặt khác giảm được chi phí của việc giữ tiền và tăng lợi nhuận cho công ty như đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn….

3.2.1.2 Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho

- Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về.Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.

- Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường.Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.

3.2.2 Quản lý chặt chẽ doanh thu và chi phí, có biện pháp phòng ngừa rủi ro kinh doanh

• Quản lý chặt chẽ doanh thu và chi phí

Doanh thu và lợi nhuận tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Lợi nhuận có mối quan hệ thuận chiều với mức doanh lợi VLĐ, trong khi doanh thu có mối quan hệ ngược chiều với kỳ thu tiền bình quân, tức là doanh thu tăng nhanh thì sẽ nhanh chóng

thu hồi được vốn trong thanh toán. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cũng đồng nghĩa với việc tăng doanh thu và lợi nhuận, muốn tăng lợi nhuận ngoài việc tăng doanh thu công ty còn phải quản lý chặt chẽ với các loại chi phí đặc biệt với thực trạng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng cao như hiện nay.

Doanh nghiệp nên kết hợp đông thời hai cách quản lý chi phí: một là, cắt giảm mọi chi phí vừa không cần thiết vừa không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ ở mỗi công đoạn sản xuất, hai là tăng khối lượng sản phẩm, dịch vụ làm ra để giảm giá thành trên từng đơn vị sản phẩm.

Để quản lý các loại chi phí có thể có một số biện pháp như:

- Cắt giảm những chi phí không cần thiết, hiện nay chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty còn ở mức cao. Công ty có thể thực hiện khoản chi phí điện thoại, điện báo đối với bộ phận văn phòng để giảm bớt chi phí mua ngoài.

- Sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với các hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững: mạnh tay tiêt kiệm những khoản chi phí hoạt động cơ bản nhưng vẫn dành ra một khoản tiền lớn để đầu tư cho tiếp thị, giao dịch với đối tác và đổi mới quản lý kinh doanh.

• Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sang đối phó với moi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: Nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên….mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục. Cụ thể, các biện pháp mà công ty có thể áp dụng là:

- Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Cuối kỳ, công ty cần kiểm tra, rà soát, đánh giá lại vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch. Xác định lại số vốn lưu động hiện có của công

ty theo giá trị hiện tại. Những nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn đọng lâu ngày không sử dụng được do kém, mất phẩm chất hoặc không còn phù hợp với nhu cầu sản xuất, phải chú trọng giải quyết, phần chênh lệch thiếu hụt phải xử lý kịp thời để bù lại.

- Để bảo toàn VLĐ trong điều kiện lạm phát, khi phân phối lợi nhuận cho các mục đích tích lũy và tiêu dùng của công ty phải dành lại một phần để bù đắp số vốn hao hụt do lạm phát, đảm bảo giá trị hiện tại của nguồn vốn.

3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác quản lý, phân tích tài chính, nâng cao trình độ mọi mặt cho người lao động

Tổ chức tốt công tác tài chính kế toán trong doanh nghiệp là một trong những biện pháp quan trọng để doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng các loại vốn có hiệu quả cao. Để tìm được nguyên nhân phải tổ chức phân tích hoạt động kinh tế theo định kỳ. Thông qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, kế toán tìm ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục tồn tại, phát huy những thành tích đạt được.Mặt khác phải xem xét thường xuyên mức vốn lưu động nhằm tiến tới mức thấp nhất sử dụng vốn lưu động. Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là một quá trình liên tục, nối tiếp nhau do đó doanh nghiệp phải sử dụng đồng thời các biện pháp mới có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy doanh nghiệp cần phải:

-Tổ chức hạch toán khoa học, theo dõi đầy đủ, chính xác, toàn diện thu chi ngân sách trong doanh nghiệp

-Chấp hành tốt các quy định của của pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước

-Tăng nhanh vòng quay của vốn, đặc biệt là vốn lưu động, giảm các chi phí lãi vay ngân hàng

-Tổ chức quản lý chặt chẽ vốn, chống tham ô lãng phí, thất thoát vốn. -Giảm bớt các thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế.

Tóm lại việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một việc rất cần thiết và cấp bách giúp cho doanh nghiệp ngày càng đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn thu nhập của

doanh nghiệp lớn hơn và đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp nào còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và trình độ quản lý của người lãnh đạo doanh nghiệp.

3.2.4 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ

Với tình hình thực tế hiện nay là nền khoa học công nghệ phát triển, việc đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất là không thể thiếu.

Để có sức cạnh tranh trong ngành này thì công ty cần đầu tư thêm về máy móc mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sẽ là yếu tố quan trọng giúp công ty có thể gia tăng thị trường, doanh thu cũng như tìm kiếm lợi nhuận trong lĩnh vực may mặc.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất nhãn mác và phụ liệu dệt may (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w