Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của các bộ phận

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất nhãn mác và phụ liệu dệt may (Trang 32 - 35)

- Chủ tịch hội đồng quản trị (kiêm giám đốc) : Là người tổ chức điều hành chung, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Chủ tịch hội đồng quản trị Phó giám đốc kĩ thuật Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng KCS

- Phó giám đốc kĩ thuật: Trực tiếp quản lý phòng kế toán và phòng kĩ thuật, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động của phòng kĩ thuật và phòng kế hoạch kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất.

- Phòng kĩ thuật: Triển khai thực hiện các hợp đồng, đơn đặt hàng, tham gia với các tổ sản xuất thiết kế, bố trí sắp xếp dây chuyền sản xuất cho phù hợp từng mã hàng.

- Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch về sản xuất dưới sự giám sát và chỉ đạo của phó giám đốc kĩ thuật, điều hành sản xuất theo kế hoạch. Tiếp nhận và cung cấp vật tư phục vụ cho sản xuất.

- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu với chủ tịch hội đồng quản trị về công tác tổ chức lao động, tổ chức bộ máy quản lý sản xuất. Ngoài ra còn thực hiện công việc hành chính, tiếp tân.

- Phòng kế toán: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch hội đồng quản trị, có nhiệm vụ tiến hành công tác hạc toán theo chế độ quy định của nhà nước. Ghi chép phản ánh trung thực mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì kế toán.

- Phòng KCS: Là phòng kiểm định sản phẩm hoàn thành. Sau khi sản phẩm hoàn thành phòng KCS chia người đi kiểm tra sản phẩm có bị lỗi hay không rồi mới đóng thùng giao cho khách hàng.

- Phân xưởng sản xuất: Là nơi diễn ra quá trình sản xuất sản phẩm chịu sự giám sát chỉ đạo của tất cả các phòng ban đặc biệt là phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch và ban giám đốc.

2.1.4.3Hình thức kế toán sử dụng trong công ty cố phần sản xuất nhãn mác và phụ liệu dệt may Thanh Bình

Công ty áp dụng phương pháp hạch toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ” -Hệ thống các loại chứng từ gồm:

o Chứng từ gốc o Chứng từ ghi sổ o Sổ thẻ kế toán chi tiết o Sổ cái,….

Hình 2.2– Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ”

(Nguồn: Công ty Cổ Phần Sản Xuất Nhãn Mác và Phụ Liệu Thanh Bình)

Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Quan hệ đối chiếu : Ghi hàng tháng

-Việc ghi sổ kế toán trên cơ sở “Chứng từ ghi sổ” được tách biệt thành 2 quá trình riêng rẽ:

Sổ quỹ Bảng tổng hợp kế toán

chứng

Số thẻ kế toán chi tiết

Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái Bảng tổng hợp

Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo kế toán Bảng cân đối số phát

+ Ghi theo trình tự thời gian phát sinh các nghiệp vụ kinh tế tài chính trên “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”

+ Ghi theo hệ thống trên sổ cái các tài khoản.

- Công ty thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong quá trình ghi chép kế toán là đồng Việt Nam, các ngoại tệ khác được chuyển đổi theo tỉ giá của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sau đó được ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

- Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái.Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và tổng hợp chi tiết được dùng để làm báo cáo tài chính.

- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất nhãn mác và phụ liệu dệt may (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w